Liệu các vị lãnh đạo Nhà nước quyền lực này....sẽ chủ động từ chức....khi thấy bản thân mình không còn xứng đáng với lòng tin của nhân dân và đối với đất nước....!!!
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Ngày 10-06-2013 Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các vị lãnh đạo Nhà nước và khối chính quyền...bao gồm cả các vị lãnh đạo Nhà nước tối cao như : Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án......với sự tham gia của giới truyền thông báo chí ngay từ phút ban đầu....nghe có vẻ như là một hoạt động mang đầy tính dân chủ....và theo tinh thần Nghị quyết 35 của Quốc Hội...thì những ai có quá nửa tổng số các Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp....thì có thể xin từ chức. Tuy nhiên, người dân Việt Nam bấy lâu nay đã quá quen thuộc với các giọng điệu tuyên truyền, mang tính lừa dối và sự bất nhất giữa hành động và lời nói từ các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam.....Do vậy, sự lạc quan và niềm tin vào sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần này.....có vẻ như chỉ là một điều mong ước.....còn xa vời với thực tại hiện nay tại Việt Nam.
Hơn nữa, với những kết quả và kinh nghiệm từng trãi trong quá khứ cũng như theo kết quả mới đây của Quốc hội liên quan đến Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước.....với kết quả là 100 phần trăm tỉ lệ Đại biểu Quốc hội tán thành theo quyết định của Ủy Ban Sửa đổi Hiến pháp...!!! mặc dù trong thâm tâm nhiều người có những biểu hiện cho thấy....không tán đồng với những quyết định mang tính áp đặt....phi dân chủ từ ủy ban nói trên.....điều này cho thấy.....mọi hoạt động bầu bán liên quan hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các vị trí và quyền lực của các vị lãnh đạo Nhà nước hay Chính quyền....đều chỉ là những hoạt động mang tính dân chủ hình thức.....dân chủ giả tạo....vì trong thực tế mọi kết quả đều đã được sắp xếp, hoàn toàn định sẵn và theo sự chỉ đạo duy nhất từ các vị lãnh đạo đảng và khối chính quyền. Qua đó, liệu còn ai dám nghĩ đến việc bản thân các vị lãnh đạo Nhà nước....sẽ nhận được đa số phiếu "bất tín nhiệm" từ các vị Đại biểu Quốc hội...!!! hoặc tin rằng bản thân họ sẽ tự xin từ chức....khi thấy không còn được người dân tín nhiệm....cũng như không còn xứng đáng với chức vụ, quyền hạn ....và trách nhiệm của mình với người dân và với đất nước.
Chỉ có sự thay đổi thật sự từ quan điểm, thái độ và hành động của các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam.....mới có thể khiến người dân lấy lại được lòng tin của mình với Chính phủ. Và việc chấp nhận một cuộc bầu cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái Chính trị trong nước dưới sự quan sát từ Cộng đồng Quốc tế...thì khi đó, nếu đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại...thì đó chính là câu trả lời xác đáng...cho vị trí lãnh đạo và quyền lực của các vị lãnh đạo Nhà nước và khối chính quyền hiện nay.....đồng thời đến lúc đó.....mọi ý kiến chống đối hay bất đồng chính kiến với Nhà nước sẽ tự động triệt tiêu.....không cần đến việc Nhà nước phải nhọc tâm trấn áp như hiện nay. Nếu làm được điều này....thì cũng đồng nghĩa với việc xác định tính chính danh của đảng cộng sản Việt Nam trong vị trí lãnh đạo duy nhất đối với đất nước....và việc giữ hay bỏ điều 4 Hiến pháp Nhà nước sẽ không còn là điều quan trọng hay cần bàn cãi nữa.
Bản Tin
Các báo Việt Nam đưa tin, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông báo ngày mai 10/6 Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Báo chí sẽ được tham gia ngay từ đầu, có nghĩa là từ lúc các đại biểu bỏ phiếu cho đến lúc công bố kết quả số phiếu theo từng chức danh. Kết quả được công bố theo ba mức độ : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Trong số các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội có : Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên chính phủ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên thường vụ, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Tối cao. Do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng kiểm toán Nhà nước vừa được Quốc hội phê chuẩn nên không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho hai chức danh này.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này được tiến hành theo Nghị quyết 35 của Quốc hội Việt Nam. Những người có quá nửa tổng số các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức. Đây là lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, và việc này sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Dư luận đang rất chờ đợi sự kiện này. Đặc biệt là trong bối cảnh trước đó vào ngày 23/05/2013, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là các phương tiện truyền thông không được tham dự các phiên họp Quốc hội. Cả các phiên thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiếm toán Nhà nước, cũng như phiên họp để nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, báo chí đều không được tham dự. RFI đã có bài phỏng vấn về sự kiện này vào ngày 27/05/2013 (Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ?) .
Quyết định để báo chí tham dự các phiên họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội có thể xem là một nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ hiện nay tại Việt Nam.
Trong số các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội có : Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên chính phủ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên thường vụ, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Tối cao. Do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng kiểm toán Nhà nước vừa được Quốc hội phê chuẩn nên không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho hai chức danh này.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này được tiến hành theo Nghị quyết 35 của Quốc hội Việt Nam. Những người có quá nửa tổng số các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức. Đây là lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, và việc này sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Dư luận đang rất chờ đợi sự kiện này. Đặc biệt là trong bối cảnh trước đó vào ngày 23/05/2013, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là các phương tiện truyền thông không được tham dự các phiên họp Quốc hội. Cả các phiên thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiếm toán Nhà nước, cũng như phiên họp để nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, báo chí đều không được tham dự. RFI đã có bài phỏng vấn về sự kiện này vào ngày 27/05/2013 (Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ?) .
Quyết định để báo chí tham dự các phiên họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội có thể xem là một nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ hiện nay tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét