SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Quan hệ Mỹ - Việt sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nhà nước cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang...tiếp tục là tâm điểm chú ý từ dư luận trong và ngoài nước lẫn Quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh hết sức tế nhị lẫn phức tạp trong mối quan hệ Quốc tế tay ba giữa Việt Nam đối với chính quyền Washington và giữa Việt Nam với Nhà nước cộng sản anh em Trung Quốc. Hai chuyến đi đến hai cường quốc vốn có sức ảnh hưởng sâu rộng với Việt Nam trong cùng một thời điểm cận kề nhau của người đừng đầu Nhà nước cộng sản Việt Nam đã khiến cho nhiều người không tránh khỏi sự tò mò...và hàng loạt các nhận định khác nhau xuất hiện sau đó....đặc biệt là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ gấp gáp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn tùy tùng....chỉ chưa đầy một tháng sau chuyến đi Trung Quốc...với 10 văn kiện thỏa thuận được ký kết giữa hai nguyên thủ quốc gia cộng sản Việt Nam - Trung Quốc....!!!
Một số nhận định từ người dân và từ các chính trị gia.... trong nước lẫn Quốc tế... đều bày tỏ mối nghi ngại về động cơ thật sự của Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang cùng với Bộ chính Trị của ông trong việc dàn xếp một chuyến viếng thăm đầy bất ngờ của ông đến Hoa Kỳ...với thời gian thu xếp chỉ trong vòng 2 tuần....một việc ngoại lệ chưa từng xảy ra đối với các chuyến du hành quốc tế đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam tiền nhiệm trước đây...!!! Một số ý kiến còn cho rằng...Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thất bại hoàn toàn trong chuyến viếng thăm và làm việc với lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình....cũng như sự thua thiệt và nhượng bộ đến mức không thể nào hiểu được qua 10 văn kiện thỏa thuận hợp tác song phương giữa hai nước Việt - Trung...mà không hề có một câu chữ nào đề cập đến việc giải quyết tranh chấp thỏa đáng theo luật biển Quốc tế về chủ quyền hợp pháp không thể chối cãi của Việt Nam...đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã xử dụng vũ lực chiếm đóng một cách trái phép kể từ năm 1974.
Và điều mà giới quan tâm đến chính trị và thời sự tại Việt Nam nghĩ đến là.... việc Chủ tịch Sang khẩn cấp sang Mỹ...là nhằm mưu tìm sự hổ trợ từ quốc gia cường quốc số một trên thế giới...và cũng từng là kẻ cựu thù của Việt Nam trước đây....ngay sau khi ngư dân của Việt Nam bị tàu quân sự của Trung Quốc tấn công và hành hung hết sức dã man....khi các văn kiện thỏa thuận được ký kết giữa hai nước vẫn còn chưa ráo mực....đã khiến cho các nhà lãnh đạo đất nước cộng sản này trở nên lo lắng thật sự trước sự bất nhất và tham vọng đầy dã tâm của nước cộng sản anh em Trung Quốc. Một điều mà giới quan sát nhân quyền tại Việt Nam nhận thấy được đó là phát biểu hết sức lố bịch của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...khi ông đề cập đến thành tích của các cộng đồng người Việt tại Mỹ như là các thành quả đạt được...và mong đợi họ sẽ là cây cầu nối trong mối quan hệ và phát triễn giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Không còn ai xa lạ với tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam bấy lâu nay...và cũng không ai không biết người dân Việt Nam trong nước hiện nay đang quằn quại dưới ách cai trị độc tài tàn bạo của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...thì liệu rằng còn mấy ai tin vào những lời nói tâng bốc sáo rỗng...thiếu trung thực của nhà lãnh đạo cộng sản này. Thành thật mà nói thì việc Tổng thống Obama tiếp kiến Chủ tịch Sang và dành cho Việt Nam những đặc ân như trong bản tuyên bố chung giữa hai nước sau khi kết thúc cuộc viếng thăm và làm việc bao gồm: hợp tác toàn diện giữa hai nước...cùng phát triễn trên mọi lĩnh vực bao gồm: Chính trị đối ngoại, kinh tế thương mại, đầu tư giáo dục, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng...ngay trong thời điểm tình trạng nhân quyền của Việt Nam vô cùng tệ hại...thì thật sự không xứng đáng chút nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu và cảm thông đối với quyết định đầy khó khăn như trên của Tổng thống Hoa Kỳ Obama và chính phủ của ông.... vì nếu đòi hỏi Việt Nam quá nhiều và thay đổi ngay lập tức những việc liên quan đến các vấn đề nhân quyền thì chẳng khác nào hành động giúp đẩy Việt Nam mau chóng ngã vào lòng chính quyền cộng sản Trung Quốc...mà điều này sẽ gây bất lợi cho chính sách của Hoa Kỳ trong việc chuyển trục xoay trọng tâm sang khu vực Châu Á ...mà trong đó Việt Nam giữ vai trò khá quan trọng khi nằm bên cạnh một Trung Quốc đầy tham vọng.
Hơn nữa, một khi Việt Nam thật sự ngã vào lòng Chính quyền cộng sản Trung Quốc thì những khốn khó và khổ đau mà người dân Việt Nam trong nước đang phải gánh chịu hiện nay...sẽ không chỉ là đàn áp...sách nhiễu....hạn chế hoặc cấm đoán...mà sẽ trở nên khủng khiếp gấp trăm gấp ngàn lần hiện nay...nếu bàn tay tàn ác của Trung Quốc thật sự bao trùm lên Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần nên nhắn nhủ với các Nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam rằng; những thỏa thuận đạt được giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam cũng chỉ mới là những cam kết bằng miệng giữa nguyên thủ hai nước....và cho đến khi trở thành trọng tâm thực hiện vẫn còn đòi hỏi nhiều nổ lực và thiện chí thực sự từ các Nhà lãnh đạo đảng và giới cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam cần phải biết rằng....dù trong hoàn cảnh nào...ở bất cứ giai đoạn nào...thì Nhân quyền vẫn luôn là nền tảng cho việc xem xét mọi vấn đề...và rằng, chỉ có sự trung thực và thiện chí sửa đổi từ các Nhà lãnh đạo Nhà nước Việt Nam mới có thể giúp phát triển và củng cố các mối quan hệ thật sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ...do đó mọi người mong rằng...các cam kết liên quan đến nhân quyền giữa Tổng thống Hoa Kỳ Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong cuộc hội kiến vừa qua...sẽ được Việt Nam thực thi một cách đầy đủ và đúng đắn...chứ không chỉ là những lời hứa suông vô tội vạ...như đã từng xảy ra khi Việt Nam đứng trước những cơ hội hội nhập với Quốc tế trong thời gian qua. Người dân Việt Nam...Chính phủ Hoa Kỳ...và Cộng đồng Quốc tế chắc chắn sẽ không bao giờ bỏ qua...nếu tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam vẫn tiếp tục giữ nguyên không thay đổi.
Bản Tin
TIN TỨC / VIỆT NAM
Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
Ông Obama nói cộng đồng này là ‘một trong những nguồn sức mạnh lớn giữa hai nước’ và là ‘chất keo dính bền chặt cho quan hệ của bất kỳ hai quốc gia nào’.
Đáp lại, ông Sang cũng ngỏ lời cảm tạ chính phủ Hoa Kỳ về ‘sự chăm sóc hết sức chu đáo’ đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua.
Trong khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, hàng trăm người gốc Việt hô to các khẩu hiệu phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở trong nước -- một vấn đề ông Sang thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn nhiều điểm khác biệt.
Sau cuộc hội đàm với ông Obama, nhà lãnh đạo Việt Nam đã có bài phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington.
Trong phần hỏi đáp, trả lời câu hỏi từ Nguyễn Trungcủa VOA Việt Ngữ về vai trò của người Mỹ gốc Việt đối với quá trình củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Chủ tịch Sang đáp rằng ‘hết sức quan trọng’.
Ông nói: "[Tôi] tin chắc chắn rằng bà con của chúng tôi, với tư cách là những người Việt Nam cùng chung máu mủ sẽ làm chiếc cầu vững chắc, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về nhiều mặt, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện lần này. [Khi] đưa quan hệ lên một bước phát triển mới, thì người Việt, người Mỹ gốc Việt sẽ có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này".
Nguyên thủ Việt Nam cũng cho rằng nhiều Việt Kiều ‘làm ăn ở Hoa Kỳ hết sức thành đạt, kể cả trong hoạt động chính trị’.
Trong tuyên bố chung, Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã nêu bật tầm quan trọng của việc trao đổi giữa người dân hai nước, sự thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và sự đóng góp quan trọng của họ đối với sự phát triển của quan hệ song phương.
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân – một tổ chức ở hải ngoại bị cấm hoạt động trong nước – nói với VOA Việt Ngữ rằng các Việt kiều ở Mỹ ‘có tiềm năng đóng góp cho tiến trình phát triển đất nước’.
Ông Duy nói: “Cái đó tôi nghĩ ai cũng thấy rồi. Nhưng vấn đề hiện nay là, liệu hoàn cảnh của đất nước nó có cho phép Việt kiều, người Việt sống ở nước ngoài thực sự đóng góp cho sự thay đổi hay không. Tôi nghĩ nếu không có thay đổi về mặt chính trị, thì rất khó cho những người đã quen sống trong môi trường tự do có thể đóng góp một cách bền vững tại Việt Nam".
Nhà hoạt động này nói thêm: "Tất cả những người Việt Nam rất là gắn bó với đất nước, gắn bó với dân tộc Việt Nam. Cái điều chúng ta không chấp nhận là cái bối cảnh độc tài thôi. Cái đó phải thay đổi để chúng tôi thấy thoải mái, làm sao để đóng góp tại Việt Nam”.
Một số nhà quan sát cho rằng việc đưa vấn đề người Mỹ gốc Việt ra bàn thảo giữa hai nguyên thủ cho thấy cộng đồng này ngày càng có tác động tới chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
Người gốc Việt cũng thường vận động các dân biểu đại diện cho các địa hạt họ sinh sống mạnh mẽ lên tiếng về các quan ngại của mình.
Trước chuyến thăm của ông Sang, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thúc giục ông Obama đặt nhân quyền lên cao trong nghị trình thảo luận với giới chức Việt Nam.
Bà Nguyễn Thể Bình, Cựu Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Á châu của Thống đốc tiểu bang Virginia, cho rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt ‘có một tiếng nói rất mạnh mẽ’.
Bà nói: “Các cử tri của người Việt đi bầu, ủng hộ các dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc cho tới tổng thống. Những lá phiếu đó có một sức mạnh. Vì thế cho nên Tổng thống Obama đã nhắc khéo rằng là cái sức mạnh của lá phiếu đó có thể ảnh hưởng tới chính quyền Mỹ và cũng đặt ra áp lực với vừa với Quốc hội vừa với Bộ Ngoại giao Mỹ trong vấn đề nhân quyền, đòi hỏi cho nhân quyền ở Việt Nam”.
Sau Chiến tranh Việt Nam, hàng trăm nghìn cư dân Việt rời bỏ tổ quốc đi tị nạn, và nhiều người trong số đó cuối cùng đã tới Hoa Kỳ.
Khi được hỏi liệu các nhận xét mà giới quan sát cho là nồng ấm của ông Sang có phải là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẵn lòng muốn hòa giải, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học George Mason, cho rằng ‘lời nói cần phải đi đôi với hành động’.
“Nói là một chuyện còn làm thì phải có những hành động cụ thể thì mới có thể mang họ [Việt Kiều] làm cái bắc cầu được. Có nhiều việc cần phải làm lắm, chẳng hạn tôi thấy có chuyện Việt Nam đang xúc tiến về nghĩa trang Biên Hòa ở Bình Dương. Đó là một biểu tượng rất là quan trọng", ông Hùng nói.
"Ngoài ra, giữa cộng đồng hải ngoại với phía Việt Nam vẫn có quan điểm khác nhau. Cùng nói về nhân quyền, cùng nói về dân chủ nhưng hai bên có những quan niệm khác nhau, những định nghĩa khác nhau về cái đó. Hai cái đó chưa sát lại với nhau”.
Hiện có hàng triệu người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, và là cộng đồng người Việt lớn nhất trên thế giới ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian qua, các đại diện ngoại giao của Mỹ cũng thường tiếp xúc với cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ trước khi lên đường sang Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ.
Trong nhiệm kỳ của mình, các nhà ngoại giao của Mỹ cùng thường trở lại Hoa Kỳ, ghé thăm cộng đồng người Mỹ gốc Việt để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ đối với quê nhà.
Hồi đầu tháng Bảy, Tân Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn Rena Bitter đã tới gặp Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch tổ chức có tên gọi ‘Tập hợp vì nền dân chủ’ trước khi tới Sài Gòn công tác.
Trước đó một tháng, Đại sứ Mỹ David Shear đã gặp cộng đồng người Việt tại California với tuyên bố rằng nhân quyền là một trong những mục tiêu hàng đầu trong mối quan hệ với Việt Nam.
Mời quý vị đọc thêm một số tin bài liên quan tới quan hệ Việt - Mỹ:
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang?
Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chuyên gia Mỹ
‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’
‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’
Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ?
Ông Obama nói cộng đồng này là ‘một trong những nguồn sức mạnh lớn giữa hai nước’ và là ‘chất keo dính bền chặt cho quan hệ của bất kỳ hai quốc gia nào’.
Đáp lại, ông Sang cũng ngỏ lời cảm tạ chính phủ Hoa Kỳ về ‘sự chăm sóc hết sức chu đáo’ đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua.
Trong khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, hàng trăm người gốc Việt hô to các khẩu hiệu phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở trong nước -- một vấn đề ông Sang thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn nhiều điểm khác biệt.
Sau cuộc hội đàm với ông Obama, nhà lãnh đạo Việt Nam đã có bài phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington.
Trong phần hỏi đáp, trả lời câu hỏi từ Nguyễn Trungcủa VOA Việt Ngữ về vai trò của người Mỹ gốc Việt đối với quá trình củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Chủ tịch Sang đáp rằng ‘hết sức quan trọng’.
[Tôi] tin chắc chắn rằng bà con của chúng tôi, với tư cách là những người Việt Nam cùng chung máu mủ sẽ làm chiếc cầu vững chắc, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về nhiều mặt, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện lần này.
Nguyên thủ Việt Nam cũng cho rằng nhiều Việt Kiều ‘làm ăn ở Hoa Kỳ hết sức thành đạt, kể cả trong hoạt động chính trị’.
Trong tuyên bố chung, Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã nêu bật tầm quan trọng của việc trao đổi giữa người dân hai nước, sự thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và sự đóng góp quan trọng của họ đối với sự phát triển của quan hệ song phương.
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân – một tổ chức ở hải ngoại bị cấm hoạt động trong nước – nói với VOA Việt Ngữ rằng các Việt kiều ở Mỹ ‘có tiềm năng đóng góp cho tiến trình phát triển đất nước’.
Ông Duy nói: “Cái đó tôi nghĩ ai cũng thấy rồi. Nhưng vấn đề hiện nay là, liệu hoàn cảnh của đất nước nó có cho phép Việt kiều, người Việt sống ở nước ngoài thực sự đóng góp cho sự thay đổi hay không. Tôi nghĩ nếu không có thay đổi về mặt chính trị, thì rất khó cho những người đã quen sống trong môi trường tự do có thể đóng góp một cách bền vững tại Việt Nam".
Tôi nghĩ nếu không có thay đổi về mặt chính trị, thì rất khó cho những người đã quen sống trong môi trường tự do có thể đóng góp một cách bền vững tại Việt Nam.
Một số nhà quan sát cho rằng việc đưa vấn đề người Mỹ gốc Việt ra bàn thảo giữa hai nguyên thủ cho thấy cộng đồng này ngày càng có tác động tới chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
Người gốc Việt cũng thường vận động các dân biểu đại diện cho các địa hạt họ sinh sống mạnh mẽ lên tiếng về các quan ngại của mình.
Trước chuyến thăm của ông Sang, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thúc giục ông Obama đặt nhân quyền lên cao trong nghị trình thảo luận với giới chức Việt Nam.
Bà Nguyễn Thể Bình, Cựu Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Á châu của Thống đốc tiểu bang Virginia, cho rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt ‘có một tiếng nói rất mạnh mẽ’.
Bà nói: “Các cử tri của người Việt đi bầu, ủng hộ các dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc cho tới tổng thống. Những lá phiếu đó có một sức mạnh. Vì thế cho nên Tổng thống Obama đã nhắc khéo rằng là cái sức mạnh của lá phiếu đó có thể ảnh hưởng tới chính quyền Mỹ và cũng đặt ra áp lực với vừa với Quốc hội vừa với Bộ Ngoại giao Mỹ trong vấn đề nhân quyền, đòi hỏi cho nhân quyền ở Việt Nam”.
Sau Chiến tranh Việt Nam, hàng trăm nghìn cư dân Việt rời bỏ tổ quốc đi tị nạn, và nhiều người trong số đó cuối cùng đã tới Hoa Kỳ.
Khi được hỏi liệu các nhận xét mà giới quan sát cho là nồng ấm của ông Sang có phải là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẵn lòng muốn hòa giải, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học George Mason, cho rằng ‘lời nói cần phải đi đôi với hành động’.
Cùng nói về nhân quyền, cùng nói về dân chủ nhưng hai bên có những quan niệm khác nhau, những định nghĩa khác nhau về cái đó. Hai cái đó chưa sát lại với nhau.
"Ngoài ra, giữa cộng đồng hải ngoại với phía Việt Nam vẫn có quan điểm khác nhau. Cùng nói về nhân quyền, cùng nói về dân chủ nhưng hai bên có những quan niệm khác nhau, những định nghĩa khác nhau về cái đó. Hai cái đó chưa sát lại với nhau”.
Hiện có hàng triệu người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, và là cộng đồng người Việt lớn nhất trên thế giới ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian qua, các đại diện ngoại giao của Mỹ cũng thường tiếp xúc với cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ trước khi lên đường sang Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ.
Trong nhiệm kỳ của mình, các nhà ngoại giao của Mỹ cùng thường trở lại Hoa Kỳ, ghé thăm cộng đồng người Mỹ gốc Việt để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ đối với quê nhà.
Hồi đầu tháng Bảy, Tân Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn Rena Bitter đã tới gặp Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch tổ chức có tên gọi ‘Tập hợp vì nền dân chủ’ trước khi tới Sài Gòn công tác.
Trước đó một tháng, Đại sứ Mỹ David Shear đã gặp cộng đồng người Việt tại California với tuyên bố rằng nhân quyền là một trong những mục tiêu hàng đầu trong mối quan hệ với Việt Nam.
Mời quý vị đọc thêm một số tin bài liên quan tới quan hệ Việt - Mỹ:
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang?
Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chuyên gia Mỹ
‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’
‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’
Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ?
>>> Click vào xem trang song ngữ - Click here to view bilingual page
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét