Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

KỸ NIỆM 20 NĂM NGÀY NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ... TRONG LÚC BIỂN ĐÔNG ĐANG DẬY SÓNG VÌ HÀNH VI XÂM LƯỢC NGANG NGƯỢC VÀ TRẮNG TRỢN CỦA CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN TRUNG QUỐC... CŨNG NHƯ QUYỀN CON NGƯỜI ĐANG TIẾP TỤC BỊ CHÀ ĐẠP TẠI VIỆT NAM.










                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Hàng năm cứ vào ngày 11 tháng 5... tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ các chính khách Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhân quyền cho Việt Nam... một ngày vô cùng ý nghĩa và trọng đại đánh dấu ngày ra đời bản Tuyên ngôn của phong trào đấu tranh Bất bạo động cho Nhân quyền tại Việt Nam... và được chính Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton phê chuẩn thành luật cách đây hai thập niên. Kỹ niệm ngày Nhân quyền cho Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình đầy phức tạp tại Biển Đông... qua hành vi gây hấn một cách ngang ngược và trắng trợn, bất chấp luật pháp và Công pháp Quốc tế của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc... cũng như quyền con người đang ngày một xấu đi trong mắt người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế... 



Ngày Nhân quyền trọng đại này nhắc nhở mọi người dân Việt Nam chúng ta... và tất cả bè bạn Quốc tế của chúng ta trên thế giới về tình trạng nhân quyền luôn tồi tệ của Việt Nam... cũng như những hệ lụy và khổ đau mà người dân Việt Nam của chúng ta đã và đang ngày ngày phải hứng chịu dưới sự cai trị, đàn áp, và áp bức khốc liệt dã man của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... mà việc bắt giữ và giam cầm trái phép đối với hai bloggers Bất đồng chính kiến mới đây là anh Nguyễn Hữu Vinh (Blog Anh Ba Sàm) và chị Nguyễn Thị Minh Thúy tại Hà Nội... tiếp tục chứng minh rằng, giới lãnh đạo cộng sản Ba Đình, Hà Nội vẫn không hề khoan nhượng và không hề thay đổi hay có thiện chí tích cực trong lĩnh vực cải thiện Nhân quyền... mặc dù quốc gia cộng sản này đã từng tham gia và ký kết nhiều Công ước Quốc tế lẫn các văn bản Quốc tế liên quan đến quyền con người... nhất là đối với vị trí, vai trò và trách nhiệm của một thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ... mà Việt Nam đang đảm nhận hiện nay...?



Cuối cùng, ngoài việc nhắc nhở mọi người chúng ta trên mọi phương diện và các lĩnh vực liên quan đến nhân quyền. Kỹ niệm ngày Nhân quyền cho Việt Nam năm nay còn là dịp để chúng ta tri ân các đóng góp lớn lao của các Nhà đấu tranh Dân chủ Việt Nam... trong công cuộc đấu tranh đòi Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho người dân Việt Nam... cho Quê hương Đất nước Việt Nam ... đồng thời chia sẻ với họ những khổ đau, sách nhiễu và tù đày mà họ đã trải qua và hiện đang gánh chịu chỉ vì dám lên tiếng bày tỏ quan điểm chính kiến khác biệt... cũng như bày tỏ lòng yêu nước của mình đối với Tổ quốc... trước hành vi xâm lược đầy ngang ngược và trắng trợn của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Bên cạnh đó, Ngày Nhân quyền cho Việt Nam còn giúp mọi người chúng ta hiểu rõ và hiểu đúng về các giá trị nhân bản của quyền con người... cũng như các quyền Tự do căn bản con người mà bất kỳ ai khi sinh ra trên cõi đời này... đều mặc nhiên được thừa hưởng. Các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng nên thừa nhận những vấn đề nói trên và nghiêm túc tôn trọng những gì đã cam kết với Quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền... có như thế mới mong quy tụ được lòng dân về một mối và nhận được sự quan tâm nhiều hơn, mạnh mẽ hơn từ Cộng đồng Quốc tế... đặc biệt là đối với chính phủ Hoa Kỳ, một cường quốc hùng mạnh và có tiềm năng về mọi mặt bao gồm kinh tế, chính trị và quân sự lẫn uy tín trên trường Quốc tế... có đủ khả năng hậu thuẫn Việt Nam ... cũng như giúp Việt Nam ngăn chặn tham vọng bành trướng và thái độ hung hăng cùng cách hành xử đầy ngang ngược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc ... vấn đề vốn luôn tồn tại... gặp nhiều cản trở... và bị bỏ qua vì thành tích nhân quyền ngày một tệ hại hơn của Việt Nam.






Bản Tin


Thứ bảy, 10/05/2014

Tin tức / Việt Nam

Kỷ niệm 20 năm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam










CỠ CHỮ 
Lễ Kỷ niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam diễn ra hôm thứ Sáu 9 tháng 5 tại tòa nhà Russell của Thượng Viện Hoa Kỳ, đánh dấu ngày bản Tuyên ngôn của Phong trào tranh đấu bất bạo động cho nhân quyền tại Việt Nam được công bố cách đây hai thập niên. Tác giả của Tuyên ngôn là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao trào Nhân Bản, một nhà tranh đấu cho dân chủ hiện cư ngụ tại Việt Nam. Buổi lễ năm nay cũng đánh dấu 20 năm từ khi ban hành nghị quyết SJ 168 của Quốc hội Hoa Kỳ và công luật số 103258 của cựu Tổng Thống Bill Clinton, chỉ định ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam, được tổ chức tại Quốc hội Hoa Kỳ. Hoài Hương có mặt tại buổi lễ và tường trình:

Thay mặt cho ban tổ chức, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, ông Đoàn Hữu Định chào mừng quan khách đến dự Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 20.

Như mọi năm, buổi lễ có sự hiện diện của một số dân biểu, thượng nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ, một số giới chức của Bộ Ngoại giao, đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hội đoàn, đoàn thể người Việt đến từ nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ, một số người Việt đến từ Pháp và Canada, cùng với một số hội đoàn bạn, chẳng hạn như cộng đồng người Tây Tạng. Đặc biệt năm nay, có sự hiện diện của một phái đoàn đến từ Canada do ông Ngô Thanh Hải, Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên tại nước này, dẫn đầu.

Diễn giả lên phát biểu đầu tiên sau phần nghi lễ là cựu Dân biểu Leslie Byrne, tác giả của nghị quyết HR 333 chỉ định ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Bà Leslie Byrne nói mặc dù cuộc tranh đấu cho nhân quyền là một cuộc tranh đấu trường kỳ và đầy gian nan, nhưng nhân quyền rốt cuộc sẽ thắng thế:

“Nhân quyền sẽ thắng thế bởi theo lẽ tự nhiên, con người phải được tự do để thờ phượng, du hành, có tự do tư tưởng và quyền được tự quyết. Đó là các quyền làm người căn bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh ngày nào còn cần thiết, và tôi sẽ sát cánh cùng quý vị, chừng nào mà tôi còn có mặt ở nơi này.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt ngữ ngay sau đó, cựu Dân biểu Leslie Byrne giải thích rõ hơn lập trường của bà:

“Tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền tự do được đi lại tới bất cứ nơi nào mình muốn, quyền tự do tư tưởng, quyền được gia nhập công đoàn, tham gia một đảng chính trị, tất cả những thứ quyền đó là các quyền của cá nhân, và không một chính quyền nào nên dựng lên một rào cản để ngăn chận các cá nhân đó được tự do biểu đạt ý tưởng.”

Một diễn giả khác cũng gây sự chú ý nơi cử tọa là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động, ông Scott Busby, đại diện cho ngành hành pháp tại Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 2014.

Trong bài phát biểu của mình, ông Busby nói kỷ niệm năm thứ 20 Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam diễn ra vào một thời điểm cực kỳ quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt. Ông nói:

“Quan hệ song phương đang phát triển, và như Tổng Thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đều nêu rõ, nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ ấy. Thực vậy, vào ngày thứ Hai tới đây, chúng tôi sẽ đón tiếp một phái đoàn quan chức cấp cao từ Việt Nam tới Washington để dự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên. Trong sự kiện kéo dài hai ngày này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu Việt Nam phải đạt tiến bộ về một số mặt. Các mặt ấy gồm: tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và quyền tự do bày tỏ ý kiến cần được tôn trọng nhiều hơn.”


Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott BusbyPhó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby
​Trong phần phát biểu, ông Busby nêu tên của nhiều blogger, nhà báo, đang bị giam cầm ở Việt Nam, và nhắc đến Điếu Cày, Anh Ba Sàm và cô Minh Thúy, hai blogger mới nhất bị bắt giữ.

Trả lời VOA Việt ngữ sau đó, ông Busby nêu lên những điểm chính mà ông sẽ nêu ra với các quan chức Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền được tổ chức vào đầu tuần tới:

“Chúng tôi nhấn mạnh với chính quyền Việt Nam rằng họ phải tôn trọng nhân quyền nếu Việt Nam muốn trở thành một đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong thương ước TPP hay các phương án khác. Thành thử chúng ta sẽ tiếp tục chú ý tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và cố gắng thuyết phục Hà Nội rằng họ phải đạt tiến bộ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Đó là những quyền tự do mà chúng ta - ở Hoa Kỳ - được hưởng, trong khi tại Việt Nam vẫn còn nhu cầu phải đạt tiến bố về các quyền ấy.”

Mặt khác, ông Busby thừa nhận là Việt Nam đã có một số động thái tích cực trong mấy tháng gần đây:

“Tôi muốn ghi nhận tại đây một số điều mà Việt Nam đã làm trong mấy tháng gần đây. Trong năm qua kể từ khi quý vị tụ tập tại đây để mừng Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến một số vụ phóng thích những người tù nổi tiếng, trong số đó có Tiến sĩ Vũ [Cù Huy Hà Vũ] hiện nay đang có mặt ở Washington DC, và các ông Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung… Tất cả những vị này đã được trả tự do trong mấy tháng qua. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký Công ước chống Tra Tấn, bây giờ đã tới lúc phải thông qua công ước đó, và quan trọng hơn nữa, phải thi hành nó.”

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động cho hay là từ khi nhậm chức, ông đã hai lần đi thăm Việt Nam. Ông cho biết là trong hai chuyến đi hồi năm ngoái, ông đã có dịp gặp một số tù chính trị, các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam, những nhà tranh đấu cho dân chủ, và thân nhân của những người này Ông nói những người ông đã được gặp đã để lại ấn tượng tốt đẹp nơi ông vì lòng can đảm và sự kiên trì của họ trong những tình huống khó khăn. Ông Busby nói những người can đảm nhất là những người cổ vũ cho thay đổi.

Ông Busby lên án việc Việt Nam ngăn cản, không cho một số blogger và nhà báo độc lập xuất cảnh, ông nêu tên nhà báo Phạm Chí Dũng là một trong những người bị cấm không cho ra nước ngoài.

**
Ngày 11 tháng 5 được chọn làm Nhân Quyền cho Việt Nam để vinh danh Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến đã nhiều lần bị tống giam vì những hoạt động ôn hòa đấu tranh cho dân chủ. Được phóng thích khỏi nhà tù và bị theo dõi sát, ông vẫn lên tiếng đòi nhà nước tôn trọng nhân quyền, ủng hộ đa nguyên đa đảng, và bầu cử tự do.
[D]ân chủ hóa là giải pháp duy nhất để giải quyết những khó khăn xã hội hiện nay ... và chỉ có dân chủ hóa, một chính quyền mới ra đời mới có tính hợp pháp và được lòng dân để đấu tranh hữu hiệu trên hồ sơ Biển Đông với các thế lực quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.


Nói chuyện với VOA Việt ngữ ngay trước khi buổi lễ diễn ra tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bày tỏ nuối tiếc rằng vì hoàn cảnh, ông không thể có mặt để tham gia sự kiện đặc biệt năm nay.
Buổi lễ diễn ra giữa lúc tranh chấp trở nên gay gắt hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, sau vụ đâm tàu mà cả hai bên đều quy lỗi cho nhau, làm tình hình Biển Đông đã căng thẳng, nay càng trở nên sôi sục.

Bắc Kinh di chuyển giàn khoan HD 981 vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc thềm lục địa của mình vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 220 km.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận định: 

“Chưa bao giờ lòng dân lại đoàn kết như ngày hôm nay, muốn thay đổi, muốn từ bỏ cái đường lối sai lầm Mác Lênin để cùng nhau lên tiếng thúc đẩy cả dân tộc đi vào cái đường lối mới tự do dân chủ.”

Nhưng trong tình thế căng thẳng Biển Đông đang lên cao vì mối đe dọa từ Trung Quốc, liệu có nên gạt sang một bên những mối bất đồng, để đoàn kết và dốc toàn lực vào nỗ lực bảo vệ biển đảo?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế:

“Tôi phải nói rất rành mạch, kiên quyết rằng dân chủ hóa là giải pháp duy nhất để giải quyết những khó khăn xã hội hiện nay trong nước, từ kinh tế, văn hóa giáo dục, cho đến chính trị, để quy lòng dân về một mối, và chỉ có dân chủ hóa, một chính quyền mới ra đời mới có tính hợp pháp và được lòng dân để đấu tranh hữu hiệu trên hồ sơ Biển Đông với các thế lực quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.”

Ngày Nhân quyền 2014 được sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ Mark Warner, bang Virginia, và của một số dân biểu, Thượng nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Ban tổ chức gồm có Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Vir ginia, Mạng Lưới Nhân quyền, và Hệ thống truyền hình SBTN.

Hoài Hương-VOA





Nguồn :   VOA TIẾNG VIỆT









Bản Tin

Thứ bảy, 10/05/2014

Tin tức / Việt Nam

Mỹ lên án TQ khiêu khích trong vụ đụng độ với VN ở Biển Đông

CỠ CHỮ 
Hoa Kỳ lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và vụ đụng độ với  tàu Việt Nam là ‘khiêu khích’ và ‘đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực’.
Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam phải hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng, nhưng Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền trước nhất, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.


Tại cuộc họp báo ngày 8/5, Phó phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Mỹ, Marie Harf, nhấn mạnh quyết định của Bắc Kinh cho công ty quốc doanh CNOOC đặt giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của nhiều tàu nhà nước tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền là ‘khiêu khích’.

Bà Harf nói ‘cách hành xử chung của Trung Quốc nhằm thăng tiến các tuyên bố chủ quyền trong khu vực vượt ra ngoài luật lệ quốc tế ‘làm leo thang căng thẳng,’ ‘có thể dẫn tới những sự tính toán sai lầm.’

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên tự chế, cùng nhau tìm giải pháp ôn hòa, tránh các hoạt động gây hấn để bảo vệ tự do hàng hải và an ninh trong vùng.
Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie HarfPhó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf


Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có thể làm gì giúp giải quyết cuộc tranh chấp, Phó phát ngôn nhân Marie Harf nói giải pháp cho tranh chấp phụ thuộc vào các nước liên hệ, nhưng bà cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại với Trung Quốc và các bên, nhất là tại các diễn đàn khu vực ASEAN.

Vẫn theo lời bà Harf, Mỹ đang tích cực thúc đẩy các bên tiến tới một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông và các nước Đông Nam Á tỏ ra rất quan tâm về việc này.

Việt Nam và Trung Quốc đả kích lẫn nhau về vụ đối đầu giữa tàu bè hai bên gần giàn khoan Hải Dương trong tuần.

Cả đôi bên đều nói không đưa tàu quân sự tới địa điểm xảy ra tranh chấp đồng thời tố cáo đối phương đưa tàu có võ trang tới khu vực.

Trung Quốc nói tàu Việt Nam tấn công trước khiến họ áp dụng các biện pháp tự vệ và yêu cầu Việt Nam ngưng các hành vi ‘gây rối.’

Ngược lại, giới chức Việt Nam trưng hình ảnh video tố cáo tàu Trung Quốc đâm rách tàu Việt, gây thương tích cho nhân viên kiểm ngư Việt Nam.

Khi được hỏi về bình luận của Hoa Kỳ sau khi xem các đoạn video, phát  ngôn nhân Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc là bên có hành động khiêu khích.
Bấm vào để nghe bài tường trình
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/5 lên tiếng tố cáo Mỹ ‘kích động’ căng thẳng Biển Đông bằng cách cổ xúy các nước có hành xử ‘nguy hiểm’ sau vụ leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh với Việt Nam và Philippines.

Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói khu vực đặt giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc thuộc chủ quyền Trung Quốc, không một nước nào có quyền can thiệp.

Bà Hoa nhấn mạnh phải chỉ rõ ra rằng loạt các bình luận ‘sai trái và vô trách nhiệm’ gần đây của Hoa Kỳ bỏ qua các dữ kiện lịch sử của các vùng biển này đã khuyến khích cho các nước có hành xử ‘nguy hiểm và khiêu khích.’

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ hành động trên tinh thần duy trì hòa bình-an ninh khu vực, hành động và phát ngôn ‘cẩn trọng’ trong vấn đề liên hệ, ngưng đưa ra các bình luận ‘thiếu trách nhiệm’, và nỗ lực hơn nữa giúp giữ hòa bình-ổn định cho khu vực.
Tra Mi phỏng vấn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (Photo by Khai Nguyen)Tra Mi phỏng vấn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (Photo by Khai Nguyen)


Hà Nội yêu cầu công ty CNOOC phải đưa giàn khoan Hải Dương ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.

Báo chí nhà nước nói Việt Nam sẽ đánh trả nếu tàu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam giữa những quan ngại về sự bất tương quan lực lượng và những ràng buộc, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trong mọi lĩnh vực kể cả chính trị.

Một nhà lập pháp Mỹ từng nhiều lần lên tiếng về vấn đề Biển Đông nói Việt Nam cần sự giúp đỡ từ một người bạn như  Hoa Kỳ khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng trước tiên Hà Nội phải đáp ứng các yêu cầu cải thiện nhân quyền từ phía Mỹ:

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Chris Smith, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam phải hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng, nhưng Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền trước nhất, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.”

Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với lời kêu gọi “đồng hành quân sựvới Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại” để Việt Nam có thể đối phó với các bước đe dọa xâm lăng từ Trung Quốc, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ ‘trị bệnh’, nói với VOA Việt ngữ:

“Vấn đề Trung Quốc với hành vi mới đây đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì nguy cơ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam là quá rõ ràng. Việt Nam chỉ có thể chống lại đe dọa xâm lược từ Trung Quốc trong trường hợp có được sự ủng hộ của Mỹ, nước duy nhất có đầy đủ tiềm lực quân sự, kinh tế, và uy tín chính trị trên thế giới có thể giúp Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam, phía Mỹ hoàn toàn có thể nói rằng nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền, Mỹ sẽ không hỗ trợ quân sự cần thiết cho Việt Nam.”

Trước bước tiến mới nhất của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông lần này, Hà Nội chưa tỏ dấu hiệu tìm tới sự can thiệp từ quốc tế như vụ Philippines kiện bản đồ ‘đường lưỡi bò’ của Bắc Kinh ra trước tòa án trọng tài Liên hiệp quốc.

















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét