Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

PHÚC TRÌNH CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ HUMAN RIGHTS WATCH (HRW) ... VỀ NẠN BẠO LỰC VÀ BẠO HÀNH CỦA NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM.










               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Việc công bố bản phúc trình về tình hình bạo lực trong ngành công an Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch (HRW) trụ sở chính tại New York ngày hôm nay... là một hành động thích hợp, đúng đắn và phù hợp với tình trạng bạo lực bạo hành đến đau lòng trong ngành công an Việt Nam cả nước nói chung ngày hôm nay. Con số người dân vô tội bị công an Việt Nam các loại hành hung, đánh đập và tra tấn đến chết ngay trong đồn công an hoặc tử vong ngay sau khi được thả ra trở về nhà đã vượt lên con số đáng báo động và đầy quan ngại. 



Lý do và nguyên nhân tại sao ngành công an tại Việt Nam lại luôn chủ trương hành xử bạo lực bất chấp pháp luật... cũng như bất chấp cả lương tâm đạo đức con người...? Mọi người dân Việt Nam chúng ta ai cũng biết chế độ cộng sản cai trị đất nước Việt Nam hiện nay là một chế độ độc tài toàn trị... chính vì lẽ đó, mọi quyền hành, quyền lực đều tập trung vào một vị trí lãnh đạo đất nước duy nhất đó là Đảng cộng sản Việt Nam. Tình trạng tham nhũng lan tràn trong bộ máy công quyền và từ giới lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước lẫn lãnh đạo chính quyền các cấp hiện nay tại Việt Nam... cộng thêm cách hành xử yếu kém, nhu nhược và đầy khó hiểu của giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay trước hành vi gây hấn xâm lược thô bạo và ngang ngược trắng trợn của Nhà cầm quyền cộng sản Truung quốc trong thời gian qua đã khiến người dân phẩn nộ và gần như mất hết niềm tin hoàn toàn vào giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền... điều này đã khiến cho các giới chức lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước hiện nay lo lắng và quan ngại dẫn đến làn sóng trù dập, sách nhiễu, hành hung và bắt giữ cũng như giam cầm người dân một cách trái pháp luật. 



Hàng loạt các văn bản văn kiện và Nghị quyết trái pháp luật được ban hành... cùng với hàng loạt các điều khoảng phi lý và mơ hồ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đã được mang ra áp dụng... và các lực lượng được xem là lá chắn duy nhất và hữu hiệu cho chế độ bao gồm: Quân đội, Công an, Dân phòng và cả thành phần côn đồ xã hội đen... những người vốn luôn được xem là thành phần bất hảo trong xã hội cũng được trưng dụng và xử dụng như một loại vũ khí chống lại người dân yêu nước... chống lại những ai không cùng quan điểm với Chính phủ Nhà nước... không cùng tư tưởng với giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay... và nhất là những người được xem là mối đe dọa trực tiếp lẫn gián tiếp đến quyền lực, quyền lợi và lợi ích cá nhân của giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay cũng đều không loại trừ... Do đó, quyền sinh sát và miễn trừ trách nhiệm được trao cho các thành phần lá chắn cho chế độ nói trên tùy nghi xử dụng và thực thi. Điều này là động cơ duy nhất khiến lực lượng công an các loại, lực lượng dân phòng và cả thành phần côn đồ bất hảo hợp tác với nhau trấn áp người dân và xem thường pháp luật như đã từng thể hiện hiện nay và trong quá khứ. Việc lên án, chỉ trích và phê phán của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) nói riêng... và từ Cộng đồng Quốc tế nói chung là những việc làm thiết thực. Tuy nhiên, chỉ phê phán và khuyến nghị thôi thì chưa đủ... mà điều cần thiết nhất để chấm dứt tình trạng bạo lực phi pháp nói trên của chế độ độc tài cộng sản cầm quyền hiện nay là phải có các biện pháp chế tài cụ thể đủ lực có thể tạo áp lực mạnh mẽ lên các giới chức lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản này. Bên cạnh đó, việc người dân cùng nhau ý thức... cùng siết chặt tay nhau.... cùng nhau lên tiếng... và cùng nhau hành động như đã từng thể hiện trong cuộc tập trung xuống đường mạnh mẽ của hàng chục ngàn công nhân và người dân tại Việt Nam phản đối hành vi xâm lược của Trung quốc trong thời gian qua... sẽ là động lực chính giúp mọi người dân Việt Nam chúng ta tránh được những cái chết thương tâm không đáng có... và đòi lại quyền làm người hợp pháp và chính đáng của mọi người chúng ta.... vốn đã bị chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam tước đoạt một cách thô bạo và phi pháp kể từ khi cộng sản lên nắm chính quyền cả hai miến Nam - Bắc... trong suốt nhiều thập niên qua.





Bản Tin





HRW phê phán công an VN 'bạo hành'

Cập nhật: 10:33 GMT - thứ ba, 16 tháng 9, 2014

HRW nhận định tình trạng công an bạo hành đang 'tràn lan' ở Việt Nam
Nạn công an bạo hành ở Việt Nam có một phần căn nguyên là do lực lượng này từ lâu đã xác định mình là ‘công cụ chính trị để bảo vệ chế độ chống lại các thế lực thù địch’, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), đặt ở Mỹ, nhận định trong bản phúc trình vừa công bố hôm thứ Ba ngày16/9.
Đây là lần đầu tiên HRW ra phúc trình về tình hình bạo lực của công an Việt Nam đối với những người bị giam giữ dưới tiêu đề ‘Công (bất) an: Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam’.
Bản phúc trình thuật lại trường hợp 14 nạn nhân mất mạng và bốn người chết không rõ nguyên do, sáu người được cho là ‘tự tử’ và bốn người nữa chết ‘vì bệnh’. Tất cả đều xảy ra trong trại tạm giam hay đồn công an.

Nguyên nhân bạo hành

Theo phân tích của HRW, yêu cầu bảo vệ chế độ khiến công an Việt Nam đặt nặng yếu tố ‘trung thành với chế độ’ trong việc tuyển dụng và đào tạo lực lượng. Điều này khiến công an Việt Nam ‘không được chuyên nghiệp hóa một cách thật sự’.
Một nguyên nhân quan trọng nữa, theo HRW, là việc lực lượng công an cấp xã, phường ‘thiếu được đào tạo’ về luật pháp và nghiệp vụ.
“Có trường hợp có những người dân được trao sắc phục và vũ khí để làm công tác trật tự trị an ở địa phương,” ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, bình luận trước báo giới trong buổi công bố bản phúc trình ở Bangkok.

Ông Trịnh Xuân Tùng đã tử vong sau khi bị đánh trong một đồn công an ở Hà Nội
Hơn nữa, nền pháp lý Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh và không đề cao nguyên tắc ‘suy đoán vô tội’ đối với các bị can khiến công an bắt người ‘dựa trên nghi vấn mơ hồ’ rồi dùng biện pháp ‘đánh đập để buộc nhận tội’.
Và khi đối tượng bị bắt giam ở đồn công an thì luật sư bào chữa hay người trợ giúp pháp lý ‘hầu như không đóng vai trò gì trong quá trình tạm giữ và lấy lời khai’, theo báo cáo của HRW.
Tổ chức này cũng chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam ‘không có ý chí nghiêm túc và có hệ thống để trừng phạt những công an viên bạo hành’.
Theo HRW thì công an phạm tội chỉ bị ‘kỷ luật nội bộ nhẹ’, ‘hiếm khi bị hạ bậc hay buộc ra khỏi ngành’. Bị truy tố hay kết án ‘lại càng hiếm hơn nữa’ và nếu có bị xử thì ‘chỉ nhận mức án nhẹ hay án treo’.
Một nguyên nhân khác của tình trạng công an Việt Nam bạo hành là ‘thiếu hệ thống giám sát, kiểm tra chéo... khả dĩ hạn chế sự lạm quyền của công an’, phúc trình của HRW viết.
Ngoài ra, việc báo chí bị chính quyền kiểm soát và kiểm duyệt đã khiến họ đưa tin về các vụ bạo hành của công an ‘chưa đầy đủ, thiếu chiều sâu và không đi đến truy cứu trách nhiệm’.

Công an Việt Nam được xem là lực lượng bảo vệ chế độ
Ông Robertson cho rằng có một số vụ lúc đầu báo chí Việt Nam nói nhiều nhưng ‘sau đó chìm nghỉm’ mà ông cho rằng có thể có sự đe dọa của công an.
“Ở Malaysia có khoảng 12 trường hợp (cảnh sát bạo hành) mỗi năm và tất cả những vụ việc đều được báo chí nói nhiều,” ông so sánh và cho biết đó là lý do số vụ cảnh sát bạo hành ở Malaysia được nắm rõ.

‘Khủng hoảng nhân quyền’

“Chúng tôi đã nhận thấy có một cuộc khủng hoảng nhân quyền trong công tác thường ngày của lực lượng công an Việt Nam,” ông Robertson nói tại buổi họp báo, “Chúng tôi tin rằng những gì chúng tôi đưa ra hôm nay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.”
Theo vị phó giám đốc châu Á của HRW thì tổ chức này đã ghi nhận các trường hợp công an bạo hành ở 44 trong số 58 tỉnh thành của Việt Nam nhưng họ không thể thống kê chính xác con số các vụ việc.
Ông Robertson cho biết nạn nhân là ‘những nông dân, doanh nhân, tiểu thương, sinh viên và những thành phần khác bị công an bắt... và cuối cùng đã chết hay bị thương do bị đánh đập’ và họ thường chỉ phạm những tội thông thường như ‘cãi lộn với hàng xóm, chạy xe quá nhanh hay ăn cắp vặt’.

Công an đánh người thường bị mức án nhẹ
“(Công an) đánh đập bằng tay, chân, dùi cui, giày hay đôi khi là bất cứ thứ gì họ có được chẳng hạn như roi hay cán chổi,” ông nói.
HRW cho biết bản phúc trình này dựa trên những thông tin họ thu thập được từ báo chí chính thống của Việt Nam, từ thông tin của những nhà báo tự do, những blogger độc lập và từ các hãng thông tấn truyền thông nước ngoài.
Tuy nhiên, HRW đã quyết định không phỏng vấn thêm các nạn nhân và nhân chứng do ‘lo sợ họ sẽ bị công an trả thù’.
Ông Robertson cho biết HRW đã viết thư cho Bộ Công an và các cơ quan liên quan của Việt Nam để nhờ xác nhận và trả lời một số vấn đề nhưng ‘họ đã không trả lời’.
HRW kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ‘không khoan dung với tình trạng bạo hành của công an’, ‘đào tạo đầy đủ cho công an ở mọi cấp’, ‘lắp camera giám sát ở các phòng giam và phòng xét hỏi’, ‘tạo điều kiện cho các bị can tiếp xúc luật sư’ và ‘đảm bảo quyền tự do đưa tin của các nhà báo’.
Ngoài ra, HRW còn khuyến nghị Việt Nam nên có một cơ quan độc lập để xem xét và điều tra các khiếu nại về việc bạo hành của công an.
“Các tổ chức Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ quốc tế giúp Việt Nam xây dựng nền pháp trị không nên cho phép những hành động như thế này tiếp diễn,” thông cáo báo chí của HRW viết.
Việt Nam chưa phản ứng về báo cáo của HRW. Nhưng những phúc trình trước đây của HRW đều bị chính phủ Việt Nam bác bỏ và phê phán.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét