Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ... CÙNG VỚI DẤU HIỆU SẮP ĐẶT VÀ LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN TỪ PHÍA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG VỤ ÁN BÙI HẰNG... VÀ SỰ LÊN TIẾNG CỦA THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM NGÀY HÔM NAY.











                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Sai phạm nghiêm trọng hàng loạt từ phía các cơ quan điều tra và các cơ quan Tố tụng của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam... bao gồm Công an, Tòa án, Viện kiểm sát...v..v.. trong vụ án "2 xe dàn hàng 3 gây rối"... theo cáo buộc của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với 3 công dân Việt Nam yêu nước chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và chị Nguyện Thị Thúy Quỳnh là đã quá rõ ràng và hiển nhiên. Một phiên Tòa đầy bất công và quen thuộc mang tính "Công khai" của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam bấy lâu nay... và ngày hôm nay đã tiếp tục làm dày lên hồ sơ vi phạm quyền con người từ những con người cộng sản đáng phỉ nhổ này... cũng như làm dấy lên làn sóng căm phẫn cao độ vốn luôn âm ỉ trong lòng người dân Việt Nam.... lẫn dư luận trong và ngoài nước... trong nhiều năm qua.



Bên cạnh đó, hành vi mờ ám bất minh và đầy khó hiểu của các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam trong thời gian qua đối với kẻ thù xâm lược Trung quốc khiến người dân vốn đã không còn niềm tin vào giới lãnh đạo cầm quyền hiện nay... càng cảm thấy bức xúc nhiều hơn nữa... đặc biệt là cái phương châm "16 chữ vàng và 4 tốt"... mà giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đang tiếp tục theo đuổi và sẽ duy trì trong mối quan hệ "đầy thân thiết và thua thiệt"... đối với kẻ đã và đang gây hấn, tấn công, cũng như xâm lược chủ quyền biển đảo của đất nước Việt Nam một cách trắng trợn ngang ngược và thô bạo...? Vâng, không những thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay muốn biết... cộng đồng bloggers Việt Nam muốn biết... mà cả Dân tộc Việt Nam, những người yêu Quê hương Đất nước đều muốn biết những toan tính bất minh hiện nay của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản và giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Một công hàm bán nước bất minh của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958... rồi đến một Hội nghị Thành đô đầy mờ ám tại Tứ xuyên Trung quốc năm 1990... dường như vẫn chưa đủ đối với những con người cộng sản lãnh đạo độc tài hiện nay... vốn vì quyền lực và lợi ích riêng tư cá nhân sẵn sàng quay lưng lại với nhân dân... với Dân tộc và Quê hương Đất nước.



Phải giải thích và trả lời một cách rõ ràng và minh bạch trước dư luận người dân... trước dư luận Quốc tế về cái công hàm bán nước bất minh năm 1958... về cái Hội nghị Thành đô mờ ám tại Trung quốc năm 1990... về cái gọi là 16 chữ vàng và 4 tốt mà các nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước đã hoạch định bấy lâu nay... về cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Nhà nước cộng sản Trung quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979 cũng như cuộc hải chiến xâm lược của Trung quốc tại quần đảo Trường sa năm 1988. Bên cạnh đó, các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam cũng cần phải minh bạch trước công chúng về hàng loạt các dự án trọng điểm và tầm cỡ quốc gia liên quan đến sự an nguy của đất nước như dự án Bauxit Tây nguyên... những dự án mà hầu hết các Nhà thầu và công nhân đều là người Trung quốc... và hầu hết họ đều được phép nhập cảnh vào Việt Nam một cách trái phép... thậm chí là thành lập nên những khu vực người Hoa biệt lập và đông đúc... trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia... và an ninh quốc phòng nếu xảy ra chiến tranh toàn diện với Trung quốc trong tương lai. Nói chung, mọi kế hoạch, đường lối và chủ trương chính sách của Nhà nước hiện nay trên mọi phương diện bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội..v..v... đều cần phải được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng, cụ thể và đúng đắn chứ không thể tiếp tục hành xử một cách bất minh và lập lờ như đã từng thể hiện hiện nay và trong quá khứ. Người dân Việt Nam muốn nhân quyền được tôn trọng... người dân Việt Nam muốn lãnh đạo Nhà nước phân biệt rạch ròi giữa bạn và thù... và mong muốn cuối cùng của người dân là một nền hòa bình ổn định và phát triễn phải được thực thi trên nền tảng công bằng, công chính và sự thật... chứ không phải là sự lòn cuối mờ ám bất minh và đầy nhu nhược hèn yếu... như những gì mà giới lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã và đang thể hiện như hiện nay.




Bản Tin











Ls. Trần Thu Nam: Phiên xử bà Bùi Hằng sai phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự


VRNs (02.09.2014) – Sài Gòn – “Trong phần đối đáp, các Luật sư (Ls) đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy, Hồ sơ trong vụ việc này có dấu hiệu sai lệch Hồ sơ, như sự sắp đặt các lời khai của các nhân chứng mà là công an, công an giao thông; Cơ quan điều tra có dấu hiệu sắp đặt Hồ sơ, chế biến Hồ sơ mang tính chất bất lợi cho các bị cáo; Sai phạm rất nhiều trong thủ tục tiến hành tố tụng như không triệu tập người làm chứng, không đối chất, không làm rõ các tình tiết mà bị cáo khai ra, ví dụ như khai ra những người đánh đập các bị cáo tại hiện trường ngày 11.02; Sự việc tố cáo cơ quan điều tra đánh đập, ép cung. Có những chứng cứ rõ ràng. Rồi bà Bùi Thị Minh Hằng tố cáo các cơ quan điều tra của huyện Lấp Vò có hành vi đánh bà trong hiện trường ngày 11.02. Bà làm nhiều đơn tố cáo khiếu nại và cho đến khi phiên tòa diễn ra, chưa có sự trả lời của một cơ quan tiến hành tố tụng nào. Như vậy đã vi phạm nghiêm trọng [Luật tiến hành tố tụng].” Ls Trần Thu Nam, một trong những Ls bào chữa cho bà Bùi Hằng, nhận định về vụ án bà Bùi Hằng, cô Thúy Quỳnh và ông Văn Minh.
Sau đây xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa phóng viên VRNs với Ls Trần Thu Nam.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Ls, ông có thể chia sẻ cho mọi người được biết diễn tiến của phiên tòa bà Bùi Hằng, cô Thúy Quỳnh và ông Văn Minh như thế nào ạ?
140902003Ls Trần Thu Nam:Phiên tòa ngày 26.08 là một phiên tòa có nhiều cảm xúc. Thứ nhất, phiên tòa mang một cái riêng biệt, nó không giống như các phiên tòa bình thường, tuy rằng tội danh xét xử các bị cáo không liên quan đến tội an ninh chính trị. Thế nhưng điều đầu tiên việc an ninh được thắt chặt, tất cả những người không được phép thì không được vào phiên tòa. Trong 3 bị cáo chỉ có 2 bị cáo là anh Văn Minh và chị Thúy Quỳnh có người nhà. Anh Minh có vợ [bà Diễm Thúy] đồng thời là người làm chứng có mặt trong phiên tòa. Mẹ của chị Thúy Quỳnh được vào tham dự. Còn con của chị Bùi Hằng không được vào tham dự phiên tòa. Điều thứ hai, các Ls không được mang máy tính vào trong phiên tòa. Tất cả việc đi ra đi vào phiên tòa được giám sát kỹ lưỡng, Ls phải đi qua cổng từ để kiểm tra xem có thẻ kim loại, máy ghi âm, hay ghi hình gì hay không. Tôi thấy phiên tòa này không bình thường ở chỗ là việc an ninh bị giám sát rất chặt chẽ.
Thứ hai, khi khai mạc phiên tòa, thiếu nhiều nhân chứng – biết rõ sự việc và đi cùng với các bị cáo hôm xảy ra sự việc vào ngày 11.02 – nhưng đã vắng mặt. Tôi không hiểu lý do vì sao họ lại vắng mặt. Một số nhân chứng là anh Huỳnh Anh Tú và anh Phạm Nhật Thịnh có đi cùng với các Ls, nhưng sau đó chỉ có anh Thịnh được vào còn anh Tú không được, dù rằng các Ls đã kiến nghị Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) cho anh Tú vào nhưng kiến nghị đó không được xem xét. Sau khi các luật sư thấy vắng mặt nhiều nhân chứng, sẽ không đảm bảo khách quan, các Ls đã kiến nghị hoãn phiên tòa để mời các nhân chứng vào, thì HĐXX hội ý trong vòng 10 phút nhưng HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa chứ không hoãn phiên tòa. Đây là điểm đặc thù, chúng tôi có thể thấy rằng, phiên tòa sẽ không được đảm bảo khách quan.
Thứ ba, ngay khi bị cáo Bùi Thị Minh Hằng vừa xuống xe, bà có những thái độ điềm đạm, chững chạc và tươi cười. Khi bị cáo Bùi Hằng đi vào bên trong phiên tòa, có hát một bài hát liên quan đến một người mẹ, một người phụ nữ nhưng tôi lại không nhớ rõ nội dung lắm. Sau khi kết thúc phiên tòa, bà cũng không có phản ứng tiêu cực như la hét, chửi bới nhưng bà luôn nở một nụ cười trên môi. Bà Bùi Hằng tuyên bố sẽ tiếp tục kháng cáo, tiếp tục tuyệt thực để phản đối bản án [bất công] của tòa án tỉnh Đồng Tháp. Khi bà từ vòng mánh ngựa [đi ra] xe tù thì bà lại tiếp tục hát một bài hát. Đó là những cảm xúc mà Ls cảm thấy không gặp được bất kỳ trong một phiên tòa nào.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Ls, xin Ls có thể chia sẻ phần diễn biến nội dung của phiên tòa ra sao ạ?
Ls Trần Thu Nam: Sau khi kết thúc phần xét hỏi, bắt đầu nổ ra những sự việc mà Hồ sơ chưa được đề cập đến, như có nhân chứng nói, công an không mặc sắc phục [có hành vi] giựt đồ, xét đồ của bị cáo Hằng. Một nhân chứng đã trả lời như vậy sau khi Ls hỏi.
Trong phần đối đáp, các Ls đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy, Hồ sơ trong vụ việc này có dấu hiệu sai lệch Hồ sơ, như sự sắp đặt các lời khai của các nhân chứng mà là công an, công an giao thông; Cơ quan điều tra có dấu hiệu sắp đặt Hồ sơ, chế biến Hồ sơ mang tính chất bất lợi cho các bị cáo; Sai phạm rất nhiều trong thủ tục tiến hành tố tụng như không triệu tập người làm chứng, không đối chất, không làm rõ các tình tiết mà bị cáo khai ra, ví dụ như khai ra những người đánh đập các bị cáo tại hiện trường ngày 11.02; Sự việc tố cáo cơ quan điều tra đánh đập, ép cung. Có những chứng cứ rõ ràng. Rồi bà Bùi Thị Minh Hằng tố cáo các cơ quan điều tra của huyện Lấp Vò có hành vi đánh bà trong hiện trường ngày 11.02. Bà làm nhiều đơn tố cáo khiếu nại và cho đến khi phiên tòa diễn ra mà vẫn chưa có sự trả lời của một cơ quan tiến hành tố tụng nào. Như vậy đã vi phạm nghiêm trọng [Luật tiến hành tố tụng].
Thứ hai, các Ls đã kiến nghị phải xem xét các vi phạm tố tụng của các cơ quan điều tra trong quá trình bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, và nhờ người khác bào chữa cho bị can bị cáo, cũng như quyền thực hiện của các Ls không được đảm bảo bởi vì các Ls không nhận được kết luận điều tra của cơ quan điều tra, nhưng mọi sự vẫn rơi vào yên lặng. HĐXX cho các Ls tranh luận một cách rất thoải mái, nhưng cuối cùng các ý kiến của các Ls không được xem xét. Cho nên bản án đưa ra rất bức xúc và bất ngờ.
Huyền Trang, VRNs: Vậy thưa Ls, phản ứng của bà Bùi Hằng, cô Thúy Quỳnh và ông Văn Minh với kết quả của tòa tuyên ra sao? Và ông bình  luận như thế nào về kết quả bản án này ạ?
Ls Trần Thu Nam: Kết quả bản án làm cho các Ls rất bất ngờ. Phản ứng của bà Bùi Hằng rất bình tĩnh, điềm đạm, nở một nụ cười trên môi. Sau khi kết thúc phiên tòa, bà Bùi Hằng hát một bài hát khi đi từ vành móng ngựa ra xe tù. Cô Thúy Quỳnh im lặng và tỏ ra sự bình tĩnh, đón nhận kết quả đó. Còn anh Văn Minh nói với vợ rằng, không có vấn đề gì cả, 2 năm 6 tháng nhanh thôi. Sự thật là một bản án nhục nhã nhưng người ta có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, chắc chắn ba người sẽ kháng cáo. Phiên tòa chưa dừng lại ở phiên sơ thẩm mà sẽ còn diễn ra ở phiên tòa phúc thẩm.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Ls, vào lúc 13 giờ 30 ngày 26.08, phiên tòa tái tục thì Tòa án cũng chỉ cho triệu tập 2/17 nhân chứng (bà Thùy Trang và ông Thịnh) vào tham dự phiên tòa. Việc này ảnh hưởng như thế nào đến phần xét xử và phần tranh luận của Tòa án ạ? Những nhân chứng này có được mời phát biểu tại tòa không? Và họ đã nói gì?
Ls Trần Thu Nam: Có ba nhân chứng được tham dự phiên tòa. Ban đầu chỉ có hai nhân chứng là vợ của anh Văn Minh là bà Diễm Thúy và cô Thùy Trang. Sau đó, anh Thịnh được vào tham dự phiên tòa. Ba nhân chứng này được tòa hỏi về sự việc và họ trình bày diễn biến sự việc cũng giống như ba bị cáo là không gây rối trật tự, có những người khác đánh đập họ và ngăn chặn họ. Thế nhưng, tất cả những lời khai của các nhân chứng có lợi cho bị cáo không được xem xét, không được nhắc đến trong bản án. Cũng như ngay từ ban đầu không được nhắc đến trong kết luận điều tra và trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Ls, việc Tòa án gửi giấy triệu tập cho 10 nhân chứng nhưng chỉ hai người vào tham dự là bà Diễm Thúy và cô Thùy Trang, sau đó là ông Thịnh không có giấy triệu tập lại được vào tham dự phiên tòa vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 26.08, còn các nhân chứng khác không được tham dự phiên tòa, theo Luật sư thì hành vi vi phạm Luật Tố Tụng Hình Sự, bất chấp cả đề nghị của Ls, thì mang ý nghĩa gì ạ?
Ls Trần Thu Nam: Nó mang ý nghĩa là một phiên tòa không công bằng. Nói một cách đơn giản là một phiên tòa có một bản án không công bằng.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Ls, xin ông có thể tóm tắt nội dung vụ án bà Bùi Hằng, cô Thúy Quỳnh vào ông Văn Minh là như thế nào ạ?
Ls Trần Thu Nam: Theo lời khai của những người đi cùng với Đoàn, gồm có 21 người đi từ An Giang sang huyện Lấp Vò để đến nhà ông Nguyễn Bắc Truyển thì khi đi đến đoạn đường [nông thôn liên xã thuộc khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp], mọi người [bị cáo và các nhân chứng] khai rằng, đã gặp một nhóm người không mặc sắc phục lao ra, ngăn chặn, cướp điện thoại, đánh đập những người đi cùng với Đoàn. Sau đó, công an đến quay phim, chụp ảnh và bắt tất cả những người này về công an huyện. [Tại đó công an] lập biên bản, thả 18 người và bắt giữ 3 người. Sau đó, họ [công an] khởi tố vụ án và bị can, điều tra về việc phạm tội “gây rối trật tự công cộng”.
Huyền Trang, VRNs: Xin chân thành cám ơn Ls Trần Thu Nam
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 26.08, bà Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Minh bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị kết án 2 năm tù giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng”theo Điều 245, Bộ Luật hình sự, tại tòa án nhân Dân tỉnh Đồng Tháp.
Được biết, Trong vụ án của bà Bùi Hằng có 17 nhân chứng quan trọng (thực tế là 18 nhân chứng nhưng ông Huỳnh Anh Trí – một trong những nhân chứng đã qua đời) nhưng chỉ có 10/ 17 nhân chứng nhận được giấy triệu tập.
Huyền Trang, VRNs



































































































































Bản Tin





"Chúng tôi muốn biết"

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-02

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
wordpress.com.jpg
Một số bạn trẻ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’.
 Courtesy of worldpress.com

Một số bạn trẻ tại Việt Nam hôm nay đưa lên các trang mạng xã hội hình chụp của họ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’. Sinh hoạt mới này của các bạn trẻ hoạt động lâu nay nhắm đến mục tiêu gì?

Quyền được biết

Theo những bạn công khai hình ảnh và bảng viết với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’ thì công dân có quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách Nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, môi trường… Những người này cho rằng đó là một quyền cơ bản của người dân.
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, một trong những người tham gia, cho biết về quyền đó như sau:
Vào 12 giờ đêm ngày hôm qua theo giờ Việt Nam, Mạng lưới Bloggers Việt Nam đã chính thức khởi động phong trào ‘Chúng tôi Muốn Biết’.
Trước hết phải nói sơ một chút là quyền tự do ngôn luận có mối quan hệ rất chặt chẽ với quyền tự do tiếp cận thông tin, bởi vì Mạng lưới Bloggers Việt Nam cho rằng quyền được thông tin là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Ngày 28 tháng 9 là ngày là Liên Hiệp Quốc lấy làm Ngày Quốc tế Quyền Được biết.
Luật pháp và hiến pháp Việt Nam mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng hiến pháp Việt Nam đã quy định người dân được quyền tiếp cận thông tin. Tức trong hiến pháp cũng ghi quyền căn bản của người dân Việt Nam; tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế hầu như sự thật là không hề có quyền tự do ngôn luận hay quyền tự do tiếp cận thông tin.
Bản thân tôi chính là một trong những nạn nhân của chính thể chế này, tôi từng bị bốn năm tù giam bởi vì tôi đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chủ quyền- lãnh thổ hay những vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền khác. Cho nên tôi có đủ tư cách để nói rằng ở Việt Nam không hề có quyền tiếp cận thông tin, không có tự do ngôn luận, không có nhân quyền một cách chính đáng như những gì nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam đã ghi trong hiến pháp và luôn nói với công luận rằng Việt Nam có đầy đủ những quyền đó.
Phong trào '"Chúng tôi Muốn biết" xuất phát trước hết từ quyền căn bản của mỗi người, mà động cơ để chúng tôi tham gia phong trào này là những sự kiện liên quan đến đời sống của chúng tôi và của cộng đồng.
- Anh Phạm Văn Hải, Nha Trang 
Tôi nhắc lại là quyền tiếp cận thông tin là quyền căn bản của người dân cũng như quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ các quan điểm về các vấn đề xã hội hay đất nước mình. Không có nên mọi người phải biết để giành lại các quyền cho mình. Hôm nay tôi nói ‘Tôi muốn biết’ và tôi có quyền được biết vì không thể có một xã hội tiến bộ nếu người dân không được biết những quyết sách mà can dự đến đời sống của mình, nhất là đến sự tồn vong của dân tộc!
Một người tham gia khác từ Nha Trang là anh Phạm Văn Hải cũng cho biết ý thức về quyền được thông tin và động cơ tham gia phong trào ‘Tôi muốn biết’:
Phong trào '"Chúng tôi Muốn biết" xuất phát trước hết từ quyền căn bản của mỗi người, mà động cơ để chúng tôi tham gia phong trào này là những sự kiện liên quan đến đời sống của chúng tôi và của cộng đồng.

Điều muốn được công khai

Hai vấn đề được các bạn tham gia cho hay họ muốn chính quyền Hà Nội và đảng cộng sản cầm quyền hiện nay phải công khai đầu tiên là Công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai và hội nghị Thành đô vào tháng 9 năm 1990 giữa các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.
Cô Phạm Thanh Nghiên nói về điều này:
Trước tình hình mối quan hệ rất đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam rất đặc biệt. Đặc biệt (mối quan hệ đó) can dự tiêu cực đến đời sống của người dân Việt Nam. Như chúng ta biết Hội nghị Thành Đô năm 1990, người dân Việt Nam hoàn toàn không được biết, không được tiếp cận thông tin. Một nhóm lãnh đạo Việt Nam nhân danh đảng và nhà nước Việt Nam đã ký kết hiệp định Thành Đô. Mặc dù không được biết nhưng trên thực tế thông tin cho hay sau năm 1990 đảng cộng sản Việt Nam hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào đảng cộng sản Trung Quốc và gây một ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến vận mệnh của người dân Việt Nam, của tổ quốc Việt Nam. Đó là chưa nói đến Công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng.
Sau sự kiện hồi tháng 5 vừa rồi khi Trung Quốc cắm giàn khoan HD981 trong vùng biển của Việt Nam,một số báo chí, thông tấn của Trung Quốc tiết lộ phần nào nội dung của Mật ước Thành Đô. Chính vì thế Mạng lưới Bloggers Việt Nam cũng như nhiều người dân Việt Nam cũng rất lo lắng về vấn đề liên quan mật ước Thành Đô.
Hôm nay tôi nói ‘Tôi muốn biết’ và tôi có quyền được biết vì không thể có một xã hội tiến bộ nếu người dân không được biết những quyết sách mà can dự đến đời sống của mình, nhất là đến sự tồn vong của dân tộc!
- Cô Phạm Thanh Nghiên
Mạng lưới Blogger Việt Nam và nhiều người đấu tranh tại Việt Nam nhận thấy đây là vấn đề cần phải lên tiếng.
Anh Phạm Văn Hải cũng nêu ra thắc mắc về những hành xử của nhà cầm quyển Việt Nam trong các vấn đề liên quan:
Chuyện Trung Quốc kéo giàn khoan qua cách đây mấy tháng và cách cư xử của nhà cầm quyền, cách ứng xử của họ không bình thường, không xứng đáng là của một quốc gia có chủ quyền. Từ đó chúng tôi đặt thắc mắc vì sao có những ứng xử không phù hợp như vậy. Chúng tôi muốn biết đằng sau có cái gì, vì sao mà một quốc gia luôn tuyên bố có chủ quyền mà lại ứng xử như vậy. Phải có cái gì đó đằng sau chứ?

Đánh giá về đáp ứng của chính quyền

Một khi công khai lên tiếng đòi hỏi quyền được thông tin nêu lên như thế, các bạn tham gia mong mỏi hoạt động đó phần nào tác động được đến chính quyền, dù rằng khà năng đáp ứng không mấy cao.
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên phát biểu:
Dù có đòi, nói thẳng ra đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đáp ứng; tuy nhiên nó rất khác với việc chúng ta không làm gì, chúng ta không bày tỏ. Tôi xin nói thêm chút nữa, cách đây vài năm khi tôi nói đến Công hàm Phạm Văn Đồng thì tôi phải trả giá 4 năm tù giam. Từ năm 1958 đến năm 2014 là mấy chục năm đảng cộng sản Việt Nam không hề nói đến công hàm Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên khi có sự kiện HD 981 thì đảng cộng sản Việt Nam phải bắt buộc công nhận có công hàm Phạm Văn Đồng. Dẫu thế họ diễn giải theo một cách khác.
Có thể không có kết quả trước mắt, nhưng chúng ta cứ kiên trì, tôi tin sẽ có kết quả. Ngày hôm nay, mặc dù tôi tin đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đáp ứng; nhưng chỉ khi chúng ta gây một sức ép chính đáng, thì sự thật sẽ phải được trả về với sự thật.
Anh Phạm Văn Hải cho rằng hoạt động đòi quyền được biết mà các bạn tham gia có thể gặp khó khăn, tuy nhiên các bạn chấp nhận mọi rủi ro để mọi quyền công dân phải được tôn trọng.

 











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét