Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ĐẤT ĐAI CỦA NHÀ THỜ... HÌNH THỨC ĐÀN ÁP VÀ HẠN CHẾ TINH VI QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN...?









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Lạm dụng quyền lực bất chấp pháp luật... bất chấp sự thật và công lý chiếm đoạt tài sản đất đai và các cơ sở hợp pháp của Tôn giáo bấy lâu nay vẫn luôn là nỗi nhức nhối không chỉ riêng đối với các tu sĩ và chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt Nam hay đối với các Tôn giáo bạn... mà còn là sự quan tâm sâu sắc đối với toàn xã hội Việt nam hiện nay. Mọi yêu cầu về việc giải quyết thỏa đáng tài sản và các cơ sở hợp pháp của Nhà thờ giáo xứ Thái hà Hà nội nói riêng và của Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung tiếp tục bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt nam phớt lờ mặc dầu các vị chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã trưng ra đầy đủ các bằng chứng lẫn tài liệu liên quan đến quyền sở hữu hợp pháp và chính đáng của giáo hội đối với mọi tài sản, cơ sở và đất đai nói trên... trong lúc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay và không thể trưng ra hay dẫn chứng được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của họ...?



Là một Nhà nước pháp quyền như đã từng tuyên bố... và một quốc gia luôn tôn trọng quyền con người và công bằng văn minh xã hội như chế độ đã từng rêu rao... thì các vị lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam không thể tiếp tục phớt lờ mọi yêu cầu và nguyện vọng hợp pháp chính đáng của người dân... không thể tiếp tục hành xử một cách phi pháp luật, vô lương tâm và vô đạo đức... không thể tiếp tục lạm dụng quyền hành và ngồi trên các quy định của luật pháp và hiến pháp quốc gia... cũng như các điều khoảng đã được quy định trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc... mà Việt nam đã từng tham gia, từng ký kết và trở thành thành viên... Đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai và đối với quyền Tự do Tín ngưỡng... một quyền căn bản hợp pháp và thiêng liêng nhất của con người.



Thế giới hiện nay trong giai đoạn và xu hướng Dân chủ hóa Toàn cầu... mọi người mọi quốc gia đã và đang cùng nhau nổ lực... cùng nhau ra sức phấn đấu để đưa đất nước mình ổn định và phát triễn... mang cơ hội sống ngày một tốt đẹp hơn nữa cho người dân của đất nước mình... thì tại các quốc gia độc tài và cộng sản còn sót lại như Việt nam, Trung quốc, Cu ba và Bắc hàn...v...v... giới lãnh đạo cầm quyền chỉ luôn quan tâm đến quyền lực lãnh đạo và lợi ích cá nhân của họ... điển hình như tại Việt Nam, sau gần bốn mươi năm thống nhất đất nước... sau gần bốn mươi năm duy trì thể chế độc tài cộng sản còn sót lại trên thế giới cũng như tiến lên con đường Xã hội Chủ nghĩa... thì viễn cảnh của đất nước ra sao... và số phận người dân thì như thế nào... ngoài sự nghèo đói và bất ổn định. Riêng tại Việt nam, cán bộ đảng viên và lãnh đạo chính quyền các cấp thì hầu hết đều rơi vào tình trạng suy thoái đạo đức, biến chất nghiêm trọng dẫn đến tiêu cực và tham nhũng lan tràn khắp mọi nơi... Các Tập đoàn, công ty, xí nghiệp và hãng xưởng thuộc Nhà nước thì lâm vào tình trạng phá sản... và nợ công ngập đầu... trong lúc người dân ngoài sự khốn khổ, áp bức bất công... thậm chí ngay cả lâm vào con đường tù tội chỉ vì thể hiện lòng yêu nước... chỉ vì dám lên tiếng chỉ trích những sai trái của chế độ... và thể hiện quan điểm chính kiến cá nhân một cách ôn hòa...? Tại sao phải tiếp tục duy trì và ra sức bảo vệ chế độ cộng sản... một chính thể vô nhân và thối nát mà loài người đã lãng quên... cũng như đã bị thế giới ruồng bỏ... đó chính là điều duy nhất mà mọi người dân Việt nam chúng ta cần phải suy nghĩ... cũng như cần câu trả lời xác thực và thỏa đáng từ những người lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt nam...?




Bản Tin





Giáo xứ Thái Hà lại nóng

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-10-24

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg5590233.jpg
Chốt chặn của công an gần nhà thờ giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội hôm 17 tháng 11 năm 2011.
 AFP photo
Vụ việc đất đai của Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà lại “nóng” lên khi khu đất Hồ Ba Giang mà Nhà Dòng có đầy đủ giấy tờ sở hữu đang bị cải tạo; dù Nhà Dòng lâu nay có nhiều đơn thư khiếu nại nhưng chính quyền không giải quyết.
Giấy tờ sở hữu hợp pháp
Giáo xứ Thái Hà do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách vào ngày 16 tháng 10 vừa qua có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi đến chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo. Đơn khiếu nại nêu ra vụ việc khu đất Hồ Ba Giang rộng hơn 18.200 mét vuông thuộc giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế đang bị san lấp một cách vội vã. Việc làm này theo đơn khiếu nại là bất chấp mọi qui định của pháp luật và đạo lý, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà Dòng và Giáo xứ Thái Hà.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà trình bày lại thông tin liên quan khu đất đó như sau:
Chuyện Hồ Ba Giang là một câu chuyện rất dài. Từ năm 1996, chúng tôi đã đề nghị, yêu cầu chính quyền trao lại quyền quản lý cho chúng tôi bởi vì khu đất đó là của Nhà Dòng chúng tôi từ xưa đến nay. Chính xác từ năm 1928 khi các linh mục Canada đến Việt Nam và mua mảnh đất ở Hà Nội này thì khu đất Hồ Ba Giang đã nằm trong bản đồ đất đai của Nhà Dòng chúng tôi. Và từ đó đến nay chúng tôi chưa có trao nhượng, bán hay giao quyền sử dụng, sở hữu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Ngay cả những công văn gần đây nhất chính quyền Hà Nội cũng công nhận khu đất đó do Giáo xứ Thái Hà của chúng tôi quản lý.
Thực ra mà nói họ có gì đó nghi kỵ với tôn giáo nên họ cứ chèn ép thế. Họ cứ lấy quyền của họ để lấy của mình, chẳng làm sao mà đòi được.
- Giáo dân Thái Hà 
Từ năm 1996 chúng tôi làm đơn yêu cầu họ trao trả cho chúng tôi và từ đó đến bây giờ chúng tôi vẫn cứ tiếp tục làm đơn. Đến gần đây phía chính quyền cũng trả lời các văn thư của chúng tôi và cũng như mọi khi: không có gì mới. Họ vẫn lấy lý do là vào năm 1961, linh mục Nguyễn Ngọc Bích quản lý đã ký bàn giao toàn bộ 60.000 mét vuông của Nhà thờ Thái Hà, và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội giao quyền quản lý cho Nhà Nước.
Chúng tôi yêu cầu trưng tất cả những bằng chứng cho thấy linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao thì họ không chứng minh được sự quản lý hợp pháp từ phía Nhà nước: đã quản lý trong hoàn cảnh nào và linh mục đã ký bàn giao như thế nào, đâu là bằng chứng cho thấy linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao. Cho đến nay Nhà nước vẫn không chứng minh được điều đó và họ cứ nại vào lý do đó để lấp liếm công luận, tiến hành những công trình phi pháp trên đất đó.
Nhu cầu giáo dân gia tăng
Một giáo dân thuộc Giáo xứ Thái Hà cho biết về nhu cầu của giáo xứ hiện nay như sau:
000_Hkg2312971-300.jpg
Dự án nhà ở đô thị tại khu hồ Ba Giang thuộc giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội. Ảnh chụp hôm 24/4/2009. AFP photo
Các lớp giáo lý của các cháu vào mỗi chiều chủ nhật các cháu phải ngồi cả ngoài sân và cả trong Nhà Thờ. (Ngoài sân) thì trời nắng như vậy. Các cháu nay càng lúc càng đông. Mỗi chiều chủ nhật từ lúc 2 giờ, vài trăm cháu đến sinh hoạt. Còn vào buổi tối thì các lớp dự tòng, các hội đoàn đến sinh hoạt cũng không có đủ phòng để họp. Nay có nhiều người muốn tìm hiểu về đạo nhưng cũng không có phòng để mở lớp, mỗi tuần chỉ mở được bốn buổi hai khóa, giáo lý hôn nhân một khóa nữa…Còn 12 ca đoàn tập hát thì lấy phòng ốc đâu mà tập. Đồi với nhu cầu, chúng tôi còn thiếu thốn lắm nhưng họ chẳng quan tâm đến.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng cho biết nhu cầu phục vụ giáo dân không chỉ của giáo xứ Thái Hà mà của nhiều người giáo dân nhập cư làm ăn, sinh sống tại Hà Nội:
Hiện nay chúng tôi chỉ còn 2700 mét vuông trên tổng số 60 ngàn mét vuông mà thôi. Trong khi nhu cầu của chúng tôi rất lớn: mỗi ngày chủ nhật ở đây có khoảng 15 ngàn người đến để thực hành các nghi thức tôn giáo. Chúng tôi không có chỗ để mở các lớp giáo lý, các trường cho người giáo dân. Cơ sở của chúng tôi không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu giáo dân, đặc biệt những người di dân đến làm ăn, sinh sống. Chúng tôi có nhu cầu như thế và nhiều lần đề nghị chính quyền cấp đất cho chúng tôi, hay giao lại cho chúng tôi những khu đất mà hiện nay đang bỏ trống như khu đất Hồ Ba Giang là khu đất mà về mặt luật pháp ngay cả những văn bản của chính quyền cũng khẳng định chúng tôi là người quản lý khu đất đó một cách hợp pháp.
Hành xử của chính quyền
Như trình bày của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì Giáo xứ Thái Hà và Nhà Dòng Cứu Thế đã có nhiều văn thư liên quan khu đất Hồ Ba Giang gửi đến các cấp chính quyền; thế nhưng mọi trình bày, nguyện vọng nêu ra đều không đượcgiải quyết.
Người giáo dân Thái Hà bày tỏ quan điểm của bản thân về hành xử của chính quyền trong vấn đề đất đai của giáo xứ lâu nay như sau:
Thực ra mà nói họ có gì đó nghi kỵ với tôn giáo nên họ cứ chèn ép thế. Họ cứ lấy quyền của họ để lấy của mình, chẳng làm sao mà đòi được. Còn đất của chúng tôi có từ năm 1928 đến nay chứ có phải đến bây giờ mới có đâu!
Từ năm 1996 chúng tôi làm đơn yêu cầu họ trao trả cho chúng tôi và từ đó đến bây giờ chúng tôi vẫn cứ tiếp tục làm đơn.
- LM Nguyễn Ngọc Nam Phong
Theo quan điểm của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì vì chủ trương bất dung tôn giáo của chính quyền cộng sản nên họ không muốn giải quyết những khiếu nại về đất đai cho giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu thế một cách thỏa đáng. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong phát biểu:
Tôi nghĩ nếu Nhà nước này thật sự vì dân, vì nước thay vì thể chế cộng sản thì vấn đề cũng dễ dàng chứ không có khó khăn gì. Bởi vì quỹ đất không phải là thiếu; có rất nhiều những dự án mà bây giờ người ta gọi là ‘dự án treo’ để đó mà không phát triển được.
Đây là một chủ trương của nhà nước, chủ trương hạn chế tôn giáo. Nếu họ không thâm nhập làm cho tôn giáo đó biến chất từ bên trong được, thì họ đánh phá từ bên ngoài, hạn chế sự phát triển Chính vì chủ trương đó làm cho vấn đề giải quyết đất đai trở nên khó. Thực chất chính sách về tôn giáo của họ trước sau như một, không bao giờ thay đổi. Khi mà chính sách không thay đổi thì không thể giải quyết bất cứ vấn đề gì.
Vào chiều ngày 23 tháng 10, một số giáo dân xứ Thái Hà đến tại Ủy ban Nhân dân Quận Đống Đa để phản đối việc chính quyền để cho đơn vị thi công san lấp Hồ Ba Giang. Tin tức và hình ảnh cho thấy, ủy ban không những không tiếp người dân mà còn cho nhân viên ra giằng xé những biểu ngữ phản đối của giáo dân.
Vào đầu giờ chiều ngày 24 tháng 10, chúng tôi gọi điện đến lãnh đạo các cơ quan chức năng quận Đống Đa gồm Uy ban nhân dân, Hội đồng Nhân dân và phòng Địa chính- Nhà Đất- Đô thị nhưng cả ba nơi đều không ai trả lời.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét