Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

MẬT ƯỚC HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ THÁNG 09 - 1990... VÀ NGUY CƠ VIỆT NAM SÁT NHẬP VÀO TRUNG QUỐC TRONG TƯƠNG LAI...?










       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



"Mật ước Hội nghị Thành đô" vào năm 1990 tại Tứ xuyên Trung quốc, các Nhà lãnh đạo hai Nhà nước cộng sản Việt Nam - Trung quốc đã làm những gì, nói những gì và đặc biệt là đã âm thầm thỏa thuận với nhau những điều gì... đó chính là những điều trọng tâm mà người dân Việt Nam cả nước hiện nay cần phải biết... cũng như các vị lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam cần phải minh bạch hóa một cách đầy đủ, rõ ràng và trung thực. Theo các nhà phân tích lịch sử và giới am tường chính trị... cũng như từ các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam... thì kể từ sau Hội nghị Thành đô tại tỉnh Tứ xuyên của Trung quốc vào năm 1990, hàng loạt các sự kiện nổi bật đã liên tục xảy ra giữa Việt Nam và Trung quốc bao gồm cả việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước Trung quốc và Việt Nam... nghiêm trọng nhất là việc Trung quốc tấn công đảo Gạc ma và giết chết 64 binh sĩ của Việt Nam năm 1988... ngang nhiên đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa và khu vực thuộc đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam vào ngày 02-05-2014... tấn công tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, đánh đập, hành hung và cướp phá tàu thuyền cùng tài sản đánh bắt cá hợp pháp của họ từ nhiều năm qua... và động thái mới nhất gần đây là việc xây dựng phi đạo dài 2000 mét một cách bất hợp pháp trên đảo Phú lâm thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam...



Tuy nhiên, theo phân tích, đánh giá và nhận định từ các chuyên gia, các Nhà khoa học lịch sử và giới am tường chính trị tại Việt Nam... thì trong hầu hết các sự kiện nổi bật liên tục xảy ra trong suốt thời gian kể từ sau Hội nghị Thành đô 1990 cho đến nay mọi sự thua thiệt dường như nằm hẳn về phía Việt Nam một cách mờ ám đầy khó hiểu... điều này khiến mọi người liên tưởng đến những mật ước đã được lãnh đạo hai chính phủ, hai Nhà nước Việt - Trung ngầm thỏa thuận với nhau trong Hội nghị Thành đô vào tháng 09 năm 1990 tại Tứ xuyên Trung quốc... đặc biệt đối với thông tin về việc sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung quốc và trở thành một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung quốc đã dành cho Nội mông, Tây tạng và Quảng tây..v..v... được đăng tải trên báo chí chính thống của Trung quốc trong thời gian qua. Điều này không những khiến cho mọi người dân Việt Nam phẩn nộ mà còn tỏ ra quan ngại sâu sắc trước viễn cảnh Việt Nam có thể trở thành một món quà quý giá mà các Nhà lãnh đạo đảng lẫn giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam âm thầm hiến dâng cho Thiên triều cộng sản Trung quốc...? và đó cũng chính là nguyên nhân việc hình thành và lan rộng phong trào "Chúng tôi muốn biết" rộng rãi khắp mọi nơi của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam hiện nay.



Dưới áp lực nặng nề từ dư luận trong và ngoài nước, cũng như từ các tướng lĩnh quân đội và giới trí thức tại Việt Nam... Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam thay mặt đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho phổ biến tài liệu dài 4 trang nói về Hội nghị Thành đô tháng 09 năm 1990. Tuy nhiên, động thái nói trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không thể xua tan được mối nghi ngại ẩn chứa trong lòng mọi người bấy lâu nay do thành tích lọc lừa và dối trá chuyên nghiệp có một không hai của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam trong suốt nhiều thập niên qua... cộng với thái độ lập trường quan điểm và cách hành xử đầy mâu thuẫn của họ hiện nay... các mối quan ngại nói trên không những không thuyên giảm trái lại còn gia tăng bội phần. Tại sao Lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam... giới truyền thông báo chí và các cơ quan ngôn luận của đảng và Nhà nước lại chỉ âm thầm và yên lặng một cách khó hiểu thay vì phản bác lại những tuyên truyền được cho là sai lệch của kẻ thù xâm lược... như đã từng phản ứng trước các báo cáo vi phạm nhân quyền từ chính phủ Hoa Kỳ hoặc Cộng đồng Quốc tế trong thời gian qua...? Trong khi Nhà nước Philippine ngay lập tức phản ứng trước việc Trung quốc tiến hành chôn các cọc bê tông trong khu vực bãi đá Vành khăn mà Philippine đã tuyên bố chủ quyền năm 2013... thì Việt Nam chỉ phản ứng một cách chiếu lệ sau khi Trung quốc hoàn tất việc xây dựng và thiết lập các cơ quan quân sự, cơ quan chính quyền, phi đạo và các hạ tầng cơ sở kiên cố của họ trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam...? Nguy cơ mất chủ quyền biển đảo... và nguy cơ Việt Nam trong tương lai có thể trở thành khu vực Tự trị thuộc quyền kiểm soát dưới chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Nội mông, Tây tạng và Quảng châu...v..v...  là điều quan ngại hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở. Mọi người dân Việt Nam chúng ta đã đến lúc cần phải vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân... đã đến lúc cần phải chấm dứt sự bàng quang trước nỗi đau của dân tộc và hiện tình nguy khốn của đất nước... Hãy cùng nhau mạnh mẽ đứng lên... hãy hành động trước khi mọi việc trở nên quá muộn... và nhất là trước khi đồng bào Việt Nam, dân tộc Việt Nam tiếp tục trở thành kẻ nô lệ cho Trung quốc như thân phận của Ông Bà Tổ tiên chúng ta trong suốt ngàn năm qua.





Bản Tin



Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-13

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
 RFA files photo
Một tài liệu được nói là do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là Thỏa thuận Thành Đô đang được lưu hành xuống cơ sở đảng. Động thái này được thực hiện sau khi có một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng cũng như người quan tâm phải bạch hóa thỏa thuận đó. Những điều được Ban Tuyên giáo nêu ra trong tài liệu có đáp ứng được yêu cầu của những người từng có kiến nghị về việc này hay chưa? Gia Minh trình bày.
Kiến nghị bạch hóa
Vài tháng trước đây, một bản tin được loan truyền khá rộng rãi ở Việt Nam cho biết Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, và tờ Hoàn Cầu ở Hoa Lục, có tiết lộ thông tin về Cuộc gặp cấp cao diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 ở Thành Đô giữa những nhà lãnh đạo Trung Quốc và những người tương nhiệm Việt Nam.
Mặc dù đến giờ vẫn có những nghi vấn chưa trả lời được về tính chính xác của xuất xứ và nội dung quan trọng được nói là do hai cơ quan thông tấn Trung Quốc loan đi, nhưng theo một số người quan tâm ở Việt Nam thì nội dung đó như sau “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như TQ đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía TQ đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho VN thời gian 30 năm(1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc TQ
Tân Hoa Xã?
Trước thông tin như thế, vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) có một thư kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Nội dung thư nêu lên thực tế Việt Nam lâu nay và trích lại điều được cho là phát xuất từ Tân Hoa Xã nêu ra để yêu cầu đảng phải công khai Thỏa hiệp Thành Đô.
Đến ngày 4 tháng 9, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong Lực lượng Vũ trang Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng có một kiến nghị gửi cho chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ trong đó có điểm tương tự là phải công khai cho người dân biết về những thỏa thuận nếu có đã ký kết giữa hai phía.
Nhóm những bloggers tại Việt Nam vừa qua khởi xướng phong trào mang tên ‘Chúng tôi muốn biết’ cho biết vào ngày 15 tháng 10 này đại diện của họ sẽ trao một văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội Bạch Hóa Hội nghị Thành Đô’ đến Ban Dân Nguyện ở Hà Nội và Văn phòng Quốc hội 2 tại Sài Gòn.
Giải đáp của Ban Tuyên giáo?
Từ cuối tuần rồi, một tài liệu được phổ biến rộng rãi trên mạng, nói rằng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có lời giải thích với các chi bộ về  Hội Nghị Thành Đô và những lời đồn thổi ngoài xã hội về cuộc họp cấp cao này.
Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
Tài liệu được nói là xuất xứ từ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang được những người quan tâm phổ biến trên mạng Internet có ba đề mục. Hai đề mục đầu nói đến bối cảnh tình hình quốc tế của cuộc gặp và mục đích cuộc gặp. Mục thứ ba trình bày lại những diễn biến và kết quả cuộc gặp được nói nhằm bàn về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra, khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…
Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra,  khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…’ như điều được phổ biến trên một số trang mạng và blog, gọi đó là một ‘luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân’.
Đòi hỏi mới
Đại tá Bùi Văn Bồng, một trong 20 cựu sĩ quan cao cấp ký tên vào kiến nghị hồi ngày 4 tháng 9 có phát biểu sau khi biết tin về việc lưu hành tài liệu của Ban Tuyên Giáo Trung ương về Cuộc gặp cấp cao Việt- Trung tại Thành Đô hồi năm 1990:
Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu đưa tin như thế thì phải đập lại ngay là không có sự việc đó. Ý đồ gì mà Trung Quốc đưa tin như thế. Theo tôi không có căn cứ gì để tin hay không tin; thế nhưng khi một tờ báo nước ngoài nói những điều bất lợi cho chủ quyền dân tộc và lại cũng bất lợi cho cả đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam trong những việc lớn như thế không còn là thông tin nội bộ nữa.
Lẽ ra khi có thư ngỏ của các cựu chiến binh, nhất là khi có thư của thiếu tướng Lê Duy Mật, theo tôi thì báo Nhân dân, hoặc Quân đội Nhân dân hoặc Thông tấn xã phải có ý kiến ngay. Ở đây không làm được việc đó thì tính chiến đấu và kịp thời của báo chí chính thống là chậm, không đạt yêu cầu.
Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Sự thật đến đâu, ‘Thành Đô’ bàn những vấn đề gì, và không có bàn đến chuyện đó mà báo Trung Quốc bịa. Thế thì có gì khó đâu! Mà mình càng im lặng, cứ giải quyết nội bộ, trở thành một mô- típ rồi: chuyện gì lớn nhỏ đều cứ thích giải quyết nội bộ trước. Theo tôi chuyện này có gì mà giải quyết nội bộ, cứ công khai hóa mà phản bác lại họ. Như thế theo tôi nhân dân sẽ tin hơn và bớt dư luận phức tạp. Còn cứ lẩn quẩn nội bộ, thòi tin chỗ này, thông tin chỗ khác, rồi đưa chỗ này tí, chỗ kia tí thì chả có lợi gì về mặt dư luận mà đồng thời người ta lại cho đảng và Nhà nước không muốn minh bạch hóa.
Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại cách hành xử lâu nay của đảng và nhà cầm quyền Hà Nội; tuy nhiên trước sự phát triển của tinh thần dân chủ thì cách thức bưng bít thông tin sẽ không còn hiệu quả nữa. Ông nói:
Từ khi đảng cộng sản lãnh đạo đất nước bằng những cách theo kiểu của họ thì nhân dân có được biết gì đâu. Chính sách, chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những năm 64-65 lúc thì ngả về Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Toàn mấy ông trong Bộ Chính Trị, thậm chí mấy ông có ‘giá trị’ trong Bộ Chính Trị họ tự làm lấy đấy chứ. Quốc hội cũng chỉ là bù nhìn thôi, họ lập ra cho có gọi là quốc hội thôi chứ quốc hội cũng không biết. Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết.
Thời gian gần đây do phong trào dân chủ trong nước thì anh em, một số trí thức, một số quân nhân đòi hỏi nên chúng ta được biết phần nào ngọn của tảng băng thôi, còn khúc chìm chúng ta không thể biết được.
Theo tôi nghĩ, dần dần đảng cộng sản phải minh bạch hóa, và nhân dân phải có quyền được biết những chính sách.
Cũng trong tuần qua hai tác giả tại Paris, Pháp là Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm có một bài viết trình bày lại tình hình thế giới cộng sản quốc tế, Việt Nam và Trung Cộng trước khi diễn ra Hội nghị Thành Đô. Bài viết cũng phân tích thực tế về những diễn tiến đã và đang xảy ra để chứng minh cho thấy có một thỏa thuận được lãnh đạo hai phía ký kết và Việt Nam đang gánh phần thua thiệt rất lớn.
Đối với những người đang yêu cầu đảng và chính phủ bạch hóa Thỏa thuận Thành Đô thì cần phải thực hiện nguyên tắc mà Hà Nội luôn luôn nói là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” Theo họ thì trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, họ có quyền yêu cầu các đại biểu quốc hội phải bạch hóa một cách đầy đủ và chính xác toàn bộ nội dung của Hội nghị Thành Đô.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét