Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM CHƯA TỪNG MINH BẠCH... THÌ LÀM SAO CÓ THỂ NÓI RẰNG SẼ MINH BẠCH HƠN...?











        SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Tự do tiếp cận thông tin... một quyền tự do căn bản con người được quy định hết sức rõ ràng tại Điều 19 trong bản Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế... cũng như đã được chính Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận và ghi rõ tại Điều 25 của Bản Hiến pháp Nhà nước được sửa đổi và ban hành năm 2013... Thế nhưng, dù luật định hết sức rõ ràng và tất cả mọi người dân lẫn chính quyền đều biết và hiểu rất rõ ràng nhưng cho đến nay vẫn không hề được vận dụng vào thực tế xã hội cũng như trong đời sống của người dân... tất cả mọi quyền căn bản con người chính đáng và hợp pháp của họ bao gồm cả quyền được tự do tiếp cận thông tin được đề cập đến ngày hôm nay trước sau vẫn chỉ là được thừa nhận trên văn bản giấy tờ... hoặc trên môi trên miệng các Nhà lãnh đạo Nhà nước, lẫn lãnh đạo chính quyền các cấp mà thôi.



Theo lời Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Trưởng đoàn khảo sát thuộc Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta)... thì ông hy vọng rằng một Dự luật về quyền tiếp cận Thông tin nói trên sẽ được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam vào giữa năm nay... và việc Quốc hội sau khi thông qua dự luật này sẽ đảm bảo một trong các quyền căn bản con người của người dân đó là quyền Tự do thông tin... nhưng Ngài Giáo sư không hiểu vô tình hay cố ý đã phớt lờ tất cả mọi vấn đề đã xảy ra trong suốt nhiều thập niên qua liên quan đến các quyền Tự do Căn bản con người của người dân. Trên thực tế, vấn đề không phải nằm ở chỗ ban hành luật định hoặc chưa có luật định ... mà mọi hệ lụy phát sinh chính là do các cơ quan chức năng và các nhân viên công lực Nhà nước cộng sản Việt Nam đã không hể chấp hành đúng đắn và nghiêm chỉnh mọi luật định vốn đã được chính Hiến pháp Nhà nước của họ đã ban hành. Chưa nói đến những Điều khoảng mơ hồ và đầy bất cập được diễn giải một cách hết sức tùy tiện như Điều 258 ( Lợi dụng các quyền Tự do căn bản có hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước ), hoặc Điều 79 ( Âm mưu lật đổ chính quyền ) và Điều 88 ( Tuyên truyền chống Nhà nước )... đã hoàn toàn khóa chặt mọi quyền Tự do căn bản con người hợp pháp và chính đáng nói trên của người dân.



Và cuối cùng, điều mà tất cả mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước mong đợi không phải là việc ban hành dự luật này hay dự luật nọ... mà chính là mong đợi sự minh bạch thật sự từ các cơ quan chức năng Nhà nước lẫn chính quyền các cấp tại Việt Nam... để không còn hiện tượng các cơ quan chức năng lẫn lãnh đạo chính quyền các cấp tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước... có như thế thì mới mong quyền con người hợp pháp và chính đáng của người dân Việt Nam thật sự được tôn trọng... thật sự được pháp luật Nhà nước cộng sản Việt Nam thừa nhận và bảo vệ một cách đúng nghĩa. Để có thể chạm đến những điều mơ ước như thế cần nhiều hơn nữa sự nổ lực của mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước... cần nhiều hơn nữa sự hợp tác và hổ trợ mạnh mẽ từ phía Cộng đồng Quốc tế đặc biệt là đối với Cộng đồng Châu Âu và chính phủ  Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đấu tranh và thể hiện sự khao khát Tự do Dân chủ và Nhân quyền của chính bản thân mọi người dân Việt Nam chúng ta cũng là phương cách duy nhất giúp công luận trong và ngoài nước thấy được và hiểu được chúng ta cần những gì và họ sẽ cần phải làm những gì để có thể giúp mong ước của chúng ta sớm trở thành hiện thực. Cuối cùng, sau mọi nổ lực cần thiết mà vẫn không thể tác động được giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay... không thay đổi được những suy nghĩ và cách hành xử đầy sai trái của họ... thì việc hiệp tâm đồng lòng từ người dân Việt Nam trong và ngoài nước để tiến đến việc giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị hiện nay... là lẽ đương nhiên tất yếu phải xảy ra... thuận với lòng dân và hợp ý Trời.






BẢN TIN





Cơ quan nhà nước VN sẽ minh bạch hơn?

  • 23 tháng 5 2015






Đoàn khảo sát thuộc Vusta thăm và trao đổi với BBC về luật tự do thông tin với báo chí, truyền thông tại Anh.

Bên lề cuộc tọa đàm tại BBC tuần này liên quan các quyền tự do thông tin và tiếp cận thông tin ở Anh, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, trưởng đoàn khảo sát thuộc Liên hiệp hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) cho BBC hay một Dự luật về Tiếp cận Thông tin sẽ sớm được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam trong giữa năm nay.
Nguyên đại biểu Quốc hội Việt Nam nói: "Theo tôi được biết Dự thảo Luật này sẽ được trình ra Quốc hội Việt Nam tại kỳ họp sắp tới. Và theo thông lệ, Luật sẽ được quyết định thông qua hay không thông qua bằng bỏ phiếu vào kỳ họp cuối năm nay.
"Tôi cũng rất hy vọng luật sẽ sớm được thông qua để đảm bảo một trong những quyền con người hết sức cơ bản, đó là quyền tự do thông tin."
Khi được hỏi giữa các phương án tên Dự luật là "Luật về Quyền tiếp cận thông tin" và "Luật về Quyền Tự do Thông tin", phương án nào có ý nghĩa rộng hơn, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm:
"Tôi tất nhiên thích cái tên là 'Luật Tự do Thông tin' hơn, còn tôi nghĩ rằng trong tiếng Việt, từ 'tiếp cận' không nói lên được hết tất cả nội dung của quyền tự do thông tin của người dân.
"Quyền tự do thông tin ấy là quyền tự do tiếp cận, tự do lưu giữ, tự do phổ biến và tự do sử dụng. Đấy là quyền tự do thông tin. Còn nói tiếp cận thì thực ra không thể hiện được hết tất cả ý nghĩa này.
"Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã sử dụng từ "Quyền Tiếp cận Thông tin" và tôi nghĩ rằng việc sử dụng từ này trong Hiến pháp cũng không phải là thể hiện một quan điểm hẹp hòi gì trong việc thực hiện quyền tự do thông tin, mà chẳng qua là cách dịch tiếng Anh của một số anh em ở trong nước (Việt Nam) thôi."

'Khâu yếu nhất'

Ông Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ mong muốn đạo luật sớm ra đời, nhưng trước hết, ông nhấn mạnh điều mà ông cho là 'khâu yếu nhất' thực thi luật pháp ở Việt Nam

Ông nói:
"Tôi cũng cảnh báo ở Việt Nam, thường chỗ yếu nhất không phải là việc xây dựng luật, mà yếu nhất là việc thi hành pháp luật.
"Cho nên tôi cũng rất mong muốn là sau khi Đạo luật đã được ra đời, các cơ quan nhà nước, các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước và cả những tổ chức có những thông tin quan hệ đến lợi ích của cộng đồng phải nhận thức cho đúng vai trò của quyền tự do thông tin.
"Và về phía người dân thì cũng cần nhận thức cho đầy đủ quyền của mình để thực thi cho tốt.
"Chúng ta cũng không hy vọng có được 10 điểm ngay, bởi vì như nước đầu tiên mà có Luật Tự do thông tin là Thụy Điển, thì họ đã có gần 300 năm rồi.
"Chúng ta bây giờ mới bắt đầu ban hành 'Luật Tự do Thông tin', hay là 'Luật Tiếp cận Thông tin' theo thuật ngữ của Việt Nam,
"Tôi chắc quá trình này cũng còn phải là một quá trình cũng không đơn giản, một quá trình khá là vật vã," nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Xã hội và Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Việt Nam, nói với BBC.
Được biết, từ ngày 18/5 đến 25/5/2015, Đoàn khảo sát thuộc Vusta, do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm trưởng đoàn, đã làm việc với một số cơ quan của Anh như Cao ủy Thông tin Vương quốc Anh, cơ quan đại diện chính quyền, tòa án địa phương ở một số nơi như London, Manchester, Glasgow.
Trong chuyến đi này, đoàn cũng đã tới khảo sát và học hỏi kinh nghiệm tại BBC về việc thực hiện quyền tiếp cận và truyền bá thông tin của báo chí, truyền thông.

Tin liên quan


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét