Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

TRUNG QUỐC CẤM ĐÁNH BẮT CÁ TRONG KHU VỰC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM... NGƯ DÂN VIỆT NAM ĐIÊU ĐỨNG... TRONG LÚC NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ PHẢN ĐỐI MỘT CÁCH CHIẾU LỆ...?











        SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc hết lần này đến lần khác hành xử một cách ngang ngược bất chấp luật pháp và công pháp Quốc tế qua việc tiến hành xây dựng hàng loạt các cơ sở quân sự cũng như bồi đắp các quần đảo trong khu vực biển Đông trong đó bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam... và mới đây đã ra quyết định cấm ngư dân Việt Nam cùng ngư dân của một số các nước khác trong khu vực không được đánh bắt cá trong khu vực biển mà họ đã chiếm đóng một cách phi pháp bấy lâu nay. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm gì để có thể bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của mình cũng như bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản của ngư dân mình... trước sự tráo trở và ngang ngược của một quốc gia anh em cùng chung ý thức hệ cộng sản và luôn được giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam kính cẩn đội lên đầu bằng 16 chữ vàng và 4 tốt...?



Ngoài việc vận động các gia đình ngư dân tiếp tục bám trụ, bám biển và phản đối Trung quốc một cách chiếu lệ mang tính hình thức thì Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không hề có bất kỳ động thái nào hoặc phương án nào khả dĩ có thể bảo vệ cho ngư dân của mình trước sự tấn công của các tàu bè Trung quốc ngay trong khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam... thậm chí là ngay cả không dám nhắc đến hai chữ "Trung quốc" khi để cập đến những tàu bè đã tấn công ngư dân của mình mà chỉ dám tuyên bố rằng "Tàu lạ" đã tấn công họ... chưa hết, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hết lần này đến lần khác cử các vị lãnh đạo cao cấp bao gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương tấn Sang, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng quang Thanh...v..v... sang đầu lụy Thiên triều Trung quốc. Bên cạnh đó, để vui lòng quốc gia cộng sản đàn anh, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã sử dụng cả ngành công an lẫn côn đồ xã hội đen thẳng tay trấn áp những ai dám xuống đường biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung quốc một cách dã man, thô bạo và tàn nhẫn. Yêu nước giờ đây có thể trở thành tội phạm... và hành vi phản đối kẻ thù xâm lược không khéo sẽ bị chụp lên đầu hai từ phản động hoặc các thế lực thù địch...v..v...



Ngư dân Việt Nam nói riêng và đồng bào dân tộc Việt Nam nói chung mong đợi gì nơi các Nhà lãnh đạo cộng sản bất tài vô đạo đức này...? Vì quyền lực và lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng đổi trắng thay đen... sẵn sàng bán đứng đồng bào và Quê hương Dân tộc. Một công hàm bán nước của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958... Một Hội nghị Thành đô đầy mờ ám với Trung quốc năm 1990... Và giờ đây, mặc dù ngư dân mình bị kẻ thù xâm lược Trung quốc tấn công đánh đập và cướp phá tài sản một cách dã man... mặc dù biển đảo bị kẻ thù xâm lược Trung quốc chiếm đóng một cách bất hợp pháp và thậm chí ngang nhiên khuấy động cả trong khu vực thềm lục địa và thuộc đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam... các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tay bắt mặt mừng... vẫn tiếp tục những cái ôm hữu nghị và đầm ấm như thể hai quốc gia chưa từng xảy ra bất kỳ vấn đề gì...!!! Trong lúc Nhật bản, Philippine và các quốc gia khác trong khu vực ra sức tìm đồng minh và liên kết với nhau đặc biệt là đối với chính phủ Hoa Kỳ, một cường quốc đồng minh có tiềm lực quân sự to lớn và giàu mạnh đủ khả năng đáp lại những thách thức ngang ngược của Trung quốc... thì các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam lại chọn phương sách tiếp tục đầu lụy Trung quốc. Điều gì đã khiến cho những con người này có thể quên cội nguồn dân tộc... có thể xem thù là bạn và sẵn sàng quay đầu trở lại cắn xé người dân mình...? Chỉ có thể là vì quyền lực và lợi ích cá nhân... chỉ có thể vì muốn duy trì chế độ cộng sản độc tài đảng trị hiện nay... chính vì thế những ai vẫn còn mê ngủ, những ai vẫn còn chút lạc quan và tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá của bè lũ cộng sản cầm quyền hãy mau chóng thức tỉnh... hãy cùng chung tay giải thể chế độ cộng sản bất nhân trước khi mọi việc trở nên quá muộn... trước khi Đất nước Việt Nam có thể trở thành món quà dâng hiến lên Thiên triều cộng sản Trung quốc từ tay các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam không còn tính người nói trên.





BẢN TIN





Ngư dân kiệt quệ vì lệnh cấm của Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-05-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tàu cá ĐNA 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 2 tháng 6, 2014 được kéo về Đà nẵng
Tàu cá ĐNA 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 2 tháng 6, 2014 được kéo về Đà nẵng
 AFP
Quyết định cấm ngư dân Việt Nam cũng như ngư dân một số nước trong khu vực có liên quan đến Biển Đông đánh bắt ở vùng do Trung Quốc khoanh vùng, tự coi mình là chủ quyền đã khiến hàng chục ngàn ngư dân Việt Nam rơi vào cảnh khốn đốn. Ngư dân đánh bắt xa bờ của Việt Nam từ Nam chí Bắc đều khốn đốn như nhau. Đặc biệt, ngư dân Lý Sơn bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi quyết định vô lý này được đưa ra.
Vùng biển hẹp lại còn bằng cái ao
Ông Thiện, ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, chua chát: “Mới nghe lệnh cấm đây thôi chứ còn dân biển chưa nghe nhiều. Tin này mới có, dân biển vẫn còn ngoài khơi chưa về. Thường thì tụi em gởi tàu ở Đà Nẵng, Thanh Hóa hoặc Nha Trang, gởi đó rồi bắt xe về Quảng Ngãi. Vì đánh bắt xong, bán cá rồi đi về thì thuận tiện hơn. Mang tàu về tốn kém lắm. Nói chung mùa biển năm nay khó đó, vẫn chưa nói được gì…”.
Theo ông Thiện, Việc Trung Quốc cấm đánh bắt trên vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay trong mùa đánh bắt sẽ gây tổn thất nặng nề cho ngư dân cả nước chứ không riêng gì ngư dân Lý Sơn. Bởi trên thực tế, bất kì ngư dân nào đánh bắt xa bờ đều gặp phải sự cản trở của Trung Quốc nếu không vài chục lần thì cũng một vài lần. Nếu may thì bị nhẹ, không may thì bị húc hư tàu, bị cướp tài sản.
Và bất kì ngư dân nào từng gặp tàu Trung Quốc rồi khi về cũng sẽ lâm nợ, phải vay mượn ngân hàng để gia cố hoặc mua tàu mới có công suất lớn hơn để đánh bắt, phòng khi tàu Trung Quốc xuất hiện mà chạy. Cũng có nhiều trường hợp bị Trung Quốc húc tàu vài lần, mất vốn, chuyển sang đánh trộm ở vùng biển Thái Lan, lại bị cảnh sát biển Thái Lan rượt đuổi, bắt nhốt, mất cả chì lẫn chài.
Việc Trung Quốc cấm đánh bắt trên vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngay trong mùa đánh bắt sẽ gây tổn thất nặng nề cho ngư dân cả nước chứ không riêng gì ngư dân Lý Sơn
Nhưng số này ít, số người quyết tâm bám biển rất cao, họ quyết vay tiền đóng tàu mới, trang bị lưới loại tốt để ra khơi. Và mỗi lần trang bị như vậy, số tiền đầu tư sẽ lên đến tiền tỉ, nếu ít cũng vài trăm triệu đồng, nhiều thì vài chục tỉ. Mà với nghề đánh bắt xa bờ, mỗi năm chỉ có một vụ cá từ tháng hai âm lịch cho đến tháng bảy âm lịch. Đó là mùa thu hoạch đỉnh cao để sống cả năm. Những tháng còn lại ngư dân không thể ra khơi bởi thời tiết xấu, cá cũng di tản, không có để đánh bắt.
Nhưng với đà này, mỗi năm Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt vào mùa cá bắt đầu dậy biển cho đến tháng tám dương lịch, trùng dịp tháng bảy âm lịch, xem như cả mùa đánh bắt của ngư dân bị khóa. Ngư dân chỉ còn nước đánh bắt gần bờ hoặc úp thuyền ở nhà uống rượu.
Trong khi đó, đường lưỡi bò của Trung Quốc vẽ đã nuốt trọn biển Đông, đẩy ngư trường của Việt Nam vào một cụm teo tóp. Nếu như họ tiếp tục giữ thái độ cấm đoán và nhà nước lại phản đối suông như vậy, ngư dân Việt Nam sẽ không có biển để đánh bắt. Trong trường hợp này, toàn bộ tàu đánh bắt xa bờ phải về đánh gần bờ để vớt vát tiền xăng dầu, chi phí. Vấn đề này sẽ tạo ra một vùng ngư trường hết sức lộn xộn ở gần bờ và chắc chắn cũng không đủ trữ lượng cá để đánh bắt. Bởi nếu đủ trữ lượng, ngư dân Lý Sơn, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thanh Hóa đã không chọn đánh bắt xa bờ ngay từ đầu.
Âu thuyền Lý Sơn. RFA
Âu thuyền Lý Sơn. RFA
Riêng với huyện đảo Lý Sơn, nơi có số lượng tàu đánh bắt xa bờ và ngư dân bám biển nhiều nhất xét theo chiều ngang, thiệt hại của ngư dân trong vụ đánh bắt này sẽ lên đến hàng trăm tỉ đồng. Và một khi mức thiệt hại lên đến hàng trăm tỉ đồng thì số tiền vay ngân hàng để mua sắm thiết bị đánh bắt sẽ lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Ngư dân hết đường xoay sở.
Ông Thiện buồn rầu chia sẻ thêm rằng chỉ riêng gia đình ông, mức thiệt hại có thể lên đến ba tỉ đồng vì lệnh cấm này. Ông đang cân nhắc thử nên liều thân ra đánh bắt hay chuyển sang đánh bắt trộm ở vùng biển Thái Lan. Vì hiện tại, ông không còn lựa chọn nào khác. Trong khi đó, nhà nước Việt Nam cũng chỉ phản đối suông, không hề có chính sách nào hợp lý để bảo vệ ngư dân, vùng biển Việt Nam chỉ còn hẹp lại như một cái ao không hơn không kém!
Nhà nước phản đối đến bao giờ?
Một ngư dân khác, không muốn nêu tên, sống tại huyện đảo Lý Sơn, chia sẻ thêm: “Tháng nắng này mình đi nhiều, chứ tháng chín tháng mười trời mưa mình đi ít. Thường thường thì những tháng này đi nhiều đây, mùa này, tháng này đi nhiều. Nhưng bữa nay thì chỉ lai rai…”
Tại sao cho đến giờ phút này, nhà nước vẫn cứ lên tiếng phản đối suông và xem việc đánh bắt kiếm cơm của ngư dân như một thứ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc phòng. Trong khi đó, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng lại ở không, chưa hề có động thái nào để bảo vệ ngư dân
Theo ông này, với tình hình hiện tại, gia đình ông sẽ phải bán nhà để trả nợ bởi ngư trường bị cấm cửa. Ngược lại, nếu ông vẫn tiếp tục đánh bắt để kiếm chác chút vốn thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với gia đình ông. Bởi theo kinh nghiệm của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, Lê Tân và nhiều thuyền trưởng từng bị bắt, khi bắt ngư dân Việt Nam giải về đảo Hải Nam, không hiểu sao trong các nhà lao của Trung Quốc lại có cả hình ảnh gia đình của các ngư dân này dán trên tường. Kiểu dán hình gia đình như thế giống như một lời đe dọa nếu còn tiếp tục đánh bắt sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người thân.
Với ngư dân, một khi chọn nghề đánh bắt xa bờ và tự đặt cho mình sứ mệnh bám giữ phần biển thiên liêng của ông bà để lại, họ chẳng còn biết sợ. Nhưng với cá nhân họ thì không sợ, với người thân lại là chuyện khác. Vị này nói rằng nếu để đánh đổi tất cả sự nghiệp mà giữ lấy người thân, ông sẽ chọn người thân.
Mà một khi gián điệp Hoa Nam đã vào tận đảo Lý Sơn, họ đã chụp được hình người thân của ông trong lúc làm việc thì e rằng khó mà lường được họ sẽ làm gì tiếp theo. Hơn nữa, ngành du lịch Lý Sơn mở cửa, khách Trung Quốc cũng đã đến đây ở lại, làm sao có thể biết được trong số khách du lịch ấy có bao nhiêu là gián điệp, bao nhiêu là người dân bình thường!
Mặc dù không làm việc gì dính đến chính trị, nhưng theo vị này, một khi nhà nước đùn đẩy việc đi đánh bắt của ngư dân trên vùng biển lưu truyền nhiều đời Hoàng Sa và Trường Sa thành nhiệm vụ chính trị thì e rằng khó mà nói được gì về sự an toàn tính mạng của ngư dân cũng như người thân của họ!
Điều mà ông lấy làm lạ là tại sao cho đến giờ phút này, nhà nước vẫn cứ lên tiếng phản đối suông và xem việc đánh bắt kiếm cơm của ngư dân như một thứ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc phòng. Trong khi đó, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng lại ở không, chưa hề có động thái nào để bảo vệ ngư dân Việt Nam và bảo vệ vùng lãnh hải bị chiếm ngang nhiên. Và nhà nước còn phản đối suông đến bao giờ?!
Nhóm phóng viên tường trình từ việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét