Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN PHẢN ĐỐI BẢN “Hiến pháp” áp đặt của Đảng cộng sản và đòi hỏi một bản Hiến pháp mới của Nhân dân Việt Nam


                                   






                           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU



Do Minh Tuyen

Kính gởi đến Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng các Thân hữu quốc tế. Xin vui lòng giúp phổ biến rộng rãi và dịch ra ngoại ngữ để rộng đường dư luận.
Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Khối Tự do Dân chủ 8406

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Lời kêu gọi toàn dân
phản đối bản “Hiến pháp” áp đặt của Đảng cộng sản
và đòi hỏi một bản Hiến pháp mới của Nhân dân Việt Nam
         
 Kính gửi:

          - Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
          - Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.

          Ngày 17-10-2013, Văn phòng Quốc hội (QH) nước CHXHCNVN ra thông báo: kỳ họp thứ 6 của cơ quan này sẽ diễn ra từ ngày 21-10 đến 30-11-2013. Trong phiên khai mạc, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch QH tuyên bố: “Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét, quyết định thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, rồi nói tiếp: “QH hoan nghênh và trân trọng cảm ơn đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo”.

          Trước đó, ngày 29-12-2012, ông Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định với báo giới: “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.

          Để thực hiện việc này, Nhà cầm quyền đã tổ chức cấp phát tài liệu “Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp” khắp cả nước rồi hướng dẫn việc điền phiếu in sẵn đến từng tổ dân phố, từng hộ gia đình, từng đảng viên, đoàn viên và các tổ chức chính trị, tôn giáo, xã hội... Bằng thủ đoạn đó, họ muốn “lùa” nhân dân Việt Nam vào cái “rọ” Hiến pháp 2013 do họ biên soạn. Như mọi chuyện lớn nhỏ trong quá khứ, mục đích của họ lần này cũng rất rõ ràng: không ai được đi ra ngoài cương lĩnh và “định hướng” của Đảng! Nghĩa là Hiến pháp quốc gia cao lắm cũng chỉ là văn kiện có tầm quan trọng thứ hai, sau cương lĩnh của Đảng, như ông Tổng bí thư đã tuyên bố! May thay, có những thành phần ưu tú của Dân tộc bất chấp mọi hiểm nguy, với trí tuệ và lòng can đảm của mình, đã quyết tâm đi chệch “định hướng” của Đảng, mà điển hình là:

          + Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 19-1-2013 của Nhóm 72 nhân sỹ, trí thứcViệt Nam nêu rõ: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận sự cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của đảng Cộng sản VN trước bối cảnh hiện nay của đất nước.

          + Tuyên bố của Các Công dân tự do khắp mọi miền đất nước ngày 28-2-2013 khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng toàn trị đất nước.

          + Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 01-03-2013 chỉ ra sự mâu thuẫn trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “Một mặt, Điều 74 khẳng định Quốc hội là “Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”. Mặt khác, Điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì?

          Tuyên bố ngày 5-3-2013 của Hòa thượng Thích Quảng ĐộTăng thống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, nhắc lại Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước đã đề xuất hồi đầu năm 2001 và nhấn mạnh một trong 8 điểm đó là «Bầu lại Quốc hội thật sự đại diện cho dân, thiết lập một Nhà nước pháp quyền».

+ Lời Hiệu triệu ngày 08-03-2013 của Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, kêu gọi đồng bào liên kết đấu tranh đòi Đảng cộng sản chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của quốc tế để Việt Nam có được một Hiến pháp dân chủ.

          Phát biểu của bác sĩ Nguyễn Đan Quếsáng lập viên Cao Trào Nhân Bản trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 1-4-2013: “Bản Hiến pháp hiện hành là hoàn toàn vô giá trị” và ông kêu gọi tăng cường sức mạnh quần chúng để buộc Nhà cầm quyền phải để dân bầu ra một Quốc hội Lập hiến, vì nền dân chủ thực thụ cho Việt Nam.

          Ngoài ra, các bản văn trên còn đề cập đến một thực tế phổ biến là: Các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, thông tin, báo chí, bầu cử; quyền tư hữu, chế độ lao tù và việc trưng cầu dân ý… theo tinh thần và nội dung các Tuyên ngôn lẫn Công ước quốc tế về Nhân quyền luôn luôn bị Nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng, mặc dù họ đã cam kết tuân giữ chúng trướcquốc tế

          Về phía Nhà cầm quyền, họ đã đáp lại những ý kiến đóng góp của nhân dân ra sao? Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu:

          + Ngày 25-2-2013, tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng đã phát biểu bằng giọng điệu trịch thượng như sau: Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp (...) Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Muốn phi chính trị hóa quân đội không? (…) Các đồng chí cần quan tâm xử lý cái này”.

          + Ngày 22-10-2013, ông Phan Trung Lý đã báo cáo trước Quốc hội việc “tiếp thu ý kiếncủa đại biểu và của nhân dân” về Dự thảo như sau: Về vị trí, vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4), qua tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội cho thấy: tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân và các đại biểu Quốc hội tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và những nội dung thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo”. (!?)

          Như vậy là rất trơn tru, “đầu xuôi, đuôi lọt”! Nhưng không ai có thể xác định được bản chất của cái gọi là “tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân tán thành” kia ra sao. Cũng như chẳng hề có một cuộc trưng cầu dân ý đúng nghĩa nào được thực hiện. Mọi giá trị đều bị đánh tráo và nhân dân chỉ như là lũ khù khờ để nhà cầm quyền lừa đảo! Họ nói lấy được theo kiểu cả vú lấp miệng em, còn nhân dân thì buộc phải nghe, phải chịu! Ai không chịu thì đương nhiên là “suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, là các thế lực thù địch !?!

          + Ngày 23-10-2013 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng lại phát biểu trước Quốc hội: “Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi!” Ông ta muốn hiệu triệu ai và hiệu triệu điều gì? Phải chăng ông muốn hiệu triệu dân tộc này tiếp tục “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, cái mà chính ông cùng ngày cũng phải thú nhận: “Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?”. Thật là một sự lú lẫn đến tận cùng, vừa lố bịch vừa tai hại! Mọi hậu quả của sự lú lẫn tai hại ấy, toàn dân tộc VNđã và sẽ phải gánh chịu.

          Kính thưa đồng bào Việt Nam và cộng đồng thế giới tiến bộ.

          Cách đây hơn 10 tháng, vào ngày 31-12-2012, Khối 8406 chúng tôi đã ra một bản Tuyên bố nói rõ quan điểm của mình, về việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tổ chức “Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Trong đó nhấn mạnh 3 điểm:

          1- Đây lại thêm một ví dụ nữa về thủ đoạn dối trá của Nhà cầm quyền với 2 mục đích chính: (a) Lừa mị dân tộc và lường gạt thế giới rằng đây là một bản Hiến pháp đã được toàn dân Việt Nam đồng tình và ủng hộ. (b) Tạo điều kiện cho bộ máy công an lên được một bản danh sách các “tù nhân dự khuyết” của chế độ, với các “tội danh” được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

          2- Nếu thật tâm muốn dân chủ hóa đất nước, Nhà cầm quyền phải để cho nhân dân được thực hiện Quyền tự quyết của mình, thông qua một cuộc Trưng cầu Dân ý có quốc tế giám sát, về vấn đề cốt lõi của bản Hiến phápViệt Nam nên hay không nên theo chế độ chính trị đa đảng?

          3- Nếu thật tâm muốn đoàn kết dân tộc, Nhà cầm quyền phải thả ngay lập tức và vô điều kiện mọi tù nhân chính trị đang bị giam giữ; chấm dứt ngay việc khủng bố, sách nhiễu trái phép những người đấu tranh dân chủ hiện nay. Đồng thời, báo đài tư nhân phải có quyền hoạt động.

          Thế nhưng, thực tiễn đã chứng minh rằng:

          + Bản chất khủng bố và lừa bịp của Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi. Nếu có thì cũng giống như con tắc kè biến sắc bộ da cho phù hợp với điều kiện của hoàn cảnh mà thôi.

          + Tất cả những ý kiến đóng góp xây dựng, đúng đắn và tiến bộ của nhân dân cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp suốt 10 tháng qua đều đã bị thẳng tay vứt vào sọt rác!

          + Sự khủng bố của Nhà cầm quyền đối với những người đấu tranh dân chủ vẫn diễn rangày càng khốc liệt. Các quyền tự do căn bản của con người vẫn bị vi phạm ngày càng nghiêm trọng.

          Xuất phát từ thực tiễn đó và trung thành với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN(08-04-2006) vốn đã nêu rõ: “Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở VN hiện nay phải bị thay thế triệt để... Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước...”, Khối 8406 kêu gọi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước:

          1- Hãy nhận thức rõ ràng rằng: trong lúc nhân dân thiết tha mong muốn có một Hiến pháp tiến bộ để có thể thay đổi Đất nước theo hướng dân chủ đích thực thì lãnh đạo ĐCS đã chỉ đạo Ủy ban Dự thảo Sửa đổi HP lấy ý kiến nhân dân cách hình thức, kiểu áp đặt và lừa đảo, bác bỏmọi ý kiến xây dựng của các tầng lớp đồng bào trong lẫn ngoài nước, rồi huênh hoang báo cáo làđã có hơn 26.091.000 lượt góp ý với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm; ý kiến của nhân dân đã được tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực”, để cuối cùng đưa ra một bản Hiến pháp với nội dung xưa cũ và lạc hậu mà Quốc hội sắp thông qua và áp đặt lên Dân tộc.

          2- Hãy nhận thức rõ ràng rằng: bản Hiến pháp mà Quốc hội sắp thông qua là bản Hiến pháp của ĐCS, do ĐCS và vì ĐCS, nhằm duy trì chế độ độc tài, toàn trị của Đảng trên đầu trên cổ nhân dân, nhằm bảo đảm cho Đảng muôn năm thống trị Đất nước. Bộ luật gốc kiểu ấy, dân tộc tuyệt đối không thể nào chấp nhận và phải phản đối kịch liệt (qua những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động).

          3- Hãy đồng thanh mạnh mẽ đòi cho nhân dân quyền phúc quyết bản Hiến pháp sắp thông qua, đúng theo Điều 70 của Hiến pháp tiên khởi (1946): “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Nếu bản Hiến pháp do Quốc hội sắp thông qua lần này mà không được nhân dân phúc quyết thì toàn thể đồng bào ta hãy dõng dạc tuyên bố đó là bản Hiến pháp hoàn toàn vô giá trị.

          4- Hãy đồng thanh mạnh mẽ đòi một bản Hiến pháp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhằm xây dựng một chế độ dân chủ, một xã hội đa nguyên và một chính trường đa đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hưng thịnh của đất nước VN. Hiến pháp đó sẽ:

          a/ không lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm nền tảng, vì nó đã bị nhân loại tiến bộ vứt vào sọt rác do đã gây biết bao đau khổ và thất bại cho những quốc gia áp dụng nó, trong đó có Việt Nam;

          b/ không coi “công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội” là dự án tương lai chung của Dân tộc ta, vì đó là một ảo tưởng mơ hồ và lường gạt;

          c/ không có các điều khoản khẳng định đảng CS độc quyền cai trị đất nước, để từ đó độc quyền sử dụng công lực, độc quyền sở hữu mọi tài nguyên quốc gia;

          d/ phân lập rõ ràng ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

          e/ thành lập Tòa Bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp;

          g/ xác lập quyền của nhân dân được trưng cầu ý kiến và phúc quyết Hiến pháp.
          h/ khẳng định rõ ràng quyền sở hữu đất đai của cá nhân và tập thể;

          i/ khẳng định rõ ràng các quyền con người và quyền công dân theo đúng 
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền chính trị và dân sự.

          Khối 8406 hy vọng rằng trong thời điểm lịch sử cực kỳ quan trọng và mang tính quyết định này, toàn thể Đồng bào quốc nội và hải ngoại nhận thức rõ trách nhiệm công dân của mỗi người, quyết tâm tranh đấu cho một bản Hiến pháp tiến bộ, thật sự dân chủ vì sự phồn vinh của của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân. Đồng thời, vận động mạnh mẽ quốc tế ủng hộ cho quyết tâm chính đáng này của dân tộc Việt Nam.

          Làm tại Việt Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2013.
          Ban điều hành Khối 8406:

1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam.
2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston– Hoa Kỳ.

          Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương tâm khác đang ở trong lao tù Cộng sản.







Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

VỤ ÁN NGUYỄN THANH CHẤN - HỒ DUY HẢI... NẠN NHÂN CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VIỆT NAM... NƠI TỰ CHO MÌNH THUỘC HÀNG ĐIỀU TRA GIỎI NHẤT THẾ GIỚI...!!!










                       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Vụ án oan sai chết người đối với ông Nguyễn Thanh Chấn... dường như chỉ là một trong số hàng trăm hàng ngàn vụ án oan sai được lật lại trong tình trạng bắt buộc... khi hung thủ giết người thật sự sau mười năm lẫn trốn đã phải ra đầu thú nhận tội trước pháp luật... và từ dư luận người dân có ý kiến cho rằng: nếu tội phạm giết người vĩnh viễn không ra đầu thú... hoặc đầu thú muộn màng sau khi bị cáo, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị xử tử... thì Nhà nước lấy gì để bồi thường oan sai cho tính mạng của một con người...? 

Tại sao việc điều tra một vụ án giết người nghiêm trọng, quyết định sự sống còn đối với tính mạng của một con người lại hết lần này đến lần khác để lại hậu quả sai sót nghiêm trọng như vậy...? do bởi trình độ chuyên môn và khả năng điều tra của ngành cảnh sát điều tra Việt Nam quá yếu kém... hay còn lý do chủ quan nào khác mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không dám đề cập đến...? Vâng, năng lực điều tra kém cõi của Ngành công an điều tra Việt Nam chỉ là một trong số những nguyên nhân dẫn đến kết án oan sai người dân, vấn đề then chốt vẫn là do ngành công an Việt Nam quá xem thường tính mạng người dân... dẫn đến cách hành xử vô trách nhiệm.

Bên cạnh đó, khi sai sót được phát hiện, thì lại tìm đủ mọi cách bao che lẫn nhau trốn tránh trách nhiệm... và hầu hết các vụ án để lại hậu quả sai sót nghiêm trọng... chưa có ai bị luật pháp chế tài hay trừng trị... ngoài câu xin lỗi và lời hứa rút kinh nghiệm... dẫn đến việc điều tra và xét xử vụ án ngày càng trở nên vô trách nhiệm hơn, và cứ thế, mạng sống con người liên tục bị xem thường bởi cơ quan cảnh sát điều tra và ngành Tư pháp Việt Nam... nơi vẫn luôn tự cho mình thuộc hàng điều tra giỏi nhất trên thế giới.

Tham khảo lại những sai sót chết người do hành vi điều tra cẩu thả của ngành công an điều tra Việt Nam đối với trường hợp anh Hồ Duy Hải trong vụ án giết người tại Bưu điện Cầu voi, tỉnh Long An... mọi người chúng ta đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác và tự nhủ rằng: Điều tra một vụ trọng án mà ngay cả những điều sơ đẳng nhất trong điều tra như : Nhân chứng vụ án, chứng cứ phạm tội, dụng cụ, động cơ và các tình tiết gây án... hầu hết đều bị bỏ qua, hoặc không được tập trung điều tra một cách cẩn trọng... như thế này mà gọi là điều tra giỏi nhất trên thế giới sao...?

Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến đó là làm sao để không còn hoặc hạn chế thấp nhất những sai phạm chết người như đối với các trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn và Hồ Duy Hải hiện nay. Muốn như thế, thì việc trước hết đó là yêu cầu các cơ quan chức năng bao gồm cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa án và lãnh đạo chính quyền các cấp phải tuyệt đối quý trọng sinh mạng của mọi người không phân biệt thành phần xã hội... cho dù đó là bị cáo hay vẫn còn là nghi phạm... và việc tôn trọng triệt để quyền con người cũng sẽ giúp cho việc điều tra của ngành công an Việt Nam và việc xét xử của các cơ quan Tư pháp bao gồm Viện kiểm sát, Tòa án... sẽ đi đúng hướng, kết tội đúng người... và hạn chế được những sai sót nghiêm trọng chết người như đã xảy ra đối với các trường hợp oan sai đáng tiếc vừa qua. 




Bản Tin








Hồ Duy Hải còn oan hơn cả Ông Nguyễn Thanh Chấn


VRNs (12.11.2013) – Thời gian qua dư luận rất bức xúc trước bản án chung thân oan sai dành cho ông Nguyễn Thanh Chấn với tội danh giết người. Tất cả các cơ quan chức năng vẫn “ăn ngon ngủ yên” nếu hung thủ không ra đầu thú. Tuy trách nhiệm gây ra oan sai đã rõ nhưng từ cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án tỉnh Bắc Giang vẫn không ai bị xử lý vì đã gây hậu quả nghiệm trọng.
Khi đọc vụ việc này nhiều người không khỏi xót xa về một vụ nổi tiếng xảy ra hồi đầu năm 2008: vụ án bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An. “Thủ phạm” bị cả 2 tòa sơ và phúc thẩm tỉnh Long An tuyên án tử hình là Hồ Duy Hải, sinh năm 1985, ngụ tại ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu cứu từ đó đến nay nhưng vẫn chưa được giải oan. May mắn là Hồ Duy Hải chưa bị thi hành án và vẫn đang bị tạm giam tại công an tỉnh Long An, cùng chỗ với Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy và Nguyễn Phương Uyên.
Tóm tắt vụ việc như sau: Ngày 14/1/2008, người dân Long An phát hiện một vụ giết người dã man tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Hai nữ nhân viên của bưu điện là Nguyễn Thị Ánh Hồng (24 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (22 tuổi) đã bị giết hại bằng những nhát dao cắt sâu vào cuống họng. Ngay sau đó, Cơ quan điều tra công an tỉnh Long An đã lấy lời khai của nhiều người, nhưng không có bất cứ quyết định khởi tố nào. Gần 3 tháng sau, một thanh niên tên Hồ Duy Hải bị bắt giam và ngay sau đó báo chí lề đảng đưa tin đây chính là hung thủ của vụ giết người.
Hồ Duy Hải tại tòa án
Hồ Duy Hải tại tòa án
Qua hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án đã tuyên án tử hình về tội giết người đối với Hải. Tuy nhiên, tại phiên tòa Hải đã kêu oan, nại ra rằng lời khai nhận tội của mình là nghe qua lời kể lại của một công an viên. Một số tờ báo cũng đưa tin về kết quả xét xử vụ án này, kèm với ý kiến của một số chuyên gia, bày tỏ sự băn khoăn khi có những sai sót trong quá trình điều tra.
Sau đó, Văn phòng Chủ tịch nước (thời Ông Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch) đã có hai văn bản ngày 01/7/2009 và 17/2/2011 yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao xem xét đơn và giải quyết ý kiến thắc mắc cho gia đình Hồ Duy Hải, báo cáo kết quả về Văn phòng Chủ tịch nước. Tuy nhiên cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có ý kiến trả lời chính thức.
Văn thư đề ngày 17/2/2011 của VP Chủ tịch nước
Văn thư đề ngày 17/2/2011 của VP Chủ tịch nước
Trong khi đó, theo gia đình tù nhân Hồ Duy Hải, trong trại giam Hải vẫn tiếp tục kêu oan, bày tỏ nguyện vọng được minh oan – mỗi khi gia đình vào thăm nuôi.
Ngày 22-4-2011, gia đình của Hải đã có Đơn khiếu nại và kêu oan cho anh gửi tới các cơ quan chức năng.
Theo tin trên Laodongonline gia đình nội, ngoại Hồ Duy Hải đều có công CM, nhiều Chú, Bác là Liệt sĩ, bà cố của Hải là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng... Có những tình tiết oan sai trong Vụ án của Hồ Duy Hải, một số trong số đó là:
“Thứ nhất, việc Tòa án kết tội bị cáo Hải có mặt tại bưu điện lúc 19g30 ngày 13.1.2008 và giết 2 nạn nhân, trong đó nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng bị giết trước và nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân bị giết sau, nhưng lại không có chứng cứ nào thể hiện giờ chết của các nạn nhân, có nghĩa không xác định được hai nạn nhân chết lúc nào thì cơ sở đâu kết luận bị cáo Hải giết người trong lúc Hải có mặt tại bưu điện?
Thứ hai, quan trọng nhất là kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự CA tỉnh Long An khẳng định: “Dấu vân tay thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của bị cáo Hải”. Đáng lưu ý là, trước khi bắt Hải hơn 1 tháng (tức ngay sau khi xảy ra án mạng), Cơ quan Điều tra đã triệu tập, tạm giữ ít nhất 23 đối tượng, nhưng không lưu lại hồ sơ…
Thứ ba, tang vật gây án là con dao và cái thớt đều không thu được, trong khi các chứng cứ lời khai liên quan đến tang vật vụ án thì bị tẩy xóa. Đã thế, dấu vết khám nghiệm hiện trường trên thi thể nạn nhân lại không phù hợp với lời khai, các chứng cứ và tang vật gây án…
Thứ tư, trong vụ án này rất nhiều chứng cứ, kết luận giám định và lời khai nhân chứng mâu thuẫn với nhau, nhưng đã không được làm rõ, không được đối chất…
Thứ năm, Cơ quan Điều tra kết luận sau khi Hải gây án đã đốt quần áo, thắt lưng và số sim card cướp được để phi tang, nhưng kết quả giám định tàn tro thu được lại là: “Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và sim card”!
Thứ sáu, Hải bị kết tội cướp, nhưng tài sản bị cướp gồm những gì? Trị giá bao nhiêu? Người tiêu thụ là ai?… thì Cơ quan Điều tra không xác định được…
Thế nhưng Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình. Hầu như chỉ có báo công an hăng hái kết án Hải một cách mạnh mẽ dường như muốn che giấu sự thật. Có người cho rằng thủ phạm thật sự nằm trong số ít nhất 23 đối tượng bị triệu tập, tạm giữ, nhưng không lưu lại hồ sơ…vì hung thủ là con của một quan chức trong tỉnh.
Đây là cơ hội thứ hai sau vụ Ông Nguyễn Thanh Chấn để giúp cho Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chức năng tư pháp của mình và tìm cho ra sự thật, cũng như trừng trị nghiêm minh những kẻ ngồi trên pháp luật đổi trắng thay đen khiến cho Hồ Duy Hải phải ngồi tù oan ức gần 6 năm nay.
Hiếu Minh, VRNs
Những bài liên quan:

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA : Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi 2013)









                          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Bản hiến pháp Nhà nước 1992... đã được sửa đổi và dưới tên gọi là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, đã được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam và đang chờ thông qua... theo sự hiểu biết và nhận xét từ công luận trong và ngoài nước... thì bản Hiến pháp nói trên không những không được sửa đổi mới đúng theo yêu cầu của nó... mà trái lại thậm chí còn có một số điểm mang tính thụt lùi hơn so với bản Hiến pháp1992 trước đây... cho thấy bản Hiến pháp được sửa đổi và đang chớ Quốc hội Việt Nam thông qua hiện nay không đáp ứng được các nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam... cũng như không phù hợp với hiện tình và lợi ích của đất nước Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Mọi người chúng ta đều biết rất rõ ràng rằng Hiến pháp Nhà nước chính là nền tảng cho việc thực thi pháp luật của một quốc gia... và qua đó, mọi quyền lợi hợp pháp, chính đáng về Dân sự và Chính trị của người dân... cũng như các quyền Tự do căn bản con người sẽ được pháp luật Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Chính vì lẽ đó, người dân Việt Nam cả nước trong thời gian qua đã hết sức kỳ vọng về một bản Hiến pháp mới sẽ thông qua sau khi đã được sửa đổi và hoàn thiện một cách tốt nhất và thật sự dân chủ đúng nghĩa... theo như tuyên bố của các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các diễn tiến trong việc "Trưng cầu dân ý" cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước diễn ra trong thời gian qua và nội dung được cho là đã được sửa đổi trong bản Hiến pháp mới 2013 đã cho thấy tính bất minh và phi dân chủ của nó... và điều này là nguyên nhân chính của sự ra đời "Lời kêu gọi không thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 (Sửa đổi 2013).

Không chỉ riêng nhóm kiến nghị 72 Trí thức hàng đầu của Việt Nam, và cũng không phải chỉ có mười lăm ngàn người đã ký tên vào bản kiến nghị là bức xúc với bản Hiến pháp 1992 ( sửa đổi 2013) hiện nay... mà hầu hết tất cả mọi người sau khi có cơ hội so sánh giữa bản Hiến pháp cũ 1992... với bản Hiến pháp được cho là đã sửa đổi và đang chờ Quốc hội Việt Nam thông qua, đều cảm thấy bất bình về hành vi gian manh và xảo trá của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... vì nội dung của bản Hiến pháp mới 2013 thật ra chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho đảng, cho các nhóm lợi ích... mà không hề phục vụ cho quyền lợi thật sự của người dân và của quốc gia dân tộc. và với sự tồn tại của điều 4 Hiến pháp.. cũng như các điều nghịch lý trong luật đất đai hiện hành... chắc chắn sẽ là dấu hiệu cho một xã hội đầy bất ổn hơn trong tương lai, khi tham nhũng và tiêu cực không có bất kỳ định chế nào được quy định và có giá trị thật sự trong bản hiến pháp mới được cho là đã được sửa đổi và hoàn thiện hiện nay. 




Bản Tin








Lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi 2013)


VRNs (11.11.2013) – Sài Gòn – Nhóm Kiến Nghị 72 vừa đưa ra Bản dự thảo Lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi 2013). Trước đây Kiến nghị ngày 19.01.2013 về sửa đổi Hiến pháp 1992, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15000 người ký hưởng ứng. 
nay ban soạn thảo thông báo đến quý vị nào muốn tham gia ký tên Bản kiến nghị dừng thông qua Hiến Pháp 2013 xin vui lòng gởi tên, nghề nghiệp, địa chỉ đến tiến sĩ Nguyễn Quang A, tại email:anguyenquang@gmail.com. Đợt thu thập chữ ký này kết thúc vào 12 giờ trưa, ngày 15.11.2013.
Dưới đây là toàn văn Lời kêu gọi.

Lời kêu gọi dừng việc thông qua

Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi 2013)



Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát. 
Kể từ ngày tái thống nhất Tổ quốc, chưa bao giờ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị uy hiếp như ngày nay. Kinh tế đất nước chìm ngập trong tham nhũng và nợ nần, lòng dân phân tán, mất lòng tin vào hệ thống cầm quyền giữa lúc phải đối mặt với những thách thức hiểm nghèo trên mọi phương diện đối nội và đối ngoại. Trong hoàn cảnh đó, việc Quốc hội khóa XIII thông qua một bản hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Một trong những người ký tên ủng hộ Kiến Nghị 72 trước đây.
Một trong những người ký tên ủng hộ Kiến Nghị 72 trước đây.
Chúng tôi, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72*, một lần nữa kiến nghị Quốc hội tạm dừng việc thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định tạm dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân. Muốn vậy, phải tổ chức tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai những điểm cơ bản về thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tiến hành trưng cầu ý dân. Trường hợp vẫn đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi kêu gọi các vị đại biểu bỏ phiếu không thông qua.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như Dự thảo đang bàn thì Quốc hội khóa XIII sẽ có tội với Tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ phải chịu phần trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước dân tộc.
Ngày 15 tháng 11 năm 2013  
Những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72
* Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp 1992, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15000 người ký hưởng ứng