Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA : Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi 2013)









                          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Bản hiến pháp Nhà nước 1992... đã được sửa đổi và dưới tên gọi là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, đã được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam và đang chờ thông qua... theo sự hiểu biết và nhận xét từ công luận trong và ngoài nước... thì bản Hiến pháp nói trên không những không được sửa đổi mới đúng theo yêu cầu của nó... mà trái lại thậm chí còn có một số điểm mang tính thụt lùi hơn so với bản Hiến pháp1992 trước đây... cho thấy bản Hiến pháp được sửa đổi và đang chớ Quốc hội Việt Nam thông qua hiện nay không đáp ứng được các nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam... cũng như không phù hợp với hiện tình và lợi ích của đất nước Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Mọi người chúng ta đều biết rất rõ ràng rằng Hiến pháp Nhà nước chính là nền tảng cho việc thực thi pháp luật của một quốc gia... và qua đó, mọi quyền lợi hợp pháp, chính đáng về Dân sự và Chính trị của người dân... cũng như các quyền Tự do căn bản con người sẽ được pháp luật Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Chính vì lẽ đó, người dân Việt Nam cả nước trong thời gian qua đã hết sức kỳ vọng về một bản Hiến pháp mới sẽ thông qua sau khi đã được sửa đổi và hoàn thiện một cách tốt nhất và thật sự dân chủ đúng nghĩa... theo như tuyên bố của các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các diễn tiến trong việc "Trưng cầu dân ý" cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước diễn ra trong thời gian qua và nội dung được cho là đã được sửa đổi trong bản Hiến pháp mới 2013 đã cho thấy tính bất minh và phi dân chủ của nó... và điều này là nguyên nhân chính của sự ra đời "Lời kêu gọi không thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 (Sửa đổi 2013).

Không chỉ riêng nhóm kiến nghị 72 Trí thức hàng đầu của Việt Nam, và cũng không phải chỉ có mười lăm ngàn người đã ký tên vào bản kiến nghị là bức xúc với bản Hiến pháp 1992 ( sửa đổi 2013) hiện nay... mà hầu hết tất cả mọi người sau khi có cơ hội so sánh giữa bản Hiến pháp cũ 1992... với bản Hiến pháp được cho là đã sửa đổi và đang chờ Quốc hội Việt Nam thông qua, đều cảm thấy bất bình về hành vi gian manh và xảo trá của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... vì nội dung của bản Hiến pháp mới 2013 thật ra chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho đảng, cho các nhóm lợi ích... mà không hề phục vụ cho quyền lợi thật sự của người dân và của quốc gia dân tộc. và với sự tồn tại của điều 4 Hiến pháp.. cũng như các điều nghịch lý trong luật đất đai hiện hành... chắc chắn sẽ là dấu hiệu cho một xã hội đầy bất ổn hơn trong tương lai, khi tham nhũng và tiêu cực không có bất kỳ định chế nào được quy định và có giá trị thật sự trong bản hiến pháp mới được cho là đã được sửa đổi và hoàn thiện hiện nay. 




Bản Tin








Lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi 2013)


VRNs (11.11.2013) – Sài Gòn – Nhóm Kiến Nghị 72 vừa đưa ra Bản dự thảo Lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi 2013). Trước đây Kiến nghị ngày 19.01.2013 về sửa đổi Hiến pháp 1992, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15000 người ký hưởng ứng. 
nay ban soạn thảo thông báo đến quý vị nào muốn tham gia ký tên Bản kiến nghị dừng thông qua Hiến Pháp 2013 xin vui lòng gởi tên, nghề nghiệp, địa chỉ đến tiến sĩ Nguyễn Quang A, tại email:anguyenquang@gmail.com. Đợt thu thập chữ ký này kết thúc vào 12 giờ trưa, ngày 15.11.2013.
Dưới đây là toàn văn Lời kêu gọi.

Lời kêu gọi dừng việc thông qua

Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi 2013)



Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát. 
Kể từ ngày tái thống nhất Tổ quốc, chưa bao giờ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị uy hiếp như ngày nay. Kinh tế đất nước chìm ngập trong tham nhũng và nợ nần, lòng dân phân tán, mất lòng tin vào hệ thống cầm quyền giữa lúc phải đối mặt với những thách thức hiểm nghèo trên mọi phương diện đối nội và đối ngoại. Trong hoàn cảnh đó, việc Quốc hội khóa XIII thông qua một bản hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Một trong những người ký tên ủng hộ Kiến Nghị 72 trước đây.
Một trong những người ký tên ủng hộ Kiến Nghị 72 trước đây.
Chúng tôi, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72*, một lần nữa kiến nghị Quốc hội tạm dừng việc thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định tạm dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân. Muốn vậy, phải tổ chức tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai những điểm cơ bản về thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tiến hành trưng cầu ý dân. Trường hợp vẫn đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi kêu gọi các vị đại biểu bỏ phiếu không thông qua.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như Dự thảo đang bàn thì Quốc hội khóa XIII sẽ có tội với Tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ phải chịu phần trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước dân tộc.
Ngày 15 tháng 11 năm 2013  
Những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72
* Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp 1992, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15000 người ký hưởng ứng




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét