Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

30 THÁNG TƯ... KỸ NIỆM ĐAU BUỒN VỀ NGÀY ĐEN TỐI NHẤT CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM... KHI CÁI ÁC CHIẾN THẮNG LÊN NGÔI... ?









                             SỰ THẬT -  CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Hàng năm cứ gần đến ngày 30 tháng tư... người Việt sống trong và ngoài nước lại khắc khoải và hồi tưởng lại quá khứ đau thương... là những chuỗi ngày đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam... khi chế độ cộng sản độc tài toàn trị chiến thắng và hoàn toàn cưỡng chiếm miền Nam Việt nam. Mọi người chúng ta không lạ gì khi đọc những dòng chữ chân tình của Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, một bạn trẻ sinh ra, lớn lên và trưởng thành dưới cái gọi là "Mái trường Xã hội Chủ nghĩa"... người đã thấm nhuần chủ thuyết cộng sản và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh... và cũng là một nhân chứng sống của lịch sử Việt Nam, vốn đã trải qua những ngày tháng tăm tối trong ngục tù cộng sản... chỉ vì không cam chịu nhìn cảnh đồng bào Việt Nam, người dân Việt Nam sống đọa đày đau thương dưới ách cai trị tàn bạo và dã man của những người cộng sản mà trong quá khứ... đã lừa dối bản thân anh cùng triệu triệu người dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc...




Sau ngày 30 tháng tư đen tối đó... đồng bào Việt nam, đặc biệt là hàng triệu cựu Sỹ quan quân nhân cán chính của chính thể Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt nam... đã trải qua những ngày tháng tăm tối và cùng cực nhất trong hệ thống ngục tù đầy kinh hoàng của cộng sản tại miền Bắc Việt Nam. Dưới sự trả thù hèn hạ của những người cộng sản... hàng trăm ngàn sỹ quan quân nhân của chế độ Việt nam Cộng Hòa đã phải bỏ mạng... và hàng triệu người khác đã liên tục bị đọa đày và hành hạ đến nỗi khi may mắn còn sống trở về đã phải thốt lên rằng nơi họ từng sinh sống đích thị là "Địa ngục trần gian"...? 



Bên cạnh đó, người thân trong gia đình và vợ con của họ cũng phải trải qua những năm tháng cơ cực và khủng khiếp chẳng thua kém gì người chồng và người cha của mình tại những khu vực lành ít dữ nhiều... vốn được gọi là vùng "Kinh tế mới". Do không thể chịu đựng được cảnh bị hành hạ ngược đãi... hàng triệu triệu người đã phải chen chúc nhau trên những con thuyền mong manh ngoài biển cả... với mong ước sẽ trốn thoát được khỏi chế độ cộng sản tàn bạo... và cứ thế hàng triệu người nối đuôi nhau không mệt mỏi...trong số đó hàng trăm ngàn người đã trở thành mồi ngon cho cá mập và sóng dữ... trước khi số khác đến được bến bờ tự do...



Chưa hết... sau 39 năm cai trị người dân và điều hành đất nước bằng dùi cui... bằng roi điện... và bằng hệ thống nhà tù tàn bạo, tội ác do chế độ cộng sản độc tài này gây ra biết bao đau khổ cho người dân Việt Nam... ngay cả những người trước đây từng là đồng chí, đồng đội của họ trong kháng chiến...cũng không thoát khỏi số phận nghiệt ngã nói trên. hàng trăm hàng ngàn dân oan bao gồm các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người từng có công nuôi dưỡng và che chở cho những người cộng sản trong thời gian kháng chiến...các thương binh và gia đình liệt sĩ... những người đã từng bị lừa dối trong cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền Nam Bắc đã cống hiến và hy sinh một phần thân thể của mình nay bị chính quyền các cấp cướp đoạt tài sản đất đai nhà cửa một cách trái pháp luật và thô bạo... các quyền căn bản con người thì bị tước đoạt... thậm chí cả quyền thực thi lòng yêu nước bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của quê hương đất nước cũng bị ngăn cấm và chà đạp một cách hết sức thô bạo... đó chính là nguyên nhân và lý do tại sao hàng triệu triệu người dân Việt nam lại tỏ ra khắc khoải và đau buồn... thay vì vui mừng và hãnh diện trước sự kiện lịch sử trọng đại... vốn từng được những người cộng sản xem là chiến thắng vẻ vang của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam...





Bản Tin





BBC

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Cập nhật: 04:11 GMT - thứ hai, 29 tháng 4, 2013

Người vui, người buồn trong dịp 30/4
Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.
Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Hoài nghi, nuối tiếc
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.
"Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự."
Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
Bài phản ánh quan điểm và văn phong của riêng tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội.

Nguồn :  BBC TIẾNG VIỆT


Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN... SAO KHÔNG LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN... ?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Tại sao người dân xã Bắc sơn, huyện Thạch Hà tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và người dân oan cả nước Việt Nam nói chung thường có hành vi phản kháng lại chính quyền...? và tình trạng nổi loạn vừa qua gây xáo trộn và bất ổn tại địa phương của người dân xã Bắc sơn, huyện Thạch Hà tỉnh trong việc phản đối chính quyền tỉnh Hà tĩnh thực hiện dự án xây dựng "Nghĩa trang Vĩnh hằng" cạnh khu vực dân cư tại địa phương ... là dấu hiệu của hiện tượng "Giọt nước làm tràn ly". Vâng, không chỉ sự nổi loạn của người dân xã Bắc sơn ngày hôm nay... mà sự bất bình trong lòng người dân lan rộng khắp mọi nơi trong phạm vi cả nước... trong đó nhiều trường hợp dẫn đến các hành vi phản kháng nghiêm trọng và quyết liệt từ người dân như tại: Cống rộc huyện Tiên Lãng, TP. Hải phòng, huyện Văn giang tỉnh Hưng yên, Vụ bản tỉnh Nam định, xứ đạo Cồn Dầu TP. Đà nẵng...v...v...



Lý do tại sao... và làm thế nào để không còn tồn tại tình trạng dân oan khiếu kiện lan tràn khắp mọi nơi...? mọi người chúng ta ai cũng biết... nạn tham nhũng lan tràn khắp mọi nơi trong Bộ máy chính quyền các cấp... đặc biệt là đối với những lợi ích to lớn trong lĩnh vực đất đai... dẫn đến cách hành xử vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô đạo đức của lãnh đạo chính quyền các cấp, từ địa phương đến Trung ương. Đất đai bị trưng dụng và bị thu hồi cưỡng chế vô tội vạ và được tiến hành một cách tùy tiện... bất chấp lợi ích và cuộc sống của người dân ra sao... bất chấp nhu cầu và lợi ích thiết thực của toàn xã hội... bất chấp mọi sự phản đối và phản biện từ mọi tầng lớp nhân dân... bất chấp cả việc vi phạm pháp luật... và cuối cùng là bất chấp cả lương tâm đạo đức con người... đó chính là những nguyên nhân dẫn đến việc người dân bị dồn vào con đường cùng và cuộc sống không còn lối thoát... tất nhiên phải phản ứng, và phản kháng quyết liệt theo bản năng sống tự nhiên của con người... không có gì là khó hiểu...



Tôn trọng luật pháp... tôn trọng sự thật và quan tâm thiết thực đến cuộc sống cùng lợi ích chính đáng của người dân... đặt quyền lợi và lợi ích toàn xã hội lên trên quyền lợi và lợi ích của cá nhân, của người thân và gia đình mình... đó chính là những vấn đề mà giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam cần phải ý thức và thực hiện. Một chính quyền Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân mà phục vụ như tuyên truyền bấy lâu nay trước công luận trong và ngoài nước từ các vị lãnh đạo quốc gia cộng sản này...thì không thể tồn tại các hiện tượng đau lòng nói trên. Chính quyền Nhà nước của nhân dân thay vì lắng nghe nguyện vọng và ước muốn của họ...lại chủ trương dùng bạo lực cưỡng chế, tấn công một cách thô bạo và dã man người dân của mình... thì làm sao có thể xem đó là chính quyền Nhà nước của nhân dan...? một Nhà nước pháp quyền... mà thường xuyên chà đạp lên pháp luật...chà đạp lên sự thật và công lý... thì làm sao có thể gọi đó là một Nhà nước pháp quyền...? để có thể vãn hồi và khắc phục mọi tình trạng bi đát nói trên... điều cần thiết trước tiên mà các vị lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp cần phải làm đó chính là cần phải chấm dứt ngay hiện tượng ngồi trên pháp luật từ phía chính quyền Nhà nước bấy lâu nay... ở mọi cấp, mọi lúc và mọi nơi một cách vô điều kiện... và lắng nghe thực hiện đối thoại với người dân trước mọi sự việc bằng thiện chí tích cực thật sự... thay vì hành xử ngang ngược và chủ trương xử dụng bạo lực thô bạo một cách lan tràn như hiện nay.





Bản Tin







Thời tiết 
weather-status16oC Mưa nhẹ



Ép dân nghèo xây nghĩa trang sang

Ép dân nghèo xây nghĩa trang sang
Cánh đồng này sẽ xây dựng dự án. Ảnh: Thế Sơn
Đem sự lo lắng của người dân liệu khi có thân nhân qua đời, có được mai táng ở “Công viên Vĩnh Hằng” không? Ông Nguyễn Lương Lĩnh, Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà cho biết: “trong các văn bản đã ghi rõ “khi người dân xã Bắc Sơn qua đời, sẽ được an táng tại đây không phải trả tiền đất..”.
(PLO) - Thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bao đời nay bình yên, vì sao bỗng nhiên trở thành tâm điểm của dư luận cả nước về việc bắt giữ, chống lại chính quyền. Đây hoàn toàn không phải chuyện chính trị mà là chuyện người dân không đồng tình với dự án xây nghĩa trang sang trọng trên phần đất lúa là sinh kế, là tài sản duy nhất của họ.
Chúng tôi tới nhà bà Hồ Thị Long, 61 tuổi, nơi đã xảy ra vụ bắt giữ ngày 10/04/2014. Nghe tin nhà báo đến, người dân kéo đến rất đông và tranh nhau trình bày sự việc. Ông Đường Sơn Ngọc, 87 tuổi nói: “Nhân dân ở đây đã thiếu đất sản xuất, bây giờ lại làm dự án trên đất lúa thì chúng tôi sống vào đâu”. 
Còn ông Dương Đình Trung, 48 tuổi thì nói: “Chúng tôi không phản đối các quy hoạch của Nhà nước. Xây nghĩa trang thì cần phải đặt địa điểm nào xa dân cư, đừng lấy mất đất sản xuất thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”. Rõ ràng, sự bức xúc của người dân nơi đây bắt đầu từ dự án “Công viên Vĩnh Hằng” quy hoạch trên đất trồng lúa của họ. 
Không chống quy hoạch, chỉ muốn giữ đất sản xuất
Ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Suốt 13 năm nay, tình hình an ninh trật tự của xã rất tốt. Hàng năm đều được tỉnh Hà Tĩnh khen ngợi”. Hỏi về nguyên nhân dẫn đến sự chống đối chính quyền của người dân, ông Chủ tịch nói: “Do người dân phản đối dự án “Công viên Vĩnh Hằng” vì lo sợ sẽ bị mất đất sản xuất và ô nhiễm..”. 
Tại nhà anh Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng Công an xã, chiếc xe máy bị người dân đốt cháy trơ khung sắt, nằm chỏng chơ ngay lối đi vào nhà. Nói về việc bắt người, anh Sơn nói: “Theo tôi nghĩ, Công an cần chi làm lén lút vậy. Có lực lượng cứ đến công khai mà bắt, hoặc triệu tập lên thì có lẽ hợp lòng dân hơn...”. Hiện Trưởng Công an xã này đã làm đơn xin từ chức và đang đợi cấp trên trả lời.
Chúng tôi đến Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị xây dựng nội dung, chọn địa điểm cho dự án này. Theo bản thuyết minh thì “Công viên Vĩnh Hằng” là một nghĩa trang cao cấp, bao gồm các dịch vụ khác tổng diện tích 38,68ha với mức đầu tư xấp xỉ 400 tỷ đồng. Dự kiến khi đi vào hoạt động, sẽ an táng được 20 ngàn ngôi mộ. Dự án còn muốn biến nghĩa trang này trở thành điểm dừng chân của khách du lịch nữa.
Ông Nguyễn Thế Nam, Phó Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng - Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh cho biết: “UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, làm đầu mối thu hút các nhà đầu tư tham gia dự án, chứ hiện nay chưa có nhà đầu tư”. 

Người dân bức xúc trình bày. Ảnh: Thế Sơn 
Chưa có chủ đầu tư, sao vội thu hồi đất?
Nếu đúng như lời ông Nam nói, thì có điều gì đó hơi “ngược”. Bởi dự án chưa xác định được chủ đầu tư, nhưng cả hệ thống chính trị tại địa phương đã rốt ráo vào cuộc, tuyên truyền, vận động người dân bàn giao đất. Chúng tôi thắc mắc: “Sau khi thu hồi, giải phóng mặt bằng xong, liệu có đảm bảo sẽ có nhà đầu tư thực hiện dự án, hay là đất bị bỏ hoang trong nhiều năm?”. Ông Nam khẳng định: “Chắc chắn 100% sẽ có nhà đầu tư”...
Được biết, vừa qua gần 40 người dân và cán bộ xã Bắc Sơn được tổ chức đi tham quan “Công viên Nghĩa Trang” ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Chuyến thăm quan được dựng hẳn thành một phóng sự truyền hình, in ra đĩa phát cho người dân nhằm mục đích thuyết phục họ đồng ý bàn giao đất. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà thì tất cả chi phí cho chuyến đi này do huyện chi trả từ nguồn ngân sách. 
Thế nhưng, Chánh Văn phòng của UBND huyện thì khẳng định: UBND xã Bắc Sơn là đơn vị chi trả vì bây giờ đã có luật ngân sách nên huyện không chi trả được. Theo một số người thạo tin, số tiền không hề nhỏ cho chuyến đi tham quan bảy ngày, sáu đêm, xây dựng phóng sự truyền hình đều do một doanh nghiệp tổ chức và chi trả. Như vậy có thể khẳng định rằng: Dự án này đã có doanh nghiệp đầu tư, làm chủ để kinh doanh. 
Nghĩa trang sát khu dân cư, gần TP.Hà Tĩnh
Trong bản vẽ phối cảnh dự án cho thấy, khoảng cách từ khu xây mộ của dự án đến hộ dân gần nhất là 110m. Dù đã cam kết về môi trường, cảnh quan thiên nhiên với những lời tốt đẹp nhưng chủ đầu tư có thực hiện đúng hay không lại là một vấn đề khác. 
Chưa kể dự án còn bít mất con đường duy nhất của ba thôn nối liền với tỉnh lộ 3 để đi về TP.Hà Tĩnh, làm xáo trộn và phải hủy bỏ một số điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới mà người dân đã đóng góp tiền của để xây dựng.  
Vị trí của nghĩa trang cũng có vấn đề khi chỉ cách TP.Hà Tĩnh 7,5km. Bởi sau này thành phố mở rộng địa giới hành chính thì nguy cơ một nghĩa trang không còn chức năng hoạt động, nằm ngay giữa nội đô là điều hiển nhiên. So với nhu cầu chôn cất như hiện nay thì “Công viên Vĩnh Hằng” chỉ hoạt động, khai thác không quá 10 năm sẽ phải đóng cửa. Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các quy chuẩn đã cam kết sau khi dự án đã đóng cửa. Có thể khẳng định rằng, một dự án đặc thù như nghĩa trang không thể mang lại lợi ích cho xã hội, nếu chỉ tồn tại với thời gian quá ngắn như vậy?

Phó Chủ tịch huyện Kỳ Anh trả lời phỏng vấn. Ảnh: Thế Sơn 
Dân nghèo có đủ tiền thuê dịch vụ nghĩa trang sang?
Đem sự lo lắng của người dân liệu khi có thân nhân qua đời, có được mai táng ở “Công viên Vĩnh Hằng” không? Ông Nguyễn Lương Lĩnh, Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà cho biết: “trong các văn bản đã ghi rõ “khi người dân xã Bắc Sơn qua đời, sẽ được an táng tại đây không phải trả tiền đất..”. 
Thế nhưng ngoài tiền đất, phải trả thêm bao nhiêu tiền cho các dịch vụ, thì chính ông Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà cũng không trả lời được. Và theo bản thuyết trình về nghĩa trang cao cấp này thì số tiền dịch vụ để được an táng tại đây chắc chắn không thể rẻ, nên những người nông dân thu nhập thấp, lo lắng về nơi chôn cất là hoàn toàn có cơ sở.  
Chính cấp ủy, chính quyền xã Bắc Sơn cũng đã thấy trước những thiệt thòi gây nên sự bất thuận của người dân. Vì thế, ông Dương Công Tự, Bí thư Chi bộ xã đã làm công văn gửi đến Huyện ủy Thạch Hà để cảnh báo. Thế nhưng, thay vì lắng nghe tiếng nói từ chính quyền cơ sở để giải quyết thì cấp trên lại ra công văn đốc thúc phải quyết liệt thực hiện nhiệm vụ này. 
Ngày 16/4/2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo về dự án “Công viên Vĩnh Hằng”. Nội dung cuộc họp cho thấy tỉnh Hà Tĩnh sẽ quyết tâm thực hiện dự án này dù người dân phản đối. Vậy là một dự án dành cho người chết chưa khởi công mà đã có 10 người sống bị khởi tố, phá tan  sự bình yên bao đời của một vùng quê. 
Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hà Tĩnh nên đánh giá, xem xét ý kiến của người dân trong việc xây dựng một nghĩa trang cao cấp này. Bởi ở một vùng đất có thu nhập còn rất thấp thì nơi an nghỉ sang trọng không phải là mục tiêu cấp thiết, đại diện cho nhu cầu của đại bộ phận dân chúng. Hơn nữa, quy hoạch này không phải phục vụ an ninh quốc phòng, hay phúc lợi xã hội. Hãy để việc giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án thỏa thuận với người dân thì sẽ thấu tình, đạt lý hơn.


Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

GIÁO DỤC VIỆT NAM HẾT CẢI TIẾN RỒI LẠI CẢI LÙI TRONG SUỐT NHIỀU THẬP NIÊN QUA... RỒI ĐÂY, TƯƠNG LAI THẬT SỰ CỦA CÁC THẾ HỆ TRẺ LẪN NỀN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM SẼ RA SAO DƯỚI CÁI GỌI " MÁI TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA " ... ?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nhiều thập niên qua, ngành giáo dục Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản...được định hướng Xã hội Chủ nghĩa liên tục hết cải tiến rồi lại cải lui... tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng mỗi kỳ từ nguồn ngân sách quốc gia... từ nguồn tiền thuế đóng góp từ người dân và đồng bào cả nước... nhưng xem ra chẳng thu được bất kỳ kết quả khả quan nào... không những thế, dường như ngày một đi vào ngõ cụt, bế tắc luẩn quẩn mà không lối thoát...!!! Lý do tại sao... và phương hướng nào cho việc khắc phục hiệu quả tình trạng bi đát nói trên của ngành giáo dục Việt Nam... để không còn tình trạng lãng phí nguồn tiền, của cải và nhân lực được đóng góp từ người dân...?



Quan điểm xuất phát từ những chuyên gia và cán bộ Nhà nước trực thuộc ngành giáo dục Việt Nam đã phản ảnh hết sức rõ ràng về những điều bất cập đã và đang là những nhân tố tiêu cực cản trở sự phát triễn và hệ thống cải cách liên quan đến ngành giáo dục Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực bao gồm: cải cách hệ thống sách giáo khoa giáo dục phổ thông ... cải tiến hệ thống giáo dục giảng dạy... và một số lĩnh vực liên quan khác. Bên cạnh đó, các quan điểm và những ý kiến đóng góp nói trên cũng đã phản ảnh một cách hết sức rõ ràng và cụ thể về những quan ngại hết sức thiết thực và thực tế từ việc phân bổ ngân sách như thế nào trong hệ thống đổi mới chương trình giáo dục cho hợp lý... cũng như đánh giá đúng mức về hiệu quả thu được thật sự từ việc đề nghị đổi mới và cải cách hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay.



Đóng góp ý kiến và quan điểm xây dựng là thế... nhưng tất cả đều còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và tiếp thu như thế nào từ các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam nói chung... và các vị lãnh đạo các Bộ ngành thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam nói riêng...? Liệu rằng lợi ích chung của xã hội Việt Nam, của con người và đất nước Việt Nam... cũng như lợi ích thiết thực của các thế hệ trẻ Việt Nam bao gồm cả con cái của các quan chức cán bộ lãnh đạo lẫn con cái của người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội... có đủ lớn để che khuất... để vượt lên... hay loại bỏ những tư duy ích kỷ nhỏ nhen... những lợi ích riêng tư cá nhân... hay các mưu toan và ý đồ nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị hay mục tiêu tham nhũng hay không...? tất cả đều còn bỏ ngỏ và chờ câu trả lời cùng cách hành xử thỏa đáng và thích hợp từ các vị lãnh đạo Nhà nước... các vị lãnh đạo chính quyền các cấp... và lãnh đạo các ban ngành đoàn thể liên quan hoặc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam...?





Bản Tin




BBC

Về dự thảo giáo dục 35.000 tỷ

Cập nhật: 06:26 GMT - thứ năm, 17 tháng 4, 2014

Ông Nguyễn Vinh Hiển nói gói 35 nghìn tỷ chưa bao gồm khoản đầu tư vật chất cho những nơi khó khăn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 14/4 đã thảo luận về Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, các báo trong nước đưa tin.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển được dẫn lời tại cuộc họp cho biết đề án cải cách giáo dục sẽ cần khoảng gần 35.000 tỷ đồng, chưa kể số tiền phải đầu tư vào những cơ sở còn gặp khó khăn về vật chất.
Ông Hiển cũng cho biết chương trình, sách giáo khoa mới theo đề án cải cách này sẽ được sử dụng ổn định đến năm 2030.
Tuy nhiên, ngày 15/04, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, thường trực ban soạn thảo Đề án, cũng lên tiếng khẳng định rằng số tiền này chỉ mới là ước tính ban đầu và không chỉ để dành làm chương trình, sách giáo khoa mà còn cho những 7-8 khoảng khác.
BBC mới có cuộc phỏng vấn với Nhà giáo ưu tú, GS TS Trần Ngọc Vương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh chủ đề giáo dục.
BBC: Ông nghĩ thế nào về gói 35.000 tỷ mà Bộ Giáo dục đang đề xuất cho chương trình cải cách giáo dục?
GS TS Trần Ngọc Vương: 35.000 tỷ đối với một nền giáo dục thì cũng không phải quá lớn, tuy nhiên cách sử dụng đồng tiền và phân bổ thế nào thì mới là vấn đề. Nếu không biết chi thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn.
Tôi chưa nhìn thấy được định hướng chi tiêu của 35.000 tỷ đấy cho chương trình và sách giáo khoa. Chương trình và sách giáo khoa đều không tốt và còn quá tù mù. Chính vì nó không rõ ràng về mặt đường hướng nên chưa thể nói là chi tiêu như thế là hợp lý.
Tôi thấy cách đặt vấn đề và sự góp ý trong thực tế chưa tập hợp được kinh nghiệm và tâm huyết của những nhà giáo dục có tiếng nói quan trọng. Sự tham khảo chương trình của các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ vẫn không hợp lý lắm, nhất là những môn khoa học xã hội.

'Giáo dục lại người làm giáo dục'

"Người làm giáo dục ở bậc vĩ mô thì tôi nghĩ là cần phải được giáo dục lại. Họ không có tri thức, kinh nghiệm, không có thực tế."
GS TS Trần Ngọc Vương
BBC: Ông nghĩ gì về những bất cập trong việc đầu tư ngân sách và chất xám cho giáo dục hiện nay?
GS TS Trần Ngọc Vương: Lẽ ra muốn bàn cải cách giáo dục, phải tiến hành những hội thảo chuyên đề và mời cho bằng được những chuyên gia có tri thức, có kinh nghiệm, có tâm huyết và có suy nghĩ độc lập, mạnh dạn trong lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, phải tổng kết cho bằng được những thành tựu của các nền giáo dục trước đây, cũng như những thành tựu mà các thể chế chính trị Việt Nam trước đây đã mang lại, dù là những chính thể tồn tại hàng nghìn năm hay chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trong đó có nền giáo dục nhà Nho ngày xưa, nền giáo dục của chính phủ Trần Trọng Kim hay của chính phủ Hồ Chí Minh trong thời kỳ đầu.
Trong một thời kỳ rất ngắn, người ta đã xóa được mù chữ, phát triển được những định hướng phát triển khoa học và khai thác được tiềm năng của đội ngũ trí thức, phục vụ rất có hiệu quả cho các mục tiêu xã hội.
Sau này người ta làm chính sách giáo dục theo lối đóng khung lại ở trên cùng, và chỉ những người nào đó mới được có ý kiến và đưa ra phán quyết mà không phải là sự tổng kết nghiêm túc.
Người làm giáo dục ở bậc vĩ mô thì tôi nghĩ là cần phải được giáo dục lại.
Họ không có tri thức, kinh nghiệm, không có thực tế, không có những suy nghĩ về các chương trình giáo dục và vì thế lúc nào cũng áp đặt vào mà không chấp nhận những ý kiến phản biện.
Rất nhiều người tâm huyết và cũng là những người có kinh nghiệm, có thực tế và đã đạt được những thành tựu lớn trong giáo dục đã đưa ra rất nhiều những lộ trình nhưng không được lắng nghe.
Tôi cho rằng hiện nay, khi áp dụng chương trình giáo dục cho các môn, chúng ta cần tổng kết rất nghiêm túc các môn học trên thế giới được thiết kế theo cách như thế nào và đặc điểm các chương trình phổ thông của những nền giáo dục tiên tiến là ra sao.
Nhiều nhà giáo dục cũng đang đề cập đến chuyện thay đổi triết lý giáo dục. Giáo dục 5% khác với giáo dục 100%, giáo dục cộng đồng khác với giáo dục tinh hoa.
Mục tiêu ngắn hạn trước mắt của nền giáo dục phục vụ cho cái gì, trong lâu dài phục vụ cho cái gì? Những điều đó phải rất rõ ràng thì lúc đó mới có thể đưa ra những khung chương trình phù hợp và ngân sách dành cho nó mới thỏa đáng được so với điều kiện kinh tế của Việt Nam bây giờ.

Giáo dục và chính trị


Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp giáo dục Việt Nam đứng thứ 7 trong 8 nước ASEAN
BBC: Ông có cho là nền giáo dục hiện nay bị sử dụng để phục vụ quá nhiều cho mục tiêu chính trị?
GS TS Trần Ngọc Vương: Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị.
Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.
Tôi nhắc lại là không có nền chính trị nào mà không cần giáo dục phục vụ. Nền chính trị nào mà không được nền giáo dục phục vụ thì nền chính trị đó cũng đều là hư hỏng.
Tuy nhiên phải xác định rõ rằng bản thân nền chính trị đòi nền giáo dục phục vụ ấy đã được định hình một cách chính xác chưa, và có chuẩn chưa, thì đó là một câu hỏi khác.
BBC: Ông có nói đến tầm quan trọng của việc tích cóp những thành tựu về giáo dục của các thể chế tồn tại hàng nghìn năm, cũng như những thể chế chỉ tồn tại về ngắn hạn. Ông nghĩ gì về nền giáo dục của miền Nam Việt Nam trước 1975?
GS TS Trần Ngọc Vương: Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc.
Hơn 20 năm ấy không thể nào bị phủ định sạch trơn một cách đơn giản được, có những thành tựu dứt khoát phải được kế thừa.
Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.
Trước đây nhiều nhà chính trị có vai trò lớn trong giai đoạn những năm 80-90 cũng đã từng khai thác những thành tựu giáo dục của miền Nam cũ và nhiều người trong số họ giờ đây vẫn có những đóng góp rất quan trọng.
Họ là sản phẩm kết tinh của một nền giáo dục hệ thống chứ không thể nói nền giáo dục cũ không có thành tựu gì mà lại đẻ ra họ được, và vì vậy, tôi nghĩ cần có một thái độ cầu thị nghiêm túc.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan