Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí


                       






     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Việt Nam được xếp vào thứ hạng 182 trong tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do Báo chí và nằm trong danh sách nhóm các nước không có tự do Báo chí theo công bố phúc trình thường niên về tự do Báo chí Toàn cầu của Tổ chức Freedom House, một Tổ chức nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ hôm 01/05 vừa qua đã phản ảnh trung thực và sống động về tình trạng tồi tệ tự do Báo chí tại Việt Nam hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Mặc dù hiện nay có đến gần 700 trang báo các loại hoạt động rầm rộ tại Việt Nam, một con số không nhỏ so với đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các trang báo đó đều thuộc vào loại báo "Chính thống" của Nhà nước và vẫn thường được gọi là báo "Lề phải" thường xuyên đưa thông tin một chiều thậm chí ngay cả bị bưng bít thông tin hoặc đưa thông tin sai lệch đối với những loại thông tin được cho là "Nhạy cảm" liên quan đến các vụ việc vi phạm nhân quyền hoặc ảnh hưởng không tốt đến uy tín và thể diện của đảng và Nhà nước.

Mặc dù sở hữu một khối lượng báo chí khổng lồ trong nước, thế nhưng Việt Nam lại hoàn toàn không có Tự do Báo chí, do bởi Báo chí và các ngành truyền thông trong nước đều hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát và chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Các Tổng Biên Tập và phóng viên nào không tuân thủ hoặc có hành vi đi ngược lại các quy định do đảng và Nhà nước đề ra đối với ngành Báo chí đều bị nghiêm trị mà điển hình trong những năm qua đã có nhiều Tổng Biên Tập của các trang báo bị sa thải, bị đình chỉ hoặc thuyên chuyển công tác trong lúc một số phóng viên của họ thì bị bắt giữ, bị bỏ tù và kết án.....như đối với các trường hợp: phóng viên Nguyễn Việt Chiến của Báo Thanh niên, Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nhà báo Hoàng Khương cũng là phóng viên của báo Tuổi Trẻ.....tất cả họ đều bị bắt và bị kết án chỉ vì dám viết bài chống tham nhũng hoặc đưa các thông liên quan đến tiêu cực và tham nhũng trong bộ máy chính quyền...chưa kể đến việc nhiều phóng viên và Blogger khác bị sách nhiễu, bị tấn công và bị hành hung một cách dã man trong lúc tác nghiệp hoặc sau khi đưa những thông tin được cho là "Nhạy cảm" như liên quan đến cưỡng chế đất đai....biểu tình khiếu kiện đất đai tập thể....hoặc ngay cả biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc....

Nói chung, việc đánh giá và xếp hạng Việt Nam không có Tự do Báo chí từ Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Freedom House và từ nhiều Tổ chức Nhân quyền Quốc tế khác như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Ủy Ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ)....hoàn toàn công bằng và đúng đắn, phản ảnh một cách rõ nét và trung thực về tình hình Tự do Báo chí tồi tệ tại Việt Nam hiện nay. Việc đánh giá và xếp hạng xấu đối với Việt Nam về Tự do Báo chí từ những Tổ chức Nhân quyền Quốc tế nói trên sẽ là tiêu chí và là nền tảng trong việc xem xét lại các mối quan hệ và trợ giúp Quốc tế liên quan đến Thương mại, Kinh tế và chính trị với Việt Nam từ Cộng đồng Quốc tế bao gồm Hoa Kỳ và từ nhiều nước trong khối Cộng đồng Châu Âu. Đã đến lúc các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản tại Việt Nam hiện nay cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các lợi ích mà Việt Nam sẽ nhận được từ Cộng đồng Quốc tế xuyên qua việc cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân bao gồm các quyền: Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí, Tự do Tôn giáo, Tự do Hội họp và Lập hội......





Bản Tin



Thứ năm, 02/05/2013

Tin tức / Việt Nam

Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí

Phúc trình về Tự do Báo chí 2013 của Freedom House
Phúc trình về Tự do Báo chí 2013 của Freedom House
CỠ CHỮ 
Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.

Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.

Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :

“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:

“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”

Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:

“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”

Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.









>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

USCIRF đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC


                     







      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách  (Country of Particular Concerns gọi tắt là CPC) thuộc các nước cần quan tâm đặc biệt của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (gọi tắt là USCIRF) là một quyết định công bằng và hết sức đúng đắn phù hợp với tình hình tự do Tôn giáo tồi tệ tại Việt Nam hiện nay. Và niềm vui đó sẽ nhân gấp trăm lần nếu đề nghị nói trên của Ủy Hội được chính phủ Hoa Kỳ lắng nghe và chấp thuận. Cộng đồng Quốc tế đã rất nhiều lần khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ của mình để hưởng được những chính sách ưu đãi và trợ giúp về phát triễn kinh tế xã hội,cũng như có cơ hội hội nhập với Quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bấy lâu nay vẫn tiếp tục phớt lờ mọi quan tâm từ phía Cộng đồng Quốc tế bao gồm cả mọi sự chỉ trích lẫn khuyến cáo mặc dù trong thâm tâm các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản này vẫn luôn mong muốn nhận được sự chiếu cố từ phía Cộng đồng Quốc tế. Đặc biệt kể từ khi làn sóng phản đối trong nước dâng cao và sự bùng nổ khát khao dân chủ trong lòng người dân Việt Nam trở nên mãnh liệt hơn, thì giới lãnh đạo đảng cầm quyền hiện nay càng trở nên lúng túng và lo sợ hơn khi cảm thấy quyền lực và lợi ích cá nhân của họ dường như đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, dẫn đến việc gia tăng hàng loạt các vụ trấn áp, sách nhiễu và bắt bớ giam cầm trái phép đối với mọi tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, bao gồm các Nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và Tôn giáo.

Đặc biệt là mối lo sợ đối với các Tôn giáo, do sức ảnh hưởng to lớn về tinh thần giữa Tôn giáo đối với người dân. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngoài việc kiểm soát gắt gao mọi sinh hoạt Tôn giáo trong cộng đồng, họ không từ bất kỳ thủ đoạn xấu xa nào nhằm mục đích gây chia rẽ trong cộng đồng giáo dân để dễ bề khống chế tầm ảnh hưởng hiện nay từ các Tôn giáo. Điển hình như trò mạo danh một vị Linh Mục tại giáo phận Bắc Ninh vừa qua liên quan đến việc trưng cầu ý dân trong dự thảo sửa đổi Hiến Pháp Nhà nước....vừa lố bịch, vừa khôi hài mà còn khiến cho dư luận thêm nhiều bức xúc. Nói chung, việc kiến nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế là một hành động kịp thời và vô cùng đúng đắn không những phản ảnh đúng thực trạng vi phạm Tự do Tôn giáo nghiêm trọng tại Việt Nam mà còn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước trước hành động ngày một xem thường luật pháp, công pháp Quốc tế và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người của tập đoàn lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.





Bản Tin



Thứ Tư, 01/05/2013

Tin tức / Việt Nam

USCIRF đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.
Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.
CỠ CHỮ 
Hôm 30/4, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế(gọi tắt là USCIRF) công bố phúc trình thường niên, đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam và 6 nước khác, vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC).

Phúc trình năm 2013 của Ủy hội Tự Do Tôn giáo Quốc Tế nêu lên lý do của đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC:

“Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo. Hà Nội sử dụng lực lượng đặc nhiệm công an tôn giáo và áp dụng các luật mơ hồ về an ninh quốc gia để trấn áp các hoạt động tôn giáo độc lập, kể cả Phật Giáo, Tin Lành, Hoà Hảo và Cao Đài, đồng thời tìm cách chặn đứng sự phát triển của đạo Tin Lành và Công Giáo trong các dân tộc thiểu số qua hình thức kỳ thị, bạo lực và cưỡng bức bỏ đạo.”

Tiến sĩ Scott Flipse là một chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ VOA, Tiến sĩ Scott Flipse nói tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sẽ cải thiện nếu Việt Nam định chế hóa một số quyền tự do.

“Tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do lập hội, nếu xảy ra tại Việt Nam và nếu các quyền tự do ấy được bảo vệ thì Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn. Đó là những quyền tự do mà chúng ta cần nỗ lực làm việc để cải thiện cùng lúc, bởi vì chúng liên kết chặt chẽ với nhau.”

Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo...
Giải đáp thắc mắc về việc Việt Nam luôn luôn khẳng định có đầy đủ luật pháp để cho phép người dân được hành sử các quyền tự do mà ông vừa nêu lên, Tiến sĩ Scott Flipse nói:

“Đúng, Việt Nam có rất nhiều luật lệ, nhưng xã hội Việt Nam là một xã hội pháp trị, chứ không phải là một xã hội pháp quyền, điều đó có nghĩa là các yếu tố chính trị hay quan niệm về nhu cầu an ninh quốc gia chiếm thế thượng phong những điều khoản bảo vệ các quyền tự do được ghi trong Hiến Pháp. Thế cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta phải tiếp tục chuyển hướng, từ một xã hội pháp trị sang một xã hội cai trị bằng luật pháp, luật pháp là tối thượng”.

Tiến sĩ Scott Flipse nói cách duy nhất để buộc Việt Nam phải chú ý là đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm của các quan hệ Mỹ-Việt, kể cả với chiến lược và an ninh.

“Thông điệp mà chúng ta cần gửi đến người Việt Nam là đây là quyền lợi của người Mỹ, và chúng tôi sẽ không tiến hành các chương trình phục vụ quyền lợi kinh tế và an ninh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, cho tới khi nào có tiến bộ về các quyền lợi của Hoa Kỳ như nhân quyền và tự do tôn giáo.”

Tiến sĩ Scott Flipse nói Việt Nam hành động nhanh chóng để cải thiện pháp quyền khi Việt Nam muốn gia tăng xuất khẩu, nhưng lại trì hoãn việc cải thiện nhân quyền, dân quyền và quyền chính trị, bởi vì họ lo sợ các quyền ấy có thể động chạm tới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bản phúc trình của USCIRF nêu ra nhiều trường hợp về đàn áp tôn giáo, như vụ đàn áp Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, bỏ tù các thanh niên Công Giáo, đàn áp và bỏ tù những những người Hmong và Thiểu Số Tây Nguyên theo đạo Tin Lành, kiểm soát các hoạt động của Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài, tịch thu đất đai tài sản của các tổ chức tôn giáo, và tại một số nơi, bắt các tín đồ phải bỏ đạo.

Bản phúc trình của USCIRF nêu lên Nghị Định 92 (92/2012/NĐ-CP) về Tôn Giáo của Việt Nam, nói rằng đây là một bước thụt lùi sẽ tạo nhiều khó khăn cho các nhóm tôn giáo đang hoạt động không chính thức.

Phúc trình của USCIRF nói tình hình tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng lâm nguy vì sự hiện diện của điều mà tác giả của phúc trình gọi là “các lực gây bất ổn”, như sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đi kèm với những hành động hay thiếu hành động của các chính quyền.

Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc Tế là một ủy ban độc lập do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập để theo dõi tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, ủy ban này có nhiệm vụ đề nghị nên đưa nước nào vào danh sách các nước đáng quan tâm về nhân quyền, gọi tắt là CPC.

Ngoài Việt Nam, 6 nước khác cũng bị Ủy Hội đề nghị đưa vào Danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo gồm có: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê-út, Sudan và Uzbekistan.

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 170 (01-05-2013)


       




                  






      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Bản Tin






Kính gởi tới Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Độc giả
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 170 phát hành ngày 01-05-2013,
- Bài xã luận của bán nguyệt san.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và tiếp tay phổ biến, nhất là phổ biến ngược về trong nước cho Đồng bào thân yêu.

Ban biên tập báo TDNL
Mù quáng đến bao giờ nữa ???
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 170 (01-05-2013)

            Chí minh (từ Hán Việt) có nghĩa là rất sáng suốt. Oái oăm và mỉa mai thay, kẻ mang tên đó lại mở đầu cho một chuỗi dài mù quáng (đến tận hôm nay) nơi bản thân ông, đồng đảng ông và nơi một số thành phần trong Dân tộc.

            1- Mù quáng vì cuồng tín

            Quả thế, năm 1920, sau khi đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, chàng thanh niên ít học Nguyễn Ái Quốc (tên mạo nhận của Nguyễn Tất Thành) đã hoàn toàn tin tưởng vàochủ nghĩa cộng sản, nhất là vào đường lối dùng bạo lực để giành lấy độc lập cho dân tộc. Anh ta không biết rằng trước đó một năm, tại Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đã đề xướng quyền Dân tộc Tự quyết và khuyến cáo các Đế quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị và độc lập cho các nước Á Phi thuộc địa. Hưởng ứng khuyến cáo này, cũng trong năm 1919, Anh Quốc đã trả độc lập cho Canada và A Phú Hãn. Năm 1936, Pháp trao trả quyền tự trị cho Syria và Lebanon, Từ 1946 đến 1949, các Đế quốc Tây Phương Mỹ, Pháp, Anh, Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa và bảo hộ tại châu Á (trong đó có cả Việt Nam, qua hoàng đế Bảo Đại).

            Tháng 6-1923, đến Moskva theo học Đại học Lao động CS Phương đông, Nguyễn Ái Quốc được đào tạo chính quy về chủ nghĩa Marx, kỹ thuật tuyên truyền lẫn khởi nghĩa vũ trang, và trở nên thành viên Đệ tam Quốc tế. Kể từ đó cho đến năm 1954, tay gián điệp mạo danh “nhà cách mạng” này đã cùng với đồng đảng làm hao tổn xương máu của hàng vạn đồng bào và tài nguyên vô số của tổ quốc để trả cái giá “giành lại độc lập cho nước” (thực chất là giành lấy độc quyền cho đảng), đang khi các quốc gia lân bang cũng đã đạt được điều đó mà hoàn toàn “miễn phí”!

            Nhưng độc lập ấy (cho miền Bắc) chỉ là giả hiệu, vì Hồ Chí Minh ngay sau đó đã mù quáng tròng lên dân tộc hai cái ách khác: Nga cộng và Tàu cộng. Coi Stalin và Mao là những vị thầy bất khả ngộ, chủ nghĩa Mác-Lê là con đường tốt đẹp xây dựng đất nước, sự thống lĩnh tuyệt đối của đảng CS trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa là điều tối thượng, việc bành trướng chế độ xã hội chủ nghĩa cách mạng ra toàn thế giới là lý tưởng sống, Hồ Chí Minh đã tiếp tục mở ra những cuộc chiến đẫm máu khác nhắm vào Dân tộc: nào Cải cách ruộng đất giết nông gia giỏi và nhân sĩ uy tín, tàn phá đạo đức gia đình và cơ cấu làng xã, để cướp mọi tài nguyên vào tay đảng, buộc mọi nhân tâm quy về đảng; nào trấn áp hàng vạn trí thức, nghệ sĩ qua vụ “Nhân văn Giai phẩm” để chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao thống trị trong tâm trí giới tinh hoa của Dân tộc; nào “Giải phóng miền Nam” để chiến đấu cho LX và TQ, bành trướng chế độ CS xuống Đông Nam Á, với cái giá của hàng triệu binh lính lẫn đồng bào hai miền Bắc Nam và sự tan hoang của toàn thể đất nước. Đang khi những đồng chí của HCM ở Bắc Hàn và Đông Đức đã không dại gì mà “giải phóng”, gây tổn hại cho ruột thịt của họ tại nửa nước đang ở dưới “ách cai trị của tư bản chủ nghĩa”!!

            Sự mù quáng do cuồng tín vào chủ nghĩa CS, vào tình quốc tế vô sản, nhất là vào đàn anh Tàu cộng đó -từng biểu lộ qua việc ký công hàm bán nước năm 1958, việc im thin thít khi Hoàng Sa bị xâm lăng năm 1974, một phần Trường Sa bị chiếm đoạt năm 1988 (nghĩ rằng anh em giữ cho nhau và sẽ trả cho nhau)- vẫn còn tiếp tục đến hôm nay nơi hậu duệ của Hồ qua hai hiệp định nhường đất và biển cho Tàu cộng năm 1999 rồi 2000, qua việc tuân thủ triền miên khẩu hiệu “16 chữ vàng, 4 chữ tốt”, qua niềm xác tín “việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại nước ta sẽ thuận lợi nhờ cận kề đại quốc xã hội chủ nghĩa” (lời Nguyễn Chí Vịnh)… đang khi kẻ thù truyền kiếp này chực chờ xâm chiếm Việt Nam tự ngoài biển và ngay trong lãnh thổ.

            2- Mù quáng vì thù hận

            Chiếm được miền Nam xong, nơi người Cộng sản nổi rõ lên một sự mù quáng thứ hai, đó là mù quáng vì thù hận. Học đòi quan niệm cuộc sống là “đấu tranh sinh tồn” (một quan niệm ngu xuẩn và tai hại của Darwin -vì đúng ra là “tương trợ sinh tồn”), Lênin rồi các đồ đệ (trong đó có HCM) đã chủ trương chính trị là “đấu tranh giai cấp”, là phải chia thế giới thành hai phe sống mái: Tư bản và CS, là phải phân biệt loài người có hai hạng đối đầu: anh em bạn bè là hạng lụy phục chế độ CS và người dưng thù địch là hạng chống lại nó, dù họ đồng chủng. Thành ra sau biến cố tháng 4-1975, lòng thù hận CS được thả lỏng. Thật ra trước đó nó đã được buông cương tại miền Nam rồi, qua việc tàn sát các viên chức hành chánh, việc pháo kích các khu dân cư, gài mìn đường sắt đường bộ, nhất là qua cuộc thảm sát dân lành tết Mậu Thân 1968. Nhưng chính sau tháng 4 đen, người ta mới thấy thế nào là tâm địa của những kẻ tự vỗ ngực là “quân giải phóng”: cướp tài sản và đuổi khỏi nhà hàng vạn gia đình “ngụy quân ngụy quyền”, tập trung “cải tạo” gần một triệu quân cán chính VNCH bị chụp mũ là “có nợ máu với Cách mạng”, chặn đường học hành, tiến thân và sinh sống của thân nhân con cái họ. Lòng thù hận này còn tràn sang cả với người dân miền Nam vốn sung túc hơn, văn hóa hơn, nhờ đã có hơn 20 hưởng một chế độ tự do dân chủ dù còn non trẻ. Từ đó đã khiến hàng loạt người dân phải bỏ chạy khỏi quê hương mình, đến nỗi Uwe Siemon-Netto, một nhà báo người Đức từng hoạt động tại Việt Nam phải thốt lên: “Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối? Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ 1 triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn... Ðã có khoảng 164.000 thường dân miền Nam bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản thời kỳ 1954-1975" (trích bài viết: Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng).

            Nào đã hết đâu. Lòng thù hận CS nay trút lên thành phần mà họ gọi là "phản động". Hàng ngàn, thậm chí hàng vạn chiến sĩ của tự do nhân quyền, từ phong trào phục quốc thế kỷ trước đến phong trào tranh đấu thế kỷ nay, những tinh hoa thật sự của đất nước, đang cùng với gia đình họ (tới tận con cháu) là đối tượng của những biện pháp trả thù đê hèn và tàn bạo như sách nhiễu cuộc sống, phong tỏa kinh tế, bôi nhọ thanh danh, hành hung thân thể và giam cầm tống ngục. Các tôn giáo cũng không nằm ngoài tầm ngắm của cái chế độ vô thần, vốn luôn căm ghét những thực thể cao cả linh thiêng và thù hận những thế lực tinh thần dám vạch trần những sai lầm và tội ác của nó. Ngày trước chuyên dùng bạo lực vũ khí, nay nó sử dụng bạo lực hành chánh (Pháp lệnh và Nghị định về tín ngưỡng tôn giáo) để làm cái rọ nhốt các Giáo hội, hầu nó mặc sức tung hoành.

            Lòng thù hận mù quáng đó tựu trung chỉ làm tiêu hao sinh lực của giống nòi và đe dọa sinh mệnh của Tổ quốc. Nhưng CS làm gì có Tổ quốc VN! Họ chỉ có Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thôi!

            3- Mù quáng vì tham lam

            Ở đây phải nói là tham quyền và tham tiền. Tham quyền đương nhiên nằm trong máu di truyền của CS, bởi lẽ đó là một chế độ độc tài, độc tôn, độc đảng. Từ năm 1917 (cách mạng Nga) đến nay, có khi nào CS chia quyền, nhường ghế cho ai đâu, trừ khi bị dồn vào chân tường hay bị hất khỏi ngai vàng thống trị (như các năm 1989-1991 bên Liên Xô và Đông Âu).

            Bị mọi tầng lớp nhân dân VN ngày càng đứng lên chất vấn và thậm chí đe dọa quyền lực độc tôn của mình, ngoài việc trấn áp thô bạo các cá nhân, tổ chức và phong trào đấu tranh, nay CS muốn chính danh hóa, hiến pháp hóa, luật lệ hóa mãi mãi sự thống trị của mình (qua điều 4 về đảng duy nhất lãnh đạo, điều 70 về quân đội tuyệt đối trung thành với đảng...). Cuộc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang tiến hành thực chất chỉ là một cuộc cưỡng bức toàn dân đồng thuận với cái Cương lĩnh đó của đảng. Qua đủ thứ trò gian manh và lố bịch, hao sức và tốn thuế: nào là mạ lỵ hăm dọa mọi công dân đấu tranh đòi biên soạn một Hiến pháp mới (Nhóm trí thức 72, Các Công dân tự do, Hội đồng Giám mục, các Giáo hội Tin lành, Phật giáo, Hòa hảo...) qua báo đài công cụ, dư luận viên chó săn, cán bộ đảng viên đầy tớ, trí nô ký sinh trong các học viện và đại học... nào là đem cái đảng pháp (tức HP giả hiệu) tới tận từng hộ dân bắt ký đồng thuận với lời hăm dọa.... nào là khước từ đăng trên phương tiện thông tin đại chúng các ý kiến bất đồng với đảng... nào là nói khống có tới 40-50 triệu ý kiến đồng thuận với HP của Quốc hội.

            Việc tham tiền của thì nhân dân đã thấy ngay từ Cải cách Ruộng đất thu điền thổ vào tay đảng, rồi sau cuộc "chiến thắng" tháng 4-1975 với hiện tượng "vào vội vã vơ vét về". Lòng tham lam vô độ này còn bộc lộ từ sau năm 1985, lúc đảng mở cửa kinh tế, cho đảng viên, công an, quân đội được phép làm giàu (với quyền thế trong tay lẫn ưu thế nhờ đảng, ba hạng này đã phất lên nhanh chóng, lấn lướt đè bẹp mọi doanh nghiệp tư). Với luật đất đai 1993 tước mọi ruộng đất khỏi tay toàn dân để đảng trở thành địa chủ độc nhất, lòng tham này lại bùng phát hơn nữa. Mới đây, hôm 24-04, cái gọi là "Hội nghị tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội VN về dự án sửa Luật Đất đai" vẫn kết luận cần duy trì chế độ ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định cách dùng quỹ đất. Đám gia nô mù quáng này đúng là đã làm theo ý đảng bày tỏ trong Dự thảo HP điều 57. Chính sách quản lý thị trường vàng hiện giờ (bị chỉ trích sau bài báo của Thanh Niên) và dư luận về một cuộc đổi tiền sắp tới (vì siêu lạm phát, vì nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng, vì ngân hàng đang có nợ xấu cực khủng) chỉ bộc lộ thêm lòng tham lam vô độ của đảng.

            Mù quáng vì cuồng tín chủ nghĩa, vì thù hận đối nghịch, vì tham quyền hám của, đó chính là bản chất bất biến, căn bệnh khó lành của CS. Đó cũng là vấn đề khôn giải của đất nước nếu chủ nghĩa và chế độ CS không bị loại khỏi lịch sử loài người và lịch sử dân tộc.


            BAN BIÊN TẬP

           
Tu do ngon luan so 170 (01-05-2013).docTu do ngon luan so 170 (01-05-2013).doc
983K   View   Download