SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Việt Nam được xếp vào thứ hạng 182 trong tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do Báo chí và nằm trong danh sách nhóm các nước không có tự do Báo chí theo công bố phúc trình thường niên về tự do Báo chí Toàn cầu của Tổ chức Freedom House, một Tổ chức nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ hôm 01/05 vừa qua đã phản ảnh trung thực và sống động về tình trạng tồi tệ tự do Báo chí tại Việt Nam hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Mặc dù hiện nay có đến gần 700 trang báo các loại hoạt động rầm rộ tại Việt Nam, một con số không nhỏ so với đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các trang báo đó đều thuộc vào loại báo "Chính thống" của Nhà nước và vẫn thường được gọi là báo "Lề phải" thường xuyên đưa thông tin một chiều thậm chí ngay cả bị bưng bít thông tin hoặc đưa thông tin sai lệch đối với những loại thông tin được cho là "Nhạy cảm" liên quan đến các vụ việc vi phạm nhân quyền hoặc ảnh hưởng không tốt đến uy tín và thể diện của đảng và Nhà nước.
Mặc dù sở hữu một khối lượng báo chí khổng lồ trong nước, thế nhưng Việt Nam lại hoàn toàn không có Tự do Báo chí, do bởi Báo chí và các ngành truyền thông trong nước đều hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát và chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Các Tổng Biên Tập và phóng viên nào không tuân thủ hoặc có hành vi đi ngược lại các quy định do đảng và Nhà nước đề ra đối với ngành Báo chí đều bị nghiêm trị mà điển hình trong những năm qua đã có nhiều Tổng Biên Tập của các trang báo bị sa thải, bị đình chỉ hoặc thuyên chuyển công tác trong lúc một số phóng viên của họ thì bị bắt giữ, bị bỏ tù và kết án.....như đối với các trường hợp: phóng viên Nguyễn Việt Chiến của Báo Thanh niên, Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nhà báo Hoàng Khương cũng là phóng viên của báo Tuổi Trẻ.....tất cả họ đều bị bắt và bị kết án chỉ vì dám viết bài chống tham nhũng hoặc đưa các thông liên quan đến tiêu cực và tham nhũng trong bộ máy chính quyền...chưa kể đến việc nhiều phóng viên và Blogger khác bị sách nhiễu, bị tấn công và bị hành hung một cách dã man trong lúc tác nghiệp hoặc sau khi đưa những thông tin được cho là "Nhạy cảm" như liên quan đến cưỡng chế đất đai....biểu tình khiếu kiện đất đai tập thể....hoặc ngay cả biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc....
Nói chung, việc đánh giá và xếp hạng Việt Nam không có Tự do Báo chí từ Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Freedom House và từ nhiều Tổ chức Nhân quyền Quốc tế khác như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Ủy Ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ)....hoàn toàn công bằng và đúng đắn, phản ảnh một cách rõ nét và trung thực về tình hình Tự do Báo chí tồi tệ tại Việt Nam hiện nay. Việc đánh giá và xếp hạng xấu đối với Việt Nam về Tự do Báo chí từ những Tổ chức Nhân quyền Quốc tế nói trên sẽ là tiêu chí và là nền tảng trong việc xem xét lại các mối quan hệ và trợ giúp Quốc tế liên quan đến Thương mại, Kinh tế và chính trị với Việt Nam từ Cộng đồng Quốc tế bao gồm Hoa Kỳ và từ nhiều nước trong khối Cộng đồng Châu Âu. Đã đến lúc các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản tại Việt Nam hiện nay cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các lợi ích mà Việt Nam sẽ nhận được từ Cộng đồng Quốc tế xuyên qua việc cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân bao gồm các quyền: Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí, Tự do Tôn giáo, Tự do Hội họp và Lập hội......
Bản Tin
Tin tức / Việt Nam
Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí
Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.
Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.
Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :
“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:
“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”
Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:
“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.
Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :
“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:
“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”
Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:
“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
>>> Click vào xem trang tiếng Anh - Click here to view page in English
>>> Click vào xem trang song ngữ - Click here to view bilingual page
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét