Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

QUỐC TẾ KÊU GỌI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CẢI THIỆN THÀNH TÍCH NHÂN QUYỀN... TRONG LÚC ĐÀN ÁP QUYỀN CON NGƯỜI TIẾP TỤC GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM.









                      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Cùng một thời điểm lá thư được gởi đến kêu gọi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hãy cải thiện Nhân quyền tại Việt Nam từ Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch (HRW) ... cũng là lúc quyền Tự do Tín ngưỡng của người dân bị công an phường An Phú, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương chà đạp một cách không thương tiếc... Điều này, phản ảnh một bức tranh hết sức khập khiễn về tình trạng Nhân quyền tồi tệ hiện nay tại Việt Nam... ngay trong giai đoạn Việt Nam vừa chính thức nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong tháng 8 vừa qua. Trước các diễn tiến hết sức mâu thuẫn xảy ra ngay sau khi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa mới đệ trình những cam kết và hứa hẹn của họ trong việc cải thiện và thực thi Nhân quyền Tại Việt Nam khi tham gia ứng cử vào cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đầy quyền lực này... khiến cho nhiều người cảm thấy hoài nghi về thiện chí cải thiện thành tích Nhân quyền thật sự của Việt Nam.

Trong quá khứ, Việt Nam đã từng tham gia và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc... từng ký kết vào Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế... và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã xem thường các cam kết của họ đối với Quốc tế liên quan đến quyền con người... ra sức ngụy biện, khỏa lấp và che đậy cho các hành vi vi phạm quyền con người của họ bằng mọi cách... như viện dẫn rằng do bởi khác biệt về Văn hóa, Địa lý, và nguồn gốc lịch sử... nên khái niệm về Nhân quyền giữa Việt Nam và các quốc gia Phương Tây cũng có nhiều khác biệt...!!! Bên cạnh đó, viện dẫn lý do an ninh quốc gia... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường xuyên vận dụng các điều khoảng mơ hồ và bất cập trong Bộ luật Hình sự như các Điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước) Điều 79 (Âm mưu lật đổ chình quyền) và Điều 258 (Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước)... vốn được diễn giải một cách hết sức mơ hồ và tùy tiện nhằm sách nhiễu, đàn áp và giam cầm trái phép các Nhà Hoạt động đấu tranh Dân chủ... các Nhà Hoạt động Tôn giáo... cũng như tạo cơ hội triệt để cho chính quyền các cấp bịt miệng các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước.

Đến bao giờ, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới thành thật với người dân và Cộng đồng Quốc tế... trong việc thực thi đầy đủ và đúng đắn các cam kết của họ trong việc cải thiện thành tích Nhân quyền tệ hại của mình...? Sự tráo trở của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong quá khứ... nhất là sau các cơ hội hội nhập với Quốc tế... thì tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam lại trở nên tồi tệ ... thậm chí còn tệ hại hơn cả lúc ban đầu... chính vì thế, sự hoài nghi của đại đa số người dân Việt Nam trong và ngoài nước, lẫn Quốc tế... là điều hoàn toàn có cơ sở và có thể hiểu được. Là công dân Việt Nam, chúng ta thật sự cảm thấy đau lòng và đầy hổ thẹn... khi đất nước mình tham gia ứng cử vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... thay vì là niềm tự hào mà nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn từng khao khát. Không một ai... và không có bất kỳ người dân nào mong muốn đất nước mình bị cô lập. Tuy nhiên, với tình trạng nhân quyền tệ hại bấy lâu nay... và càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn tại Việt Nam... thì việc chỉ trích từ phía các Tổ chức Nhân quyền ... cũng như áp lực gia tăng từ Cộng đồng Quốc tế đối với Việt Nam... là điều hoàn toàn cần thiết giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam hiện nay





Bản Tin

Thứ Tư, 06/11/2013

Tin tức / Việt Nam

HRW gửi thư kêu gọi Thủ tướng Việt Nam cải thiện nhân quyền

Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp Thường niên lần thứ 68 tại trụ sở LHQ, New York, 27/9/2013.   REUTERS/Mary Altaffer/Pool
Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp Thường niên lần thứ 68 tại trụ sở LHQ, New York, 27/9/2013. REUTERS/Mary Altaffer/Pool
CỠ CHỮ 
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ngày 5 tháng 11 vừa gửi một bức thư cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp Việt Nam sắp tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12 tháng 11 sắp tới.

Bức thư gửi đến Văn phòng Chính phủ có nội dung kêu gọi chính quyền Việt Nam “tuân thủ những chuẩn mực cao nhất của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.”

Ðầu bức thư, HRW nhắc lại công hàm ngày 27 tháng 8 năm 2013 mà Việt Nam trình lên Chủ tịch Ðại hội đồng LHQ với những tuyên bố và cam kết về nhân quyền của Việt Nam trong tư cách ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền.

Công hàm nói rằng những quyền và quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam “được tôn trọng và đảm bảo”, việc thúc đẩy nhân quyền được cụ thể hóa “trong hiến pháp và luật pháp có liên quan của Việt Nam”, và quyền tự do biểu đạt ý kiến trên Internet được “tăng cường.”

HRW nói tình hình thực tế ở Việt Nam rất trái ngược so với những gì được mô tả trong công hàm và kêu gọi Việt Nam giải quyết những quan ngại về nhân quyền trước ngày ứng cử, chẳng hạn như phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện 10 tù nhân chính trị bị giam cầm vì thực hiện những quyền con người cơ bản.

Ngoài ra HRW cũng kêu gọi Việt Nam sửa đổi hiến pháp để đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Trước đó ngày 22 tháng 10, HRW đã gửi một bức thư tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng với nội dung kêu gọi sửa đổi hiến pháp.





Bản Tin









Công an vi phạm tự do tôn giáo tại phường An Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương


VRNs (06.11.2013) – Bình Dương – Vào tối ngày 05/11/2013 các anh em xa quê đến từ Giáo xứ An Lạc, Thái Bình sum họp tại tư gia anh Nguyễn ở mặt tiền quốc lộ 50 phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cầu nguyện cho tổ tiên và gia đình nhân tháng các Đẳng Linh hồn (Tháng 11). Thường thì những buổi cầu nguyện này chỉ kéo dài chừng 30 phút sau đó mọi người cùng ăn cơm tối tại chỗ rất đơn giản và kết thúc trước 21g.
Những giáo dân đến đây cầu nguyện là những người công giáo ở khu Sài Gòn và Bình dương, họ đều có chung một đức tin và là những người đồng hương hoặc anh em của nhau. Buổi cầu nguyện vừa kết thúc vào 19g30 thì bất ngờ có một số công an và dân phòng chừng chục người ập tới cậy số đông muốn gây áp lực. Một anh công an không giới thiệu tên tuổi nhưng lại yêu cầu gặp chủ nhà và đòi kiểm tra chứng minh nhân dân. Trước sự chứng kiến khoảng 30 chục người đang có mặt trong bữa cơm kết thúc buổi cầu nguyện, một viên công an lớn tuổi nhất hỏi chủ nhà:
- Các anh làm gì ở đây?
- Chủ nhà: Chúng tôi là anh em và đồng hương nên đến đây để cầu nguyện cho tổ tiên.
- Công an: Ăn nhậu thì thoải mái nhưng đọc kinh thì không được.
Sau đó bảo chủ nhà nếu tổ chức cầu nguyện phải xin phép. Mọi người rất bất bình với cách ứng xử của công an, nhưng vẫn ôn hoà giải thích. Sau đó những công an và dân phòng này phát hiện có người chụp hình thì lẳng lặng bỏ đi.
cong an-dan phong
Những khuôn mặt xúc phạm tự do tôn giáo dưới lớp áo công an-dân phòng
Công an, dân phòng rất đông uy hiếp một gia đình đang cầu nguyện
Công an, dân phòng rất đông uy hiếp một gia đình đang cầu nguyện
Xét thấy việc làm này của công an phường An Phú là vi phạm đến quyền tự do tôn giáo của công dân: Căn cứ vào Hiến pháp của Nước CHXHCN Việt nam 1992: Điều 70 Chương V: (Trích) “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.” Căn cứ theo Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Số 21/2004/PL-UBTVQH11 CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG: (Trích) “Điều 1- Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.” CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC: “Điều 9-1. Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo. 2. Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.” VÀ: Trong tất cả các văn bản quy định của pháp luật thì không có điều nào ghi “tập trung cầu nguyện tại tư gia phải xin phép hay báo cáo”. Như vậy là việc làm của nhóm công an tối ngày 05/10/2013 tại tư gia nhà anh Nguyễn là vi phạm pháp luật.
Chủ nhà cho biết sẽ tố cáo lên cấp có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một số công an và dân phòng phường An Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương và xúc phạm đến niềm tin của người Công giáo.
VN













Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC... VINH DỰ HAY LÀ MỘT ĐIỀU SỈ NHỤC...?









                       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Thông thường khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc... cũng như khi được chấp thuận trở thành một trong những thành viên chính thức của cơ quan Nhân quyền quyền lực nhất của Liên Hiệp Quốc... không những là trách nhiệm cần phải làm mà còn là niềm vinh dự to lớn của một quốc gia. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam trong dịp ứng cử lần này... không những là điều sỉ nhục đối với đất nước Việt Nam, Dân tộc Việt Nam... mà ngay cả còn là điều sỉ nhục to lớn đối với cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đầy quyền lực này... khi tiếp nhận một thành viên mới đầy tai tiếng như Việt Nam. Khi xét tuyển quy chế đối với bất kỳ quốc gia thành viên nào... thì việc có sai sót hay thiếu sót nào đó trong việc thẩm định là điều có thể hiểu và thông cảm... tuy nhiên, đối với Việt Nam, một quốc gia cộng sản độc tài toàn trị... với thành tích Nhân quyền tệ hại hiện nay và cả một quá trình lâu dài trong quá khứ cụ thể và rõ ràng...thì việc chấp nhận Việt Nam như một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... thật sự là một điều sỉ nhục không thể chấp nhận được.

Mặc dù biết rằng trong quá trình tham gia ứng cử, Việt Nam phải có một lộ trình cam kết rõ ràng và cụ thể với Quốc tế về những hứa hẹn mà Việt Nam sẽ làm trong nhiệm kỳ... và rằng chúng ta cũng có thể vận động Quốc tế bãi nhiệm hoặc đình chỉ tư cách thành viên UNHCRS của Việt Nam nếu quốc gia này không thực thi trách nhiệm và cam kết của họ trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền. Tuy nhiên, với một điều chắc chắn thấy được và có thể hiểu được... tại sao không loại trừ ngay những việc làm vô nghĩa này...? Việt Nam trong quá khứ đã gia nhập và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc... đã từng tham gia và ký kết trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, quốc gia thành viên này đã xem thường và bất chấp mọi cam kết của họ đối với Quốc tế về quyền con người. Việc đàn áp quyền con người tại Việt Nam xảy ra hàng ngày như cơm bữa... và càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn... mà mọi người chúng ta có thể trông thấy và kiểm chứng được dễ dàng... qua con số thực tế những Bloggers, những Nhà Đấu tranh Dân chủ, những Nhà hoạt động Tôn giáo, giới Văn Nghệ sĩ, Học sinh Sinh viên, và con số các Tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm... tất cả họ đang bị cầm tù một cách sai trái chỉ vì bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.

Với những lý do trên, mọi người chúng ta có thể khẳng định rằng, mọi cam kết của Việt Nam trong quá trình tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần này cũng không có gì đảm bảo sẽ được thực hiện... và việc xem thường mọi cam kết của họ đối với Quốc tế liên quan đến quyền con người gần như đã là bản chất cố hữu không dễ dàng thay đổi được. Điều này có thể trông thấy với việc chính phủ đã áp dụng Nghị định 92 nhằm hạn chế, ngăn cấm và đàn áp các Tôn giáo... trong khi vẫn luôn rêu rao trước công luận và Cộng đồng Quốc tế rằng: Chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng quyền Tự do Tôn giáo của người dân...!!! hoặc ban hành Nghị định 72 mới đây về quản lý và xử dụng dịch vụ Internet... một Nghị định đầy sai trái nhằm bịt miệng người dân và tạo lý do hợp pháp cho Nhà cầm quyền sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm bất cứ ai dám bày tỏ quan điểm của họ trên mạng đi ngược lại với quan điểm của Nhà nước... trong khi khẳng định rằng quyền Tự do Ngôn luận luôn được Nhà nước tôn trọng. Bên cạnh đó, một số điều khoảng mơ hồ, đầy bất cập và được diễn giải một cách hết sức tùy tiện như các điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước) điều 79 (Âm mưu lật đổ chính quyền) và điều 258 (Lợi dụng quyền Tự do Dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước)... tiếp tục được xử dụng... trong lúc cho thấy các điều khoảng bất hợp lý trong Bộ luật Hình sự Tố tụng nói trên của Việt Nam đã hoàn toàn đi ngược lại với một số điều khoảng đã được quy định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Do đó, việc Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội dồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... cũng như được chấp nhận trở thành thành viên mới trong tương lai... chính là điều sỉ nhục to lớn không những đối với đất nước và Dân tộc Việt Nam... mà còn là điều sỉ nhục ngay cả đối với cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đầy quyền lực này... thay vì là một vinh dự to lớn mà các quốc gia khác trên thế giới đã từng khát khao.




Bản Tin



THỨ HAI 04 THÁNG MƯỜI MỘT 2013
Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Thanh Phương
Ngày 28/07/2013, Việt Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2014/2016 và cuộc bầu cử các thành viên mới trong số 47 thành viên của Hội đồng này sẽ diễn ra trong tháng 11. Như vậy, Việt Nam sẽ đấu với các nước Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Xê Út để giành một trong bốn chiếc ghế đại diện cho vùng Thái Bình Dương.
 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà tiền thân là Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là một cơ chế liên chính phủ bao gồm 47 nước thành viên được phân bổ theo các khu vực, bao gồm 13 nước Châu Phi, 13 nước Châu Á – Thái Bình Dương, 6 nước Đông Âu, 8 nước Châu Mỹ La tinh-vùng Caribê, và 7 nước Tây Âu và các quốc gia khác.

So với tiền thân là Ủy ban Nhân quyền, về hoạt động, Hội đồng Nhân quyền có một đổi mới cơ bản là Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR), trong đó tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc lần lượt đứng ra kiểm điểm và đối thoại về tình hình nhân quyền của mình theo một chu kỳ 4 năm và bao gồm tất cả các bên liên quan, kể cả các tổ chức phi chính phủ.

Lần đầu tiên mà Việt Nam được kiểm điểm định kỳ về nhân quyền là vào tháng 05/2009. Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị báo cáo cho lần kiểm điểm định kỳ chu kỳ hai vào tháng 1/2014. Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã tham vấn lấy các ý kiến khuyến nghị cho Dự thảo Báo cáo Quốc gia sẽ được trình bày tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ 2 tập trung kiểm điểm việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp nhận tại lần kiểm điểm trước. Đồng thời cập nhật những phát triển mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong bản Dự thảo Báo cáo Quốc gia được công bố trong cuộc hội thảo tham vấn vào tháng 8 vừa qua tại Hà Nội, chính phủ Việt Nam khẳng định là sau báo cáo kiểm điểm về nhân quyền lần thứ nhất (năm 2009) trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ « có thể định lượng » trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm nhà ở cho người thu nhập thấp, bảo đảm quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương…

Về tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, báo cáo khẳng định, Việt Nam quy định rõ các quyền này trong Hiến pháp, pháp luật. Để chứng minh, báo cáo đưa ra con số là tính đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm vào năm 2009 - thời điểm mà Việt Nam trình báo cáo UPR lần đầu tiên). Tính đến cuối năm ngoái, số người dùng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người, chiếm 34% dân số, cao hơn mức trung bình 33% của thế giới.

Báo cáo cũng khẳng định, Việt Nam tôn trọng sự hiện diện của các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo… và các tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…

Nhưng các tổ chức nhân quyền quốc tế thì lại có nhận định khác. Trong một báo cáo gởi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tổ chức Freedom House của Mỹ tố cáo là chính phủ Việt Nam vẫn tùy tiện giam giữ, vi phạm luật pháp quốc tế, sử dụng các quy định pháp luật về an ninh quốc gia để bịt miệng một số lượng ngày càng nhiều tiếng nói đối lập ở nước này.

Tổ chức Front Line Defenders của Ireland thì ghi nhận là đã không có sự thay đổi đáng kể nào kể từ bản đánh giá kiểm điểm định kỳ phổ quát Việt Nam vào tháng 5 năm 2009. Tổ chức này ghi nhận là trong khoảng thời gian từ giữa năm 2009 đến 2013, những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam và gia đình họ vẫn phải chịu giám sát, hăm dọa, đe dọa, thẩm vấn, quấy rối, bị bắt và giam giữ tùy tiện, bị ngược đãi trong trại giam, và bị cấm du lịch trong nước và nước ngoài.

Sau đây mời quý vụ nghe phần phỏng vấn về vấn đề Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với ông Vũ Quốc Dụng, nguyên Tổng Thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, ISHR ( Đức ), và nay là cố vấn cho các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ông Vũ Quốc Dụng
22/10/2013
RFI : Xin kính chào ông Vũ Quốc Dụng, trước hết xin ông nhắc lại thủ tục xem xét đơn ứng cử và thủ tục bầu các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC)?

Ông Vũ Quốc Dụng : UNHRC có tổng cộng 47 thành viên. Qui chế của tổ chức này chia 13 ghế cho khối Phi Châu, 13 cho khối Á Châu-Thái Bình Dương, 6 cho khối Đông Âu, 8 cho khối Nam Trung Mỹ cũng như 7 cho khối Tây Âu và các quốc gia còn lại. Tỷ lệ chia ghế này tương ứng với dân số của mỗi khu vực trên thế giới. Mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Mỗi năm có khoảng 1/3 số ghế được thay mới và như thế lúc nào UNHCR cũng có 2/3 số thành viên có kinh nghiệm để bảo đảm cho hoạt động của UNHRC được liên tục.

Việc bầu cử sẽ được tiến hành tại phiên phọp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, năm nay vào ngày 12/11/2013, theo thể thức bỏ phiếu riêng và kín đối với từng ứng cử viên. Muốn trúng cử, mỗi ứng cử viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên Liên Hiệp Quốc, nghĩa là phải có ít nhất 97 phiếu thuận.

Ngày 12/11/2013 này sẽ có 14 ghế được bầu lại, trong đó có 4 ghế của khối Phi Châu, 4 của khối Á Châu-Thái Bình Dương, 2 của khối Đông Âu, 2 của khối Nam Trung Mỹ cũng như 2 của khối Tây Âu và các quốc gia khác.

Mỗi quốc gia thành viên LHQ có thể xin ứng cử vào một trong các ghế cần thay thế trong khối của mình. Thí dụ năm nay, Việt Nam có thể xin ứng cử vào 1 trong 4 ghế khuyết của khối Á Châu-Thái Bình Dương. Trong quá khứ, các khối khu vực thường đưa ra số lượng ứng cử viên vừa xít với số ghế khuyết nên quốc gia nào được khối của mình đề cử thì cũng chắc chắn sẽ thắng cử. Gần đây, các thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã cứng rắn hơn. Nếu thấy một ứng cử viên quá bất xứng, thì họ nhất định không bầu cho ứng cử viên đó nữa và bắt khối khu vực liên hệ phải đưa ra một ứng cử viên mới. Để cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được tiến hành dân chủ, mỗi khối cần đưa ra số lượng ứng cử viên cao hơn số ghế khuyết để cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn lựa. Năm nay, tôi thấy ngoài khối « Tây Âu và các quốc gia khác » và khối Đông Âu, còn các khối khác đều đã đưa ra số ứng cử viên nhiều hơn số ghế cần bổ khuyết. Đây là một tiến bộ, nhưng chưa đáng kể, vì chúng ta cần số ứng cử viên dự khuyết nhiều hơn con số 1. Việc bỏ phiếu cho các ứng cử viên do khối Á Châu-Thái Bình Dương đưa ra năm nay sẽ cho thấy khiếm khuyết này.

RFI : Nhìn qua danh sách các quốc gia ứng cử vào UNHRC năm nay, Việt Nam có cơ may được đắc cử không?

Ông Vũ Quốc Dụng : Năm nay có 4 ghế của khối Á Châu-Thái Bình Dương cần được bầu lại. Cho đến ngày hôm nay, tôi thấy danh sách ứng cử viên chính thức của khối này gồm có Trung Quốc, Jordani, Maldives, Ả Rập Xê Út và Việt Nam. Trước đây các quốc gia Syria và Iran cũng bắn tiếng muốn ứng cử cho khối này, nhưng bị dư luận phản đối, nên đã bỏ ý định ban đầu. Đặc biệt, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã cùng đưa ra quyết nghị chống ý định ứng cử của Syria. Dù thế nào thì danh sách 5 ứng cử viên vào 4 ghế cho khối Á Châu-Thái Bình Dương vẫn còn có ít nhất 3 ứng viên bất xứng là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Việt Nam, vì đây là những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống.

Nếu cho là Jordani và quần đảo Maldives là xứng đáng hơn và sẽ trúng cử, cuối cùng Liên Hiệp Quốc sẽ phải chọn thêm 2 trong 3 nước bất xứng nói trên. Trường hợp xấu nhất là cả 3 ứng cử viên bất xứng Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Việt Nam đều trúng cử. Trong cả 2 trường hợp, khu vực Á Châu sẽ mang tiếng nhục nhã vì đã cấu kết để đưa họ vào UNHRC. UNHRC sẽ mang tiếng là cơ chế để lọt những quốc gia vi phạm trầm trọng và không còn uy tín để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền.

Nếu đến phút chót mà không có thêm quốc gia nào của khối này ra ứng cử thì cuộc bầu cử này – theo một câu châm ngôn của Tây phương - là một sự chọn lựa giữa bệnh dịch hạch và bệnh dịch tả. Để trả lời câu hỏi của RFI, tôi cho rằng bất cứ quốc gia nào được bầu dù là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út hay Việt Nam thì nếu không là dịch hạch thì cũng là dịch tả.

RFI : Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc cách đây vài ngày đã chỉ trích phiên xử luật sư Lê Quốc Quân và nói chung là họ vẫn không hài lòng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Điều này có thể có ảnh hưởng đến việc bầu chọn Việt Nam vào UNHRC?

Ông Vũ Quốc Dụng : Bình thường các quốc gia muốn ứng cử vào UNHRC luôn phải cải thiện nhân quyền trong thời gian trước khi có bầu cử. Việt Nam là một ngoại lệ. Trong thời gian qua, những vi phạm nhân quyền của Việt Nam không giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng trầm trọng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay chúng ta đã chứng kiến nhiều phiên xử kín và bất công. Cụ thể 22 tín đồ của Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn bị xử tổng cộng một án chung thân, 300 năm tù và 120 năm quản chế; 14 thanh niên dân chủ bị án 82 năm tù và 56 năm quản chế; ông Ngô Hào ở Phú Yên bị xử 15 năm tù và 5 năm quản chế; 8 tín đồ người Thượng của đạo Hà Mòn bị xử tù tổng cộng 63 năm tù; luật sư Lê Quốc Quân bị đưa ra xử về tội kinh tế do đã có các hoạt động dân chủ và nhân quyền.

Tính đến nay, đã có 51 công dân Việt Nam bị đưa ra xử tù vì tội « tuyên chuyền chống nhà nước » theo điều 88 của Bộ luật Hình sự, trong đó có nhiều người là blogger.

Hàng trăm blogger và các người hoạt động ôn hòa vì quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền sở hữu ruộng đất đã bị đánh đập, tạm giữ, sách nhiễu. Lương tâm thế giới chưa bao giờ bị một ứng viên vào UNHRC nào thách thức như vậy.

Tôi tự hỏi điều gì đã khiến cho Việt Nam tự tin như thế? Có phải chính quyền Việt Nam nghĩ rằng họ đã vận động ngoại giao đủ để bịt miệng thế giới, hay ít ra cũng tìm được những hứa hẹn ủng hộ của 97 quốc gia thành viên LHQ? Nếu đúng như thế thì thế giới phải hổ thẹn vì đã xem thường các giá trị mà ngoài miệng vẫn tôn xưng.

Chúng ta biết rằng hồ sơ ứng cử của Việt Nam sẽ được bỏ chung với một hồ sơ đánh giá của các cơ chế Liên Hiệp Quốc và một hồ sơ đánh giá của các tổ chức nhân quyền, để cho các quốc gia thành viên có thông tin đầy đủ mà phán đoán về những hứa hẹn của một quốc gia. Trách nhiệm của các định chế của Liên Hiệp Quốc, của các tổ chức nhân quyền quốc tế và của các chính phủ Âu Mỹ là phải dùng tất cả phương tiện của mình để làm sáng tỏ những khác biệt giữa lời nói và hành động thực tế của chính phủ Việt Nam. Họ phải mạnh mẽ lên tiếng trước công luận để phản đối và có những vận động đối với các phái đoàn quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chậm nhất, vào những ngày trước phiên bỏ phiếu vào ngày 12/11/2013, các tổ chức nhân quyền quốc tế cần mời đại diện Việt Nam đến trả lời các cuộc chất vấn ứng cử viên.

RFI : Trong những phương tiện để đánh giá tiến bộ của một quốc gia về mặt nhân quyền, có cơ chế Kiểm định định kỳ. Vào năm 2009, Việt Nam đã được kiểm điểm, cho tới nay theo ông thấy Việt Nam có đã thực hiện đúng những đúng những cam kết mà họ đưa ra hay không ? 

Ông Vũ Quốc Dụng : Giữa việc kiểm điểm định kỳ và việc bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có những liên hệ với nhau. Trước hết, tôi muốn nói về tiêu chuẩn chọn lựa các ứng viên vào UNHRC. Có 3 tiêu chuẩn. Thứ nhất ứng cử viên phải chứng minh được thành tích bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của mình. Thứ hai ứng cử viên phải tự nguyện nộp trước những điều mà họ hứa hẹn hoặc cam kết sẽ làm trong nhiệm kỳ. Thứ ba nếu trúng cử họ phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, phải hợp tác toàn diện với UNHRC và phải chấp nhận tham gia « Thủ tục Xem xét Định kỳ Tình trạng Nhân quyền » (UPR) của nước mình trong nhiệm kỳ tại chức.

Việt Nam đã chính thức nộp danh sách các cam kết. Tuy nhiên cần xem danh sách này chưa phải là danh sách chung cuộc. Các quốc gia Âu Mỹ cần đòi hỏi Việt Nam phải có những hứa hẹn có thực chất và có thể đo lường được. Một trong những đề nghị bổ túc là Việt Nam phải cam kết gửi lời mời tất cả các cơ chế đặc biệt của UNHRC (Special Procedures) đến thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ 2012-2014. Cho đến nay Việt Nam vẫn tránh né mời các báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteur) của UNHRC trong các lãnh vực quyền dân sự và chính trị vào Việt Nam để đánh giá tình hình. Đây là một đề nghị cốt lõi nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền.

Nếu cho rằng có một sự đổi chác nào đó, thì chúng ta cần các quốc gia sẽ bỏ phiếu cho Việt Nam cam kết một lộ trình cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.  Nếu Việt Nam tiếp tục chính sách đàn áp nhân quyền một cách dã man và có hệ thống thì việc vận động Liên Hiệp Quốc tạm ngưng qui chế thành viên UNHRC của Việt Nam vẫn là một khả năng có thể xảy ra như chúng ta đã biết trong trường hợp của Lybia.

RFI : Xin cám ơn ông Vũ Quốc Dụng.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

HIẾN PHÁP VIỆT NAM... THÁCH THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG KHÔNG THỂ LÝ GIẢI.









       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

  Đất nước Việt Nam... con người và dân tộc Việt Nam... hiện đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và vô cùng to lớn trong lịch sử... liên quan đến vận mệnh sống còn của đất nước. Chiến dịch "Trưng cầu dân ý"... cho Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước được ra đời trong bối cảnh hiện tình đất nước lâm vào cảnh thập tử nhất sinh... vì sự cạn kiệt, khủng hoảng và suy thoái về mọi mặt... từ kinh tế, chính trị, văn hóa, Tư tưởng, an ninh quốc phòng lẫn an toàn trật tự xã hội...và điều đáng trăn trở nhất chính là sự suy thoái nghiêm trọng về mặt lương tâm đạo đức con người của các nhóm lợi ích và hàng ngũ lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước cùng Bộ máy chính quyền các cấp.

Ngay từ khi mới được chào đời... chiến dịch thu thập ý kiến từ quần chúng nhân dân cho bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước nói trên đã được đánh giá một cách khách quan là "không có tính khả thi"...và được xem như một chiến dịch mang tính "Hình thức, dân chủ giả tạo"...nhằm đối phó với tình huống ngày một trở nên tồi tệ hơn của đất nước... cũng như trước làn sóng bất bình gia tăng từ mọi tầng lớp nhân dân trong nước. Và điều này càng lúc càng trở thành hiện thực...thu hút sự quan tâm đông đảo và rộng lớn từ người dân Việt Nam trong và ngoài nước, lẫn Quốc tế... khi Quốc hội Việt Nam dưới áp lực nặng nề từ các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền hiện nay... đang trong tư thế sẵn sàng thông qua bản Hiến pháp mới 2013... bảo lưu hầu hết các điều khoảng chủ đạo và quan trọng nhất... mang tính quyết định đối với vận mệnh sống còn của đất nước... và quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân.

Đồng thuận... hay bị đe dọa...!!!

Với màn kịch dân chủ vụng về nói trên... các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền hiện nay tại Việt Nam đã tỏ ra xem thường và đánh giá người dân quá thấp... Thế nào là đáp ứng được sự mong mỏi và mọi ước nguyện chính đáng của nhân dân... và thế nào là sự đồng thuận của đại đa số nhân dân về bản Hiến pháp mới 2013 của Nhà nước... đã được sửa đổi cặn kẽ, và đang được đệ trình chờ Quốc hội Nhà nước thông qua... khi hàng loạt các kiến nghị góp ý từ người dân... của các nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước... cũng như từ sự đóng góp ý kiến chân tình từ các Tôn giáo... đã bị thẳng thừng bỏ qua một cách không thương tiếc. Một sự lừa dối công luận trắng trợn và bỉ ổi... một hành vi hết sức nguy hiểm của các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam... không những không thể khắc phục được hiện trạng tồi tệ của đất nước hiện nay... trái lại còn làm tăng thêm những nguy cơ bất ổn không nên có... và đẩy đất nước Việt Nam mau chóng hơn đến bên bờ vực thẵm.

Mổ xẻ năm điểm chính được cho là phi lý, mơ hồ và sai lầm tệ hại nhất trong bản Hiến pháp mới 2013 của Nhà nước... bao gồm :

1-  Tiếp tục cổ súy cho "chủ nghĩa Mác - Lênin"... được ghi nhận nhiều lần trong bản Hiến pháp mới của Nhà nước... trong khi chủ thuyết cộng sản phi nhân bản nói trên vốn đã bị thế giới lãng quên, quăng vào sọt rác lịch sử...và trên thực tiễn ngay cả không còn phù hợp với hiện tình đất nước Việt Nam ngày hôm nay.

2-  Giữ nguyên "Điều 4"...bảo lưu vai trò lãnh đạo độc tài toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam trong bản Hiến pháp mới 2013 của Nhà nước... trong khi cho thấy sự yếu kém và sai lầm trong việc hoạch định và thực thi các chính sách Nhà nước... dẫn đến đất nước rơi vào suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt... Tiêu cực và tham nhũng lan tràn khắp cả nước... trong Bộ máy chính quyền các cấp... và nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo đảng và Nhà nước.

3-  Vẫn tiếp tục chủ trương "quá độ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội"... trong khi cho thấy chủ trương này đã thật sự không còn phù hợp với hiện tình đất nước ngày hôm nay... và đã không mang lại bất kỳ hiệu quả thiết thực nào cho Xã hội và quê hương đất nước...nếu không nói là tác dụng ngược.

4-  Vẫn tiếp tục chủ trương phát huy vai trò " kinh tế quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế của đất nước"... trong khi cho thấy sự quản lý yếu kém và hoạt động thất bại của nền kinh tế quốc doanh... với đầy dẫy tiêu cực và tham nhũng... dẫn đến nợ nần và phá sản, điển hình như các trường hợp: PMU 18, Vinashin, Vinalines...và hàng loạt các sự kiện khác trong quá khứ... 

5-  Vẫn tiếp tục coi "Đất đai và mọi tài nguyên là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý" trong bản Hiến pháp mới... một vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội và đất nước Việt Nam bấy lâu nay... vốn nảy sinh nhiều bất cập và sản sinh tiêu cực cũng như tệ tham nhũng lan tràn hiện nay... dẫn đến sự oán thán từ mọi tầng lớp nhân dân.

Hiến pháp Việt Nam...phục vụ cho ai...?

  Từ những điều nói trên cho thấy Bản Hiến pháp mới 2013 đã được sửa đổi... và đang chờ Quốc hội Nhà nước Việt Nam thông qua hiện nay... là không khách quan, thiếu tính khả thi... và không đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam cũng như đối với hiện tình của đất nước. Nhà nước cũng không thể mãi tùy tiện lạm dụng hai từ "Đồng thuận" từ nhân dân, để thực hiện hành vi đen tối của mình. Trách nhiệm của mỗi người công dân chúng ta đối với đất nước ngày hôm nay... chính là mọi cách và bằng mọi khả năng ngăn chặn... cũng như vô thừa nhận bản Hiến pháp mới bất hợp lý nói trên. Bản Hiến pháp mới hợp pháp của Nhà nước... phải là một Bản Hiến pháp được toàn dân thực sự công nhận... không những đáp úng được mọi ý nguyện của nhân dân... và phục vụ mọi lợi ích của quê hương đất nước...chứ không thể chỉ là công cụ phục vụ duy nhất cho lợi ích riêng tư của các cá nhân và các nhóm lợi ích như bấy lâu nay tại Việt Nam.







Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

THIÊN TÀI ĐẤT VIỆT...!!!










         SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






                              THIÊN TÀI ĐẤT VIỆT...!!!


Do Minh Tuyen

Trong một căn phòng nhỏ của ngôi nhà tọa lạc tại một vùng ven của thành phố Hà nội...người cha đang say sưa nói về trí thông minh của người dân Việt Nam...và quốc gia nào giỏi nhất trên thế giới, thì câu hỏi vang lên đột ngột từ đứa con cắt ngang dòng tư tưởng của ông:

-  Như vậy theo cha thì dân tộc nào trên thế giới thông minh nhất? người con buộc miệng hỏi.

Người cha mau mắn trả lời không một chút đắn đo : Tất nhiên là người Do thái rồi...và kế đến là dân tộc Việt Nam của chúng ta.

-  Vậy cha nói con biết theo cha thì giữa các ngành nghề hiện nay như: Luật sư, Bác sĩ, Kỹ sư, cảnh sát....ai trong số họ là người giỏi và quan trọng nhất...?

Người cha hơi lưỡng lự một chút...rồi sau đó nhẩm tính trong miệng... Cảnh sát thì giỏi bắt cướp...Kỹ sư thì giỏi xây nhà... và Bác sĩ thì giỏi cứu người...nhưng xem ra thì Luật sư là người giỏi nhất, thông minh nhất và quan trọng nhất.

- người con tròn xoe đôi mắt dường như chưa mấy gì hiểu lắm... thấy vậy người cha bèn dõng dạc cắt nghĩa: này nhé...Bác sĩ tuy giỏi nhưng chỉ biết duy nhất cứu người... Kỹ sư thì ngoài việc xây dựng nhà cửa cầu cống cũng chẵng biết làm gì khác... và cảnh sát thì dẫu rằng bắt cướp giỏi nhưng ngoài việc đó ra xem chừng cũng như thế...không có gì đặc biệt...nhưng Luật sư thì lại khác, trong não con người này chứa đựng một sự thông minh tuyệt đỉnh... Luật sư có thể chuyển đổi một sự việc từ bại thành chiến thắng...có thể đổi trắng thay đen một vấn đề...và ngay cả có thể biến một tội phạm trở thành một nạn nhân...như thế không phải là người giỏi nhất, thông minh nhất và quan trọng nhất sao...?

-  Người con gật gù tỏ vẻ như đã hiểu rõ những gì người cha nói...và tiếp tục quay sang hỏi cha của cậu ấy :

Dân tộc Do thái là dân tộc thông minh nhất trên thế giới như vậy thì chẳng phải nước Do Thái là quốc gia giỏi nhất trên thế giới sao...?

Người cha xoa đầu đứa con và lên tiếng một cách ung dung...về điều này thì con nhận xét tuy có phần logic...nhưng trên thực tế thì không phải như vậy...và nước Mỹ hiện nay là cường quốc số 1 trên thế giới...và cũng là quốc gia giỏi nhất hiện nay trên hành tinh này.

- Người con tỏ vẻ không đồng ý với cách suy nghĩ và nhận định của người cha bèn lý luận:

Con không nghĩ là nước Mỹ giỏi nhất...ví dụ điển hình như về ngành nghề Luật sư (người được cho là giỏi nhất và thông minh nhất) ...tại nước Mỹ, hầu như chỉ có những người liên quan đến các ngành hành pháp và Tư pháp chẳng hạn như : Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc cảnh sát...mới xuất thân từ một người Luật sư...và trong các phiên tòa xét xử...thì cũng không phải lúc nào cũng là người chiến thắng...nhưng tại Việt Nam thì không như thế. Luật sư có mặt khắp mọi nơi...không chỉ từ các ngành như Tòa án, Công an, Viện Kiểm sát mới xuất thân là Luật sư...mà ngay cả mọi cơ quan công quyền...từ Ủy ban nhân dân các cấp...từ tất cả các ban ngành đoàn thể trong xã hội...từ cán bộ cấp thấp đến các vị cán bộ cấp cao...thậm chí ngay cả một thư ký quèn cũng đều có thể xuất thân từ một Luật sư...nên so với nước Mỹ...Việt Nam là quốc gia có nhiều luật sư nhất trên thế giới...và tất nhiên với nhiều người giỏi như thế thì Việt Nam phải là quốc gia giỏi nhất trên thế giới mới đúng...

Người cha lắng nghe một cách chăm chú...và thật sự thấy hiếu kỳ về lời nói của đứa bé...nhưng...

- Người con thấy cha mình tỏ vẻ đăm chiêu tư lự...dường như chưa hiểu rõ lắm về những gì mình nói nên...cất giọng giải thích thêm:

- Này nhé, khi nãy cha nói với con Luật sư là người giỏi nhất có thể chuyển bại thành chiến thắng...có thể thay trắng đổi đen một sự việc... Vậy tại Việt Nam hiện nay, từ phía chính quyền các cấp, từ các cơ quan ban ngành đoàn thể...người ta có thể biến công quỹ thành của riêng bỏ vào túi mình....từ một cuộc đàn áp Tôn giáo như tại giáo xứ Mỹ Yên vừa qua...biến trở thành một cuộc gây rối trật tự chống chính quyền...và ngay cả có thể biến lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược Trung Quốc...trở thành những kẻ phản động...như thế không phải là đổi trắng thay đen một vấn đề..thì gọi là gì...? Và nếu đã có thể thay trắng đổi đen một sự việc như thế thì không phải là luật sư thì là ai...? Do đó theo con Việt Nam mới chính là quốc gia giỏi nhất trên thế giới hiện nay.... vì có số lượng luật sư đông đảo nhất trên thế giới...

Người cha há hốc mồm...hai mắt tròn xoe...thốt lên một cách kinh ngạc :

... Ôi con tôi...mới..." Đích thực là Thiên tài đất Việt..."...