Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

QUỐC TẾ KÊU GỌI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CẢI THIỆN THÀNH TÍCH NHÂN QUYỀN... TRONG LÚC ĐÀN ÁP QUYỀN CON NGƯỜI TIẾP TỤC GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM.









                      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Cùng một thời điểm lá thư được gởi đến kêu gọi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hãy cải thiện Nhân quyền tại Việt Nam từ Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch (HRW) ... cũng là lúc quyền Tự do Tín ngưỡng của người dân bị công an phường An Phú, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương chà đạp một cách không thương tiếc... Điều này, phản ảnh một bức tranh hết sức khập khiễn về tình trạng Nhân quyền tồi tệ hiện nay tại Việt Nam... ngay trong giai đoạn Việt Nam vừa chính thức nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong tháng 8 vừa qua. Trước các diễn tiến hết sức mâu thuẫn xảy ra ngay sau khi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa mới đệ trình những cam kết và hứa hẹn của họ trong việc cải thiện và thực thi Nhân quyền Tại Việt Nam khi tham gia ứng cử vào cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đầy quyền lực này... khiến cho nhiều người cảm thấy hoài nghi về thiện chí cải thiện thành tích Nhân quyền thật sự của Việt Nam.

Trong quá khứ, Việt Nam đã từng tham gia và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc... từng ký kết vào Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế... và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã xem thường các cam kết của họ đối với Quốc tế liên quan đến quyền con người... ra sức ngụy biện, khỏa lấp và che đậy cho các hành vi vi phạm quyền con người của họ bằng mọi cách... như viện dẫn rằng do bởi khác biệt về Văn hóa, Địa lý, và nguồn gốc lịch sử... nên khái niệm về Nhân quyền giữa Việt Nam và các quốc gia Phương Tây cũng có nhiều khác biệt...!!! Bên cạnh đó, viện dẫn lý do an ninh quốc gia... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường xuyên vận dụng các điều khoảng mơ hồ và bất cập trong Bộ luật Hình sự như các Điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước) Điều 79 (Âm mưu lật đổ chình quyền) và Điều 258 (Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước)... vốn được diễn giải một cách hết sức mơ hồ và tùy tiện nhằm sách nhiễu, đàn áp và giam cầm trái phép các Nhà Hoạt động đấu tranh Dân chủ... các Nhà Hoạt động Tôn giáo... cũng như tạo cơ hội triệt để cho chính quyền các cấp bịt miệng các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước.

Đến bao giờ, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới thành thật với người dân và Cộng đồng Quốc tế... trong việc thực thi đầy đủ và đúng đắn các cam kết của họ trong việc cải thiện thành tích Nhân quyền tệ hại của mình...? Sự tráo trở của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong quá khứ... nhất là sau các cơ hội hội nhập với Quốc tế... thì tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam lại trở nên tồi tệ ... thậm chí còn tệ hại hơn cả lúc ban đầu... chính vì thế, sự hoài nghi của đại đa số người dân Việt Nam trong và ngoài nước, lẫn Quốc tế... là điều hoàn toàn có cơ sở và có thể hiểu được. Là công dân Việt Nam, chúng ta thật sự cảm thấy đau lòng và đầy hổ thẹn... khi đất nước mình tham gia ứng cử vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... thay vì là niềm tự hào mà nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn từng khao khát. Không một ai... và không có bất kỳ người dân nào mong muốn đất nước mình bị cô lập. Tuy nhiên, với tình trạng nhân quyền tệ hại bấy lâu nay... và càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn tại Việt Nam... thì việc chỉ trích từ phía các Tổ chức Nhân quyền ... cũng như áp lực gia tăng từ Cộng đồng Quốc tế đối với Việt Nam... là điều hoàn toàn cần thiết giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam hiện nay





Bản Tin

Thứ Tư, 06/11/2013

Tin tức / Việt Nam

HRW gửi thư kêu gọi Thủ tướng Việt Nam cải thiện nhân quyền

Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp Thường niên lần thứ 68 tại trụ sở LHQ, New York, 27/9/2013.   REUTERS/Mary Altaffer/Pool
Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp Thường niên lần thứ 68 tại trụ sở LHQ, New York, 27/9/2013. REUTERS/Mary Altaffer/Pool
CỠ CHỮ 
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ngày 5 tháng 11 vừa gửi một bức thư cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp Việt Nam sắp tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12 tháng 11 sắp tới.

Bức thư gửi đến Văn phòng Chính phủ có nội dung kêu gọi chính quyền Việt Nam “tuân thủ những chuẩn mực cao nhất của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.”

Ðầu bức thư, HRW nhắc lại công hàm ngày 27 tháng 8 năm 2013 mà Việt Nam trình lên Chủ tịch Ðại hội đồng LHQ với những tuyên bố và cam kết về nhân quyền của Việt Nam trong tư cách ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền.

Công hàm nói rằng những quyền và quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam “được tôn trọng và đảm bảo”, việc thúc đẩy nhân quyền được cụ thể hóa “trong hiến pháp và luật pháp có liên quan của Việt Nam”, và quyền tự do biểu đạt ý kiến trên Internet được “tăng cường.”

HRW nói tình hình thực tế ở Việt Nam rất trái ngược so với những gì được mô tả trong công hàm và kêu gọi Việt Nam giải quyết những quan ngại về nhân quyền trước ngày ứng cử, chẳng hạn như phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện 10 tù nhân chính trị bị giam cầm vì thực hiện những quyền con người cơ bản.

Ngoài ra HRW cũng kêu gọi Việt Nam sửa đổi hiến pháp để đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Trước đó ngày 22 tháng 10, HRW đã gửi một bức thư tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng với nội dung kêu gọi sửa đổi hiến pháp.





Bản Tin









Công an vi phạm tự do tôn giáo tại phường An Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương


VRNs (06.11.2013) – Bình Dương – Vào tối ngày 05/11/2013 các anh em xa quê đến từ Giáo xứ An Lạc, Thái Bình sum họp tại tư gia anh Nguyễn ở mặt tiền quốc lộ 50 phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cầu nguyện cho tổ tiên và gia đình nhân tháng các Đẳng Linh hồn (Tháng 11). Thường thì những buổi cầu nguyện này chỉ kéo dài chừng 30 phút sau đó mọi người cùng ăn cơm tối tại chỗ rất đơn giản và kết thúc trước 21g.
Những giáo dân đến đây cầu nguyện là những người công giáo ở khu Sài Gòn và Bình dương, họ đều có chung một đức tin và là những người đồng hương hoặc anh em của nhau. Buổi cầu nguyện vừa kết thúc vào 19g30 thì bất ngờ có một số công an và dân phòng chừng chục người ập tới cậy số đông muốn gây áp lực. Một anh công an không giới thiệu tên tuổi nhưng lại yêu cầu gặp chủ nhà và đòi kiểm tra chứng minh nhân dân. Trước sự chứng kiến khoảng 30 chục người đang có mặt trong bữa cơm kết thúc buổi cầu nguyện, một viên công an lớn tuổi nhất hỏi chủ nhà:
- Các anh làm gì ở đây?
- Chủ nhà: Chúng tôi là anh em và đồng hương nên đến đây để cầu nguyện cho tổ tiên.
- Công an: Ăn nhậu thì thoải mái nhưng đọc kinh thì không được.
Sau đó bảo chủ nhà nếu tổ chức cầu nguyện phải xin phép. Mọi người rất bất bình với cách ứng xử của công an, nhưng vẫn ôn hoà giải thích. Sau đó những công an và dân phòng này phát hiện có người chụp hình thì lẳng lặng bỏ đi.
cong an-dan phong
Những khuôn mặt xúc phạm tự do tôn giáo dưới lớp áo công an-dân phòng
Công an, dân phòng rất đông uy hiếp một gia đình đang cầu nguyện
Công an, dân phòng rất đông uy hiếp một gia đình đang cầu nguyện
Xét thấy việc làm này của công an phường An Phú là vi phạm đến quyền tự do tôn giáo của công dân: Căn cứ vào Hiến pháp của Nước CHXHCN Việt nam 1992: Điều 70 Chương V: (Trích) “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.” Căn cứ theo Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Số 21/2004/PL-UBTVQH11 CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG: (Trích) “Điều 1- Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.” CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC: “Điều 9-1. Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo. 2. Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.” VÀ: Trong tất cả các văn bản quy định của pháp luật thì không có điều nào ghi “tập trung cầu nguyện tại tư gia phải xin phép hay báo cáo”. Như vậy là việc làm của nhóm công an tối ngày 05/10/2013 tại tư gia nhà anh Nguyễn là vi phạm pháp luật.
Chủ nhà cho biết sẽ tố cáo lên cấp có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một số công an và dân phòng phường An Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương và xúc phạm đến niềm tin của người Công giáo.
VN













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét