Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC... THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ ... VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM HIỆN NAY.









                       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Việc các nước có thành tích nhân quyền tệ hại như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba... được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đã gây nên các ý kiến trái chiều lẫn nhau bao gồm sự hãnh diện của các quốc gia thành viên... nỗi thất vọng không thể tả của giới hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền... và cũng là điều sỉ nhục to lớn cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, nơi tập trung tiếng nói của các quốc gia thành viên trong việc giám sát thành tích nhân quyền tại các quốc gia trên toàn thế giới.

Thực chất của vấn đề gây tranh cãi nói trên này là gì...? và tại sao việc các nước như Việt Nam, Trung Quốc và Cuba... trở thành thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc lại là một điều sỉ nhục to lớn... thay vì là niềm hãnh diện đúng nghĩa mà nhiều quốc gia và người dân của họ trên thế giới từng khao khát và mong muốn vươn đến...? kẻ cướp không thể nắm giữ vai trò của một quan Tòa... đó là lẽ đương nhiên... và cũng là điều dễ hiểu rằng tại sao giới hoạt động cho nhân quyền lại thất vọng khi các nước có thành tích nhân quyền tệ hại và kém cõi như Việt Nam, Trung Quốc và Cuba... lại được bầu vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Một số ý kiến lạc quan thì cho rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là tín hiệu đáng mừng... vì sau khi khoác chiếc áo thành viên nhân quyền mới, thì Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình để xứng đáng với vai trò và tư cách của một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, quá khứ và hiện tại cho thấy rằng, mục đích của chính phủ Việt Nam khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cốt lõi là chỉ muốn che đậy thành tích nhân quyền tệ hại bấy lâu nay của mình hơn là thể hiện trách nhiệm trong việc giám sát thành tích nhân quyền của các quốc gia trên thế giới.

Chính vì thế, việc Việt Nam thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cho thấy... thành tích nhân quyền tệ hại và kém cõi của quốc gia cộng sản độc tài này chắc chắn sẽ không có dấu hiệu thay đổi nào đáng lạc quan trong tương lai... hay nói đúng hơn sẽ gây thất vọng nhiều hơn nữa... khi dưới lớp vỏ bọc mới trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc này, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để ngăn chặn sự chỉ trích từ các quốc gia khác trên thế giới về thành tích nhân quyền tệ hại của quốc gia mình. Do đó, việc Việt Nam thành công hay thất bại khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đối với người dân Việt Nam chúng ta đã không còn ý nghĩa gì nữa... không đáng hãnh diện, hay thất vọng... mà điều mỗi người chúng ta cần phải làm trong lúc này đó là tiếp tục phơi bày các hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam ra trước công luận trong và ngoài nước lẫn Quốc tế.



Bản Tin




BBC


VN vào Hội đồng nhân quyền để làm gì?

Cập nhật: 11:32 GMT - thứ sáu, 15 tháng 11, 2013
Hội đồng nhân quyền LHQ
14 quốc gia trở thành tân thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ năm nay
Trong mấy ngày qua, dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm – và cũng phản ứng rất khác nhau – về việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền (HĐNQ) của Liên hiệp quốc. Trong khi Chính phủ và quan chức Việt Nam rất tự hào về sự kiện ấy, nhiều tổ chức và cá nhân đấu tranh cho nhân quyền lại thất vọng.
Giới lãnh đạo Việt Nam có lý do để vui mừng vì đây là lần đầu tiên kể từ khi Hội đồng nhân quyền được thành lập vào năm 2006, Việt Nam giành được một ghế trong tổ chức này và với một số phiếu tương đối cao (184 trên 192 phiếu bầu).
Với những ai hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt những người đã vận động để Việt Nam không được bầu vào Hội đồng trong thời gian qua, chuyện họ thất vọng cũng là điều dễ hiểu vì với một kết quả như vậy, có thể cộng đồng quốc tế sẽ ít quan tâm đến hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Nhưng giới chức Việt Nam có nên hoàn toàn tự hào, hãnh diện – và giới đấu tranh cho nhân quyền có nên hoàn toàn thật vọng, bất ngờ – về việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc (LHQ)?
Nếu nhìn lại cơ cấu, thành viên, hoạt động và kết quả của cơ quan này ít hay nhiều chắc ai cũng có thể nhận ra rằng Việt Nam được bầu làm thành viên của một tổ chức quốc tế như vậy không phải là một điều gì đó thật đáng hãnh diện hay quá thất vọng hoặc quá bất ngờ.

Để tránh chỉ trích?

"Vì đây là một tổ chức nhân quyền của LHQ, nhiều quốc gia thiếu tôn trọng nhân quyền coi việc được bầu vào đây như là một cách để che dấu những yếu kém của mình"
Nhân quyền là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên hiệp quốc ngay từ khi tổ chức này được hình thành vào năm 1945 và cơ quan đặc trách việc cổ vũ, bảo vệ nhân quyền của LHQ là Ủy ban nhân quyền (UBNQ) – tiền thân của HĐNQ.
Được thành lập năm 1946, Ủy ban nhân quyền đã đạt được không ít thành tựu rất lớn trong thời gian đầu, trong đó có việc giúp soạn thảo Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền – một tuyên ngôn được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1948 và vẫn được coi là một trong những tuyên ngôn về nhân quyền quan trọng, có giá trị và ý nghĩa nhất ngày hôm nay.
Nhưng rồi vào những thập niên sau đó, đặc biệt là kể từ những năm 1990 và đầu 2000, tổ chức này không còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, quảng bá nhân quyền và uy tín của nó cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Thay vì là một cơ quan hoạt động cho nhân quyền, nó lại trở thành diễn đàn để các nước vi phạm các quyền căn bản của con người che đậy hồ sơ nhân quyền kém cỏi của mình.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó là tổ chức này có quá nhiều thành viên. Khi thành lập, nó chỉ có 18 nước, trong đó đa số là các nước dân chủ. Nhưng vì muốn có tính đại diện cao, UBNQ đã mở rộng theo thời gian và tới năm 1992 có đến 53 thành viên. Vì vậy, nhiều quốc gia có cơ hội được bầu vào Ủy ban này, trong đó có những nước được bầu dù vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống.
Và vì đây là một tổ chức nhân quyền của LHQ, nhiều quốc gia thiếu tôn trọng nhân quyền coi việc được bầu vào đây như là một cách để che dấu những yếu kém của mình.
Trong bài viết có tựa đề ‘The United Nations Human Rights Council: Repeating Past’ Mistakes’ được The Heritage Foundation đăng năm 2006, Brett D. Schaefer nhận định rằng những quốc gia có hồ sơ nhân quyền không mấy tốt đẹp đã tranh cử vào UBNQ nhằm để ngăn cản những chỉ trích, nhòm ngó của dư luận về tình trạng nhân quyền của mình.
Trong số những quốc gia mà tác giả này cho rằng có hồ sơ nhân quyền đáng ngờ và thành công tìm được ghế trong UBNQ vào các năm trước đó có Trung Quốc, Cuba và Việt Nam. Thậm chí năm 2003, Libya – một quốc gia có chế độ độc tài dưới thời Đại tá Gaddafi – còn được bầu làm chủ tịch Ủy ban.
Cựu Tổng thư ký LHQ
Cựu Tổng thư ký LQH Kofi Annan từng chỉ ra yếu kém của Hội đồng Nhân quyền
Tương tự, trong ‘Sins of Commission? Understanding Membership Patterns on the United Nations Human Rights Commission’, được đăng trên tạp chí Political Research Quarterly năm 2008, Martin S. Edwards lập luận rằng các quốc gia thiếu tôn trọng nhân quyền coi việc vào Ủy ban nhân quyền như là một hành động tự vệ, giúp mình tránh bị dòm ngó hay bị chỉ trích.
Tác giả này thậm chí cho rằng những nước có hồ sơ nhân quyền kém lại có cơ hội được bầu vào Ủy ban nhân quyền hơn những quốc gia tôn trọng nhân quyền.

'Đề xuất giải tán'

Có thể đúng như vậy vì vào năm 2001, Mỹ – một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập LHQ và Ủy ban nhân quyền nói riêng – đã không được bầu vào Ủy ban nhân quyền.
Một bài xã luận của tờ New York Times ngày 26/02/2006 cũng đã gọi Ủy ban nhân quyền là ‘một nỗi nhục của Liên hiệp quốc’.
Không chỉ giới học giả, quan sát mà ngay cả Tổng thư ký LHQ lúc ấy là Kofi Annan cũng đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém và giới hạn của Ủy ban nhân quyền LHQ.
Trong một báo cáo có tựa đề In Larger Freedom vào tháng Ba năm 2005, ông Annan đã khẳng đình rằng: ‘Các nước tìm cách trở thành thành viên của Ủy ban không phải để củng cố nhân quyền mà để bảo vệ mình khỏi bị chỉ trích hay nhằm chỉ trích nước khác’. Theo ông, điều đó không chỉ dẫn đến sự mất uy tín của UBNQ mà còn làm mất thanh danh của toàn hệ thống LHQ.
Vì vậy, ông Annan đã đề xuất giải tán Ủy ban nhân quyền và thành lập một Hội đồng nhân quyền mới. Đề nghị của ông được chấp thuận và trong nhiều tháng sau đó Đại hội đồng LHQ đã thảo luận về cơ cấu, mục đích của Hội đồng nhân quyền và bỏ phiếu thông qua việc thành lập Hội đồng này vào ngày 15/03/2006.
"Theo ông Annan, các quy định và điều kiện để trở thành thành viên của Hội phải khó, nghiêm và mạnh hơn. Chẳng hạn để giành một ghế trong Hội đồng nước ứng viên phải có hồ sơ nhân quyền tương đối tốt và phải nhận được 2/3 số phiếu của các nước thành viên LHQ"
Khi đề xuất giải tán UBNQ và thành lập HĐNQ, Tổng thư ký LHQ muốn có một tổ chức nhỏ hơn về số lượng thành viên nhưng có hiệu quả hơn để theo dõi tình trạng nhân quyền của tất cả các nước thành viên của LHQ.
Vì vậy, theo ông Annan, các quy định và điều kiện để trở thành thành viên của Hội phải khó, nghiêm và mạnh hơn. Chẳng hạn để giành một ghế trong Hội đồng nước ứng viên phải có hồ sơ nhân quyền tương đối tốt và phải nhận được 2/3 số phiếu của các nước thành viên LHQ.
Nhưng những đề nghị đó đã không được đa số các nước thành viên của LHQ chấp thuận. Cụ thể, ngoại trừ việc đại diện theo khu vực địa lý, không có một tiêu chuẩn cụ thể hay nghiêm ngặt nào để xem xét một quốc gia có đủ điều kiện để được bầu vào Hội đồng. Hơn nữa, cũng chỉ cần nhận được số phiếu quá bán tại Đại hội đồng LHQ, một quốc gia ứng viên sẽ được bầu vào HĐNQ.
Và quan trọng hơn, với 47 thành viên, HĐNQ cũng giảm không đáng kể về số lượng so với UBNQ cũ. Đây là một giới hạn lớn của Hội đồng vì với con số thành viên nhiều như vậy, cũng giống như trước đây, những nước không tôn trọng nhân quyền vẫn có cơ hội giành được ghế trong Hội đồng.
Chẳng hạn, nếu Hội đồng chỉ có khoảng 20 thành viên và mỗi nhóm, khu vực hay châu lục chỉ có ba hoặc bốn đại diện, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh cao và chỉ những nước có hồ sơ nhân quyền tốt mới có hy vọng tìm được một chỗ trong HĐNQ.
Nhưng với số lượng 47 thành viên và châu Á có đến 13 đại diện sớm hay muộn, những quốc gia được cho là có hồ sơ nhân quyền đáng nghi như Trung Quốc hay Việt Nam sẽ được bầu vào Hội đồng. Do đó, chuyện Việt Nam trở thành thành viên của HĐNQ năm nay cũng không có gì đáng ngạc nhiên hay đáng tự hào hoặc đáng thất vọng.

'Thất bại của Hội đồng'

Vì cũng không có những thay đổi căn bản, triệt để so với Ủy ban nhân quyền, theo giới quan sát, bình luận Hội đồng nhân quyền đã không đạt được thành quả đáng kể nào trong việc cổ võ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới dù đây là hai nhiệm vụ chính của tổ chức này.
Cảnh sát ở Việt Nam
Giới vận động nhân quyền tỏ ra quan ngại về tình hình đàn áp nhân quyền gần đây của VN
Trong bài viết có tựa đề ‘The United Nations Human Rights Council: A Disastrous First Year’, cũng được đăng trên trang web của The Heritage Foundation năm 2007, Brett D. Schaefer đã chỉ ra những yếu kém, thiếu hiệu quả của Hội đồng này trong năm đầu hoạt động.
Cụ thể trong năm 2007, HĐNQ đã có 12 nghị quyết về tình trạng nhân quyền tại chỉ hai quốc gia là Israel và Sudan, với việc có đến chín cái lên án Israel và ba nghị quyết chỉ trích nhẹ Sudan, và không thông qua một nghị quyết, tuyên bố nào lên án những vi phạm nhân quyền tại 19 trong số 20 nước được tổ chức Freedom House liệt kê là những quốc gia có tình trạng nhân quyền ‘tệ nhất trong các nước tệ nhất’ năm đó.
Cũng trong bài viết ấy, Brett D. Schaefer nhấn mạnh rằng giống như trước đây, các quốc gia không tôn trọng nhân quyền tranh cử vào Hội đồng nhân quyền chủ yếu nhằm để tránh bị chỉ trích về tình trạng nhân quyền của mình hơn là để cổ võ nhân quyền.
Phản ứng của một vài quan chức Việt Nam và Trung Quốc sau khi hai nước này được bầu vào Hội đồng ít hay nhiều minh chứng nhận định ấy.
Thay vì coi đây là một cơ hội để học hỏi thêm và giúp gia tăng nhân quyền tại nước mình cũng như trên thế giới, một quan chức Việt Nam đã nói với việc trở thành thành viên của Hội đồng, Việt Nam giờ có thể chứng minh cho thế giới thấy rõ quyền con người ở Việt Nam và hơn nữa việc được vào HĐNQ là ‘đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo’ Việt Nam.
"Vì những nước thành viên coi trọng việc bảo vệ ‘thành tích’ nhân quyền của mình, chuyện Hội đồng nhân quyền không giúp gì nhiều trong việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới cũng là điều dễ hiểu"
Vì những nước thành viên coi trọng việc bảo vệ ‘thành tích’ nhân quyền của mình, chuyện Hội đồng nhân quyền không giúp gì nhiều trong việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới cũng là điều dễ hiểu.
Một cuốn sách mới xuất bản năm nay (2013) của Rosa Freedman có tựa đề ‘The United Nations Human Rights Council: A Critique and Early Assessment’, đã kết luận rằng HĐNQ đã thất bại trong việc quảng bá và bảo vệ nhân quyền trên thế giới vì tổ chức này phớt lờ – hoặc bị ngăn ngừa xem xét – những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại nhiều nước.
Cũng theo tác giả này, vì có quá nhiều thành viên, các thành viên lại được bầu theo nhóm và hơn nữa đó là một tổ chức liên chính phủ, rất khó để Hội đồng nhân quyền thực sự thực hiện nhiệm vụ cổ vũ và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu của mình.
Đó cũng là lý do tại sao một bài viết mới đây, hôm 12/11/2013, với tựa đề ‘Human and religious rights at the UN: Theatre of the absurd’, trên tờ The Economist, nhận định rằng để một tổ chức thực sự hoạt động một cách minh bạch, đáng tin cậy cho nhân quyền trên phạm vi toàn cầu, tổ chức ấy cần phải độc lập với tất cả các chính phủ và như vậy cũng độc lập với những chính phủ vi phạm nhân quyền.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và và văn phong của tác giả, hiện là nghiên cứu viên tại Viện Chính sách Toàn cầu ở Anh.







>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English

>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page


Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

NHỮNG TƯỢNG ĐÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM... VÀ NỖI TRĂN TRỞ CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HÔM NAY.











                         SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã qua đi... đất nước Việt Nam đã không còn bị chia cắt... và hòa bình được cho là đã hiển trị trên quê hương đất nước Việt Nam quá khổ đau này. Tuy nhiên, đã gần 40 năm qua... dưới ách cai trị độc tài vô nhân của chế độ cộng sản cầm quyền tại Việt Nam, người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam... không những không được thừa hưởng cái gọi là niềm hạnh phúc của một đất nước thống nhất... mà dường như lại khổ đau và tệ hại hơn bao giờ hết. Đất nước thì tham nhũng lan tràn... xã hội đầy dẫy những bất công áp bức... và quyền con người thì lại bị chà đạp một cách thô bạo và trắng trợn từng ngày, từng giờ... dẫn đến sự oán than gay gắt từ mọi tầng lớp nhân dân... vốn từng bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ru ngủ bằng nhiều hình thức... bằng những thủ đoạn gian dối và xấu xa, khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam vào tháng 04 năm 1975.

Người dân càng khổ đau và càng tệ hại trong cuộc sống... thì hình ảnh thân thương của một miền Nam Việt Nam Tự do xa xưa lại hiện về rõ nét hơn trong ký ức của đồng bào Việt Nam... chỉ đáng tiếc một điều là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay đã bị chế độ độc tài cộng sản Việt Nam lừa dối quá nhiều, quá lâu và quá sâu sắc... nên không thể cảm nhận được đúng nghĩa về cuộc sống tự do và yên bình thật sự của người dân Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975... và như thế nào mới thật sự là Tự do hạnh phúc đúng nghĩa... chứ không như cách xuyên tạc méo mó của chế độ cộng sản độc tài Việt Nam bấy lâu nay. Hình ảnh tương phản giữa hai chế độ trước đây và hiện nay... là điều mà người dân miền Nam Việt Nam, bao gồm cả những người trước đây từng tham gia phục vụ cho cộng sản... dễ dàng trông thấy và cảm nhận, cho dù sự thật đã bị bóp méo... và lịch sử đã bị làm cho sai lệch.

Hàng triệu đồng bào Việt Nam đã phải từ bỏ ruộng vườn đất đai để chạy trốn cộng sản di dân vào miền Nam Việt Nam năm 1954, ngay sau khi miền Bắc Việt Nam rơi vào tay cộng sản... và cũng hàng triệu người dân Việt Nam ngay sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975... đã phải ly biệt người thân, từ giã gia đình và Tổ quốc lên đênh trên biển giữa cái chết và sự sống để đi tìm Tự do... điều này nói lên điều gì...? và tại sao cả hai lần đất nước Việt Nam được cho là toàn thắng... là hòa bình và thống nhất đất nước... mà người dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục tìm mọi cách chạy trốn cộng sản...bất chấp cả việc có thể hy sinh mạng sống của mình trên biển cả...? mong rằng đồng bào Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay, những người sinh ra và lớn lên trong môi trường cộng sản... có thể cảm nhận được điều này, và có cách nhìn đúng đắn và thực tế hơn về con người cộng sản, về chế độ cộng sản hiện hành... và tất cả những gì họ đã làm, đã gây ra cho đồng bào... cho dân tộc và quê hương đất nước Việt Nam.




Bản Tin




BBC

Những tượng đài lịch sử VN ở California

Cập nhật: 12:48 GMT - thứ năm, 14 tháng 11, 2013
Tượng đài chiến binh Mỹ - VNCH ở Hoa Kỳ
Nhiều tượng, đài tưởng niệm chiến binh Mỹ - Việt Nam Cộng hòa được xây dựng ở Hoa Kỳ
“Lễ động thổ xây dựng Bức tường Tưởng niệm Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng hòa sẽ diễn ra trong cuối tháng 11 này tại San Jose.”
Đó là phát biểu của cô Hoàng Mộng Thu, người cùng Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn khởi xướng dự án từ nhiều tháng qua. Sau những vận động với thành phố, thu nhận ý kiến của cựu quân nhân, của cộng đồng và trong ba tuần qua đã có sinh hoạt gây quỹ.
Kinh phí xây dựng Bức Tường tốn khoảng 30 nghìn Mỹ kim. Qua hai buổi gây quỹ, một ở San Jose hai tuần trước và với sinh hoạt hôm nay nữa ban tổ chức đã quyên được đủ số tiền cần có. Cô Thu cho chúng tôi biết như thế trong buổi gây quỹ tổ chức vào chiều Chủ nhật 10 tháng Mười Một vừa qua tại Trung tâm Văn hoá Á châu ở Oakland.
Đồng hương từ nhiều thành phố quanh vùng như San Jose, San Francisco, San Rafael, Stockton đã về Oakland tham dự văn nghệ gây quỹ với sự góp mặt của ca sĩ Phương Hồng Quế trong quân phục phi công, các giọng ca cây nhà lá vườn như Hà Cẩm Tú, Thu Nga, Trung Kiên, Ái Loan… với tà áo dài cùng Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn trong sắc áo của nhiều đơn vị quân đội.
Đây là nhóm bạn trẻ trong thập niên qua đã đem những hùng ca vinh danh người lính Việt Nam Cộng hòa và những bản tình ca viết cho lính, về lính đến với sinh hoạt cộng đồng.
"Đã gần 40 năm trôi qua nhưng khi nhắc đến Tướng Nam người lính cũ của ông đã không ngăn nổi giòng lệ xúc động"
Số đoàn viên của biệt đoàn văn nghệ chừng hai chục người. Họ là những thanh niên, thiếu nữ tuy chưa một lần khoác áo chiến binh, nhưng nhiều bạn đã có thân nhân là lính nên hiểu được sự hy sinh của chiến sĩ Cộng hòa trong công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước. Các bạn trân quý những đóng góp và hy sinh đó nên đứng ra thực hiện công tác xây dựng đài tưởng niệm.
Trong buổi văn nghệ, biệt đoàn đã dựng lại vở bi hùng kịch “Quân lệnh cuối cùng” về những giờ phút cuối của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 Vùng 4 Chiến thuật.
Trước khi vở kịch diễn ra, cựu Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên ở bên cạnh Tướng Nam cho đến giây phút cuối cùng đã lên diễn đàn nói về vị chỉ huy. Theo ông, Tướng Nam có nhân cách đạo đức của một Phật tử, có tình huynh đệ chi binh của một vị tướng hết lòng với lính, ăn ở và sống gần gũi với thuộc cấp mà không phân biệt quan, quân. Bảy giờ sáng 1-5-1975 tướng Nam đã tự sát bằng súng.
Đã gần 40 năm trôi qua sau cái chết của một vị tướng thà tuẫn tiết theo thành chứ không đầu hàng địch, nhưng khi nhắc đến Tướng Nam người lính cũ của ông đã không ngăn nổi giòng lệ xúc động, cũng như nhiều khán giả khi xem vở bi hùng kịch.

Ghi dấu lịch sử

Như sơ đồ kiến trúc phác họa, trên Bức tường Tưởng niệm ngoài di ảnh và tiểu sử của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam còn có chân dung một số sĩ quan cấp tướng và cấp tá khác đã tuẫn tiết hay bị xử bắn sau khi xe tăng bộ đội cộng sản miền Bắc tiến vào Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975.
Đó là Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung tá Nguyễn Văn Long.
Sau lưng chân dung của các sĩ quan này là hình ảnh những người lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Bức tường Tưởng niệm dài 4 mét, cao 2.5 mét sẽ được xây dựng trong Công viên Lịch sử Kelly ở thành phố San Jose, bên cạnh Bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng hòa đã có từ mười năm qua.
Với Bức tường, đây là một công trình nữa ghi dấu lịch sử và đóng góp vào đời sống xã hội, văn hóa và chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ.
Nhắc đến người Việt hải ngoại, giới truyền thông và nghiên cứu thường chú ý đến người Việt sinh sống tại California, nơi được coi là trung tâm sinh hoạt tiêu biểu cho người Việt tại Mỹ.
Khi cuộc chiến Việt Nam với sự can dự của người Mỹ kết thúc vào tháng Tư 1975, khoảng 130 nghìn người Việt đã bỏ quê hương ra đi vào lúc đó và đa số được Hoa Kỳ đón nhận cho định cư.
Trong hai thập niên kế tiếp, cả triệu người tiếp tục rời Việt Nam bằng thuyền hay vượt biên giới đường bộ đến một quốc gia Đông Nam Á trước khi được định cư ở nước thứ ba, đông nhất cũng tại Hoa Kỳ.
Bảo tàng người Việt ở Mỹ
Khách thăm một bảo tàng của người Việt thời Việt Nam Cộng hòa ở Mỹ
Sau gần 40 năm và qua nhiều đợt định cư khác nhau, hiện có 1 triệu 700 nghìn người Việt sinh sống tại khắp 50 tiểu bang nước Mỹ. California với khoảng 600 nghìn nên tiểu bang này được coi như trung tâm sinh hoạt của người Việt, từ kinh tế thương mại đến văn hoá chính trị.
Qua thời gian đầu lo ổn định và hòa nhập vào cuộc sống mới, người Việt đã dần tái tạo nét văn hóa truyền thống và để lại những di sản lịch sử của mình trên quê hương Hoa Kỳ.
Tại miền nam California, Quận Cam là nơi tập trung đông người Việt sinh sống nhất đã chính thức được gọi là Little Saigon từ 25 năm qua. Ở đó có hàng vạn cơ sở thương mại, thường xuyên có các sinh hoạt chính trị người Việt, trình diễn văn hóa đặc thù Việt Nam.

Hết lòng yểm trợ

Năm 2003 Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ được xây dựng trên công thổ thành phố Westminster. Đây là nơi đầu tiên ở Mỹ có dân cử gốc Việt từ năm 1992, Nghị viên Tony Lâm, và hiện nay có thị trưởng gốc Việt đầu tiên là ông Tạ Đức Trí.
Cũng tại thành phố này, trong nghĩa trang Peek có Đài Tưởng niệm Thuyền nhân bỏ mình trên đường vượt biển tìm tự do được khánh thành năm 2009. Nghĩa trang này cũng là nơi nhiều người Việt ở Quận Cam chọn để yên giấc nghìn thu.
Miền Bắc California, tại San Jose có Bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng hòa trưng bày hàng nghìn di vật của một quốc gia đã hiện hữu hai mươi năm, từ 1954 đến 1975, trước khi bị xóa tên trên bản đồ chính trị thế giới.
Trong đó cũng ghi lại lịch sử hình thành của cộng đồng người Mỹ gốc Việt kể từ tháng Tư 1975, từ chiếc thuyền vượt biển, ca khúc của Nam Lộc viết trong những ngày còn trong trại tị nạn, những di vật của cựu tù nhân trại cải tạo cho đến thành đạt của sinh viên học sinh, của những doanh nhân, khoa học gia, chính trị gia gốc Việt. San Jose, thành phố có đông người Việt nhất hiện cũng có Phó Thị trưởng gốc Việt là cô Madison Nguyễn.
Cộng đồng người Việt tại Mỹ
Một tượng đài ở Hoa Kỳ kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam
Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc phát biểu trong buổi gây quỹ rằng dù ông xây dựng bảo tàng nhưng đã không làm được đài tưởng niệm, vì thế ông hết lòng yểm trợ công tác của cô Hoàng Mộng Thu và đoàn văn nghệ.
Ông cho biết trong Công viên Lịch sử Kelly, ngoài di sản người Việt còn có bảo tàng của người Hoa, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Mễ Tây Cơ và 30 ngôi nhà cũ từ phố chính San Jose được đưa vào công viên để bảo tồn trước khi thành phố này phát triển và trở thành thủ đô của vùng thung lũng điện tử cách đây gần nửa thế kỷ.
Hàng năm công viên đón nhiều học sinh trong vùng và sinh viên đại học, trong đó có nhiều con em gốc Việt, đến thăm để tìm hiểu về lịch sử thành phố và nguồn gốc những sắc dân đã đến đây định cư.
Việc xây dựng Bức tường Tưởng niệm, cựu dân biểu Trần Minh Nhựt, cố vấn ban tổ chức gây quỹ nhấn mạnh:
“Đây là một cú đấm vào lãnh đạo Hà Nội vì chính quyền cộng sản không thể dẹp bỏ nó như trong quá khứ đã áp lực các quốc gia Đông nam Á đục bỏ đài tưởng niệm thuyền nhân vượt biển được dựng lên ở Indonesia, Malaysia.”
Ông nói Bức tường này, cũng như Tường Đá đen ở Thủ đô Washington và Đài Tưởng niệm Sons of San Jose ở thành phố San Jose là để tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ miền Nam tự do trước năm 1975.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà báo tự do ở California, Hoa Kỳ.







>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English

>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN PHẢN ĐỐI BẢN “Hiến pháp” áp đặt của Đảng cộng sản và đòi hỏi một bản Hiến pháp mới của Nhân dân Việt Nam


                                   






                           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU



Do Minh Tuyen

Kính gởi đến Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng các Thân hữu quốc tế. Xin vui lòng giúp phổ biến rộng rãi và dịch ra ngoại ngữ để rộng đường dư luận.
Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Khối Tự do Dân chủ 8406

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Lời kêu gọi toàn dân
phản đối bản “Hiến pháp” áp đặt của Đảng cộng sản
và đòi hỏi một bản Hiến pháp mới của Nhân dân Việt Nam
         
 Kính gửi:

          - Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
          - Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.

          Ngày 17-10-2013, Văn phòng Quốc hội (QH) nước CHXHCNVN ra thông báo: kỳ họp thứ 6 của cơ quan này sẽ diễn ra từ ngày 21-10 đến 30-11-2013. Trong phiên khai mạc, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch QH tuyên bố: “Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét, quyết định thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, rồi nói tiếp: “QH hoan nghênh và trân trọng cảm ơn đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo”.

          Trước đó, ngày 29-12-2012, ông Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định với báo giới: “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.

          Để thực hiện việc này, Nhà cầm quyền đã tổ chức cấp phát tài liệu “Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp” khắp cả nước rồi hướng dẫn việc điền phiếu in sẵn đến từng tổ dân phố, từng hộ gia đình, từng đảng viên, đoàn viên và các tổ chức chính trị, tôn giáo, xã hội... Bằng thủ đoạn đó, họ muốn “lùa” nhân dân Việt Nam vào cái “rọ” Hiến pháp 2013 do họ biên soạn. Như mọi chuyện lớn nhỏ trong quá khứ, mục đích của họ lần này cũng rất rõ ràng: không ai được đi ra ngoài cương lĩnh và “định hướng” của Đảng! Nghĩa là Hiến pháp quốc gia cao lắm cũng chỉ là văn kiện có tầm quan trọng thứ hai, sau cương lĩnh của Đảng, như ông Tổng bí thư đã tuyên bố! May thay, có những thành phần ưu tú của Dân tộc bất chấp mọi hiểm nguy, với trí tuệ và lòng can đảm của mình, đã quyết tâm đi chệch “định hướng” của Đảng, mà điển hình là:

          + Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 19-1-2013 của Nhóm 72 nhân sỹ, trí thứcViệt Nam nêu rõ: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận sự cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của đảng Cộng sản VN trước bối cảnh hiện nay của đất nước.

          + Tuyên bố của Các Công dân tự do khắp mọi miền đất nước ngày 28-2-2013 khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng toàn trị đất nước.

          + Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 01-03-2013 chỉ ra sự mâu thuẫn trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “Một mặt, Điều 74 khẳng định Quốc hội là “Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”. Mặt khác, Điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì?

          Tuyên bố ngày 5-3-2013 của Hòa thượng Thích Quảng ĐộTăng thống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, nhắc lại Sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước đã đề xuất hồi đầu năm 2001 và nhấn mạnh một trong 8 điểm đó là «Bầu lại Quốc hội thật sự đại diện cho dân, thiết lập một Nhà nước pháp quyền».

+ Lời Hiệu triệu ngày 08-03-2013 của Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, kêu gọi đồng bào liên kết đấu tranh đòi Đảng cộng sản chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của quốc tế để Việt Nam có được một Hiến pháp dân chủ.

          Phát biểu của bác sĩ Nguyễn Đan Quếsáng lập viên Cao Trào Nhân Bản trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 1-4-2013: “Bản Hiến pháp hiện hành là hoàn toàn vô giá trị” và ông kêu gọi tăng cường sức mạnh quần chúng để buộc Nhà cầm quyền phải để dân bầu ra một Quốc hội Lập hiến, vì nền dân chủ thực thụ cho Việt Nam.

          Ngoài ra, các bản văn trên còn đề cập đến một thực tế phổ biến là: Các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, thông tin, báo chí, bầu cử; quyền tư hữu, chế độ lao tù và việc trưng cầu dân ý… theo tinh thần và nội dung các Tuyên ngôn lẫn Công ước quốc tế về Nhân quyền luôn luôn bị Nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng, mặc dù họ đã cam kết tuân giữ chúng trướcquốc tế

          Về phía Nhà cầm quyền, họ đã đáp lại những ý kiến đóng góp của nhân dân ra sao? Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu:

          + Ngày 25-2-2013, tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng đã phát biểu bằng giọng điệu trịch thượng như sau: Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp (...) Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Muốn phi chính trị hóa quân đội không? (…) Các đồng chí cần quan tâm xử lý cái này”.

          + Ngày 22-10-2013, ông Phan Trung Lý đã báo cáo trước Quốc hội việc “tiếp thu ý kiếncủa đại biểu và của nhân dân” về Dự thảo như sau: Về vị trí, vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4), qua tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội cho thấy: tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân và các đại biểu Quốc hội tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và những nội dung thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo”. (!?)

          Như vậy là rất trơn tru, “đầu xuôi, đuôi lọt”! Nhưng không ai có thể xác định được bản chất của cái gọi là “tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân tán thành” kia ra sao. Cũng như chẳng hề có một cuộc trưng cầu dân ý đúng nghĩa nào được thực hiện. Mọi giá trị đều bị đánh tráo và nhân dân chỉ như là lũ khù khờ để nhà cầm quyền lừa đảo! Họ nói lấy được theo kiểu cả vú lấp miệng em, còn nhân dân thì buộc phải nghe, phải chịu! Ai không chịu thì đương nhiên là “suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, là các thế lực thù địch !?!

          + Ngày 23-10-2013 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng lại phát biểu trước Quốc hội: “Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi!” Ông ta muốn hiệu triệu ai và hiệu triệu điều gì? Phải chăng ông muốn hiệu triệu dân tộc này tiếp tục “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, cái mà chính ông cùng ngày cũng phải thú nhận: “Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?”. Thật là một sự lú lẫn đến tận cùng, vừa lố bịch vừa tai hại! Mọi hậu quả của sự lú lẫn tai hại ấy, toàn dân tộc VNđã và sẽ phải gánh chịu.

          Kính thưa đồng bào Việt Nam và cộng đồng thế giới tiến bộ.

          Cách đây hơn 10 tháng, vào ngày 31-12-2012, Khối 8406 chúng tôi đã ra một bản Tuyên bố nói rõ quan điểm của mình, về việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tổ chức “Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Trong đó nhấn mạnh 3 điểm:

          1- Đây lại thêm một ví dụ nữa về thủ đoạn dối trá của Nhà cầm quyền với 2 mục đích chính: (a) Lừa mị dân tộc và lường gạt thế giới rằng đây là một bản Hiến pháp đã được toàn dân Việt Nam đồng tình và ủng hộ. (b) Tạo điều kiện cho bộ máy công an lên được một bản danh sách các “tù nhân dự khuyết” của chế độ, với các “tội danh” được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

          2- Nếu thật tâm muốn dân chủ hóa đất nước, Nhà cầm quyền phải để cho nhân dân được thực hiện Quyền tự quyết của mình, thông qua một cuộc Trưng cầu Dân ý có quốc tế giám sát, về vấn đề cốt lõi của bản Hiến phápViệt Nam nên hay không nên theo chế độ chính trị đa đảng?

          3- Nếu thật tâm muốn đoàn kết dân tộc, Nhà cầm quyền phải thả ngay lập tức và vô điều kiện mọi tù nhân chính trị đang bị giam giữ; chấm dứt ngay việc khủng bố, sách nhiễu trái phép những người đấu tranh dân chủ hiện nay. Đồng thời, báo đài tư nhân phải có quyền hoạt động.

          Thế nhưng, thực tiễn đã chứng minh rằng:

          + Bản chất khủng bố và lừa bịp của Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi. Nếu có thì cũng giống như con tắc kè biến sắc bộ da cho phù hợp với điều kiện của hoàn cảnh mà thôi.

          + Tất cả những ý kiến đóng góp xây dựng, đúng đắn và tiến bộ của nhân dân cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp suốt 10 tháng qua đều đã bị thẳng tay vứt vào sọt rác!

          + Sự khủng bố của Nhà cầm quyền đối với những người đấu tranh dân chủ vẫn diễn rangày càng khốc liệt. Các quyền tự do căn bản của con người vẫn bị vi phạm ngày càng nghiêm trọng.

          Xuất phát từ thực tiễn đó và trung thành với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN(08-04-2006) vốn đã nêu rõ: “Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở VN hiện nay phải bị thay thế triệt để... Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước...”, Khối 8406 kêu gọi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước:

          1- Hãy nhận thức rõ ràng rằng: trong lúc nhân dân thiết tha mong muốn có một Hiến pháp tiến bộ để có thể thay đổi Đất nước theo hướng dân chủ đích thực thì lãnh đạo ĐCS đã chỉ đạo Ủy ban Dự thảo Sửa đổi HP lấy ý kiến nhân dân cách hình thức, kiểu áp đặt và lừa đảo, bác bỏmọi ý kiến xây dựng của các tầng lớp đồng bào trong lẫn ngoài nước, rồi huênh hoang báo cáo làđã có hơn 26.091.000 lượt góp ý với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm; ý kiến của nhân dân đã được tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực”, để cuối cùng đưa ra một bản Hiến pháp với nội dung xưa cũ và lạc hậu mà Quốc hội sắp thông qua và áp đặt lên Dân tộc.

          2- Hãy nhận thức rõ ràng rằng: bản Hiến pháp mà Quốc hội sắp thông qua là bản Hiến pháp của ĐCS, do ĐCS và vì ĐCS, nhằm duy trì chế độ độc tài, toàn trị của Đảng trên đầu trên cổ nhân dân, nhằm bảo đảm cho Đảng muôn năm thống trị Đất nước. Bộ luật gốc kiểu ấy, dân tộc tuyệt đối không thể nào chấp nhận và phải phản đối kịch liệt (qua những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động).

          3- Hãy đồng thanh mạnh mẽ đòi cho nhân dân quyền phúc quyết bản Hiến pháp sắp thông qua, đúng theo Điều 70 của Hiến pháp tiên khởi (1946): “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Nếu bản Hiến pháp do Quốc hội sắp thông qua lần này mà không được nhân dân phúc quyết thì toàn thể đồng bào ta hãy dõng dạc tuyên bố đó là bản Hiến pháp hoàn toàn vô giá trị.

          4- Hãy đồng thanh mạnh mẽ đòi một bản Hiến pháp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhằm xây dựng một chế độ dân chủ, một xã hội đa nguyên và một chính trường đa đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hưng thịnh của đất nước VN. Hiến pháp đó sẽ:

          a/ không lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm nền tảng, vì nó đã bị nhân loại tiến bộ vứt vào sọt rác do đã gây biết bao đau khổ và thất bại cho những quốc gia áp dụng nó, trong đó có Việt Nam;

          b/ không coi “công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội” là dự án tương lai chung của Dân tộc ta, vì đó là một ảo tưởng mơ hồ và lường gạt;

          c/ không có các điều khoản khẳng định đảng CS độc quyền cai trị đất nước, để từ đó độc quyền sử dụng công lực, độc quyền sở hữu mọi tài nguyên quốc gia;

          d/ phân lập rõ ràng ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

          e/ thành lập Tòa Bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp;

          g/ xác lập quyền của nhân dân được trưng cầu ý kiến và phúc quyết Hiến pháp.
          h/ khẳng định rõ ràng quyền sở hữu đất đai của cá nhân và tập thể;

          i/ khẳng định rõ ràng các quyền con người và quyền công dân theo đúng 
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền chính trị và dân sự.

          Khối 8406 hy vọng rằng trong thời điểm lịch sử cực kỳ quan trọng và mang tính quyết định này, toàn thể Đồng bào quốc nội và hải ngoại nhận thức rõ trách nhiệm công dân của mỗi người, quyết tâm tranh đấu cho một bản Hiến pháp tiến bộ, thật sự dân chủ vì sự phồn vinh của của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân. Đồng thời, vận động mạnh mẽ quốc tế ủng hộ cho quyết tâm chính đáng này của dân tộc Việt Nam.

          Làm tại Việt Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2013.
          Ban điều hành Khối 8406:

1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam.
2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston– Hoa Kỳ.

          Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương tâm khác đang ở trong lao tù Cộng sản.