Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

PHÚC TRÌNH CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ HUMAN RIGHTS WATCH (HRW) ... VỀ NẠN BẠO LỰC VÀ BẠO HÀNH CỦA NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM.










               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Việc công bố bản phúc trình về tình hình bạo lực trong ngành công an Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch (HRW) trụ sở chính tại New York ngày hôm nay... là một hành động thích hợp, đúng đắn và phù hợp với tình trạng bạo lực bạo hành đến đau lòng trong ngành công an Việt Nam cả nước nói chung ngày hôm nay. Con số người dân vô tội bị công an Việt Nam các loại hành hung, đánh đập và tra tấn đến chết ngay trong đồn công an hoặc tử vong ngay sau khi được thả ra trở về nhà đã vượt lên con số đáng báo động và đầy quan ngại. 



Lý do và nguyên nhân tại sao ngành công an tại Việt Nam lại luôn chủ trương hành xử bạo lực bất chấp pháp luật... cũng như bất chấp cả lương tâm đạo đức con người...? Mọi người dân Việt Nam chúng ta ai cũng biết chế độ cộng sản cai trị đất nước Việt Nam hiện nay là một chế độ độc tài toàn trị... chính vì lẽ đó, mọi quyền hành, quyền lực đều tập trung vào một vị trí lãnh đạo đất nước duy nhất đó là Đảng cộng sản Việt Nam. Tình trạng tham nhũng lan tràn trong bộ máy công quyền và từ giới lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước lẫn lãnh đạo chính quyền các cấp hiện nay tại Việt Nam... cộng thêm cách hành xử yếu kém, nhu nhược và đầy khó hiểu của giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay trước hành vi gây hấn xâm lược thô bạo và ngang ngược trắng trợn của Nhà cầm quyền cộng sản Truung quốc trong thời gian qua đã khiến người dân phẩn nộ và gần như mất hết niềm tin hoàn toàn vào giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền... điều này đã khiến cho các giới chức lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước hiện nay lo lắng và quan ngại dẫn đến làn sóng trù dập, sách nhiễu, hành hung và bắt giữ cũng như giam cầm người dân một cách trái pháp luật. 



Hàng loạt các văn bản văn kiện và Nghị quyết trái pháp luật được ban hành... cùng với hàng loạt các điều khoảng phi lý và mơ hồ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đã được mang ra áp dụng... và các lực lượng được xem là lá chắn duy nhất và hữu hiệu cho chế độ bao gồm: Quân đội, Công an, Dân phòng và cả thành phần côn đồ xã hội đen... những người vốn luôn được xem là thành phần bất hảo trong xã hội cũng được trưng dụng và xử dụng như một loại vũ khí chống lại người dân yêu nước... chống lại những ai không cùng quan điểm với Chính phủ Nhà nước... không cùng tư tưởng với giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay... và nhất là những người được xem là mối đe dọa trực tiếp lẫn gián tiếp đến quyền lực, quyền lợi và lợi ích cá nhân của giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay cũng đều không loại trừ... Do đó, quyền sinh sát và miễn trừ trách nhiệm được trao cho các thành phần lá chắn cho chế độ nói trên tùy nghi xử dụng và thực thi. Điều này là động cơ duy nhất khiến lực lượng công an các loại, lực lượng dân phòng và cả thành phần côn đồ bất hảo hợp tác với nhau trấn áp người dân và xem thường pháp luật như đã từng thể hiện hiện nay và trong quá khứ. Việc lên án, chỉ trích và phê phán của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) nói riêng... và từ Cộng đồng Quốc tế nói chung là những việc làm thiết thực. Tuy nhiên, chỉ phê phán và khuyến nghị thôi thì chưa đủ... mà điều cần thiết nhất để chấm dứt tình trạng bạo lực phi pháp nói trên của chế độ độc tài cộng sản cầm quyền hiện nay là phải có các biện pháp chế tài cụ thể đủ lực có thể tạo áp lực mạnh mẽ lên các giới chức lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản này. Bên cạnh đó, việc người dân cùng nhau ý thức... cùng siết chặt tay nhau.... cùng nhau lên tiếng... và cùng nhau hành động như đã từng thể hiện trong cuộc tập trung xuống đường mạnh mẽ của hàng chục ngàn công nhân và người dân tại Việt Nam phản đối hành vi xâm lược của Trung quốc trong thời gian qua... sẽ là động lực chính giúp mọi người dân Việt Nam chúng ta tránh được những cái chết thương tâm không đáng có... và đòi lại quyền làm người hợp pháp và chính đáng của mọi người chúng ta.... vốn đã bị chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam tước đoạt một cách thô bạo và phi pháp kể từ khi cộng sản lên nắm chính quyền cả hai miến Nam - Bắc... trong suốt nhiều thập niên qua.





Bản Tin





HRW phê phán công an VN 'bạo hành'

Cập nhật: 10:33 GMT - thứ ba, 16 tháng 9, 2014

HRW nhận định tình trạng công an bạo hành đang 'tràn lan' ở Việt Nam
Nạn công an bạo hành ở Việt Nam có một phần căn nguyên là do lực lượng này từ lâu đã xác định mình là ‘công cụ chính trị để bảo vệ chế độ chống lại các thế lực thù địch’, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), đặt ở Mỹ, nhận định trong bản phúc trình vừa công bố hôm thứ Ba ngày16/9.
Đây là lần đầu tiên HRW ra phúc trình về tình hình bạo lực của công an Việt Nam đối với những người bị giam giữ dưới tiêu đề ‘Công (bất) an: Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam’.
Bản phúc trình thuật lại trường hợp 14 nạn nhân mất mạng và bốn người chết không rõ nguyên do, sáu người được cho là ‘tự tử’ và bốn người nữa chết ‘vì bệnh’. Tất cả đều xảy ra trong trại tạm giam hay đồn công an.

Nguyên nhân bạo hành

Theo phân tích của HRW, yêu cầu bảo vệ chế độ khiến công an Việt Nam đặt nặng yếu tố ‘trung thành với chế độ’ trong việc tuyển dụng và đào tạo lực lượng. Điều này khiến công an Việt Nam ‘không được chuyên nghiệp hóa một cách thật sự’.
Một nguyên nhân quan trọng nữa, theo HRW, là việc lực lượng công an cấp xã, phường ‘thiếu được đào tạo’ về luật pháp và nghiệp vụ.
“Có trường hợp có những người dân được trao sắc phục và vũ khí để làm công tác trật tự trị an ở địa phương,” ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, bình luận trước báo giới trong buổi công bố bản phúc trình ở Bangkok.

Ông Trịnh Xuân Tùng đã tử vong sau khi bị đánh trong một đồn công an ở Hà Nội
Hơn nữa, nền pháp lý Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh và không đề cao nguyên tắc ‘suy đoán vô tội’ đối với các bị can khiến công an bắt người ‘dựa trên nghi vấn mơ hồ’ rồi dùng biện pháp ‘đánh đập để buộc nhận tội’.
Và khi đối tượng bị bắt giam ở đồn công an thì luật sư bào chữa hay người trợ giúp pháp lý ‘hầu như không đóng vai trò gì trong quá trình tạm giữ và lấy lời khai’, theo báo cáo của HRW.
Tổ chức này cũng chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam ‘không có ý chí nghiêm túc và có hệ thống để trừng phạt những công an viên bạo hành’.
Theo HRW thì công an phạm tội chỉ bị ‘kỷ luật nội bộ nhẹ’, ‘hiếm khi bị hạ bậc hay buộc ra khỏi ngành’. Bị truy tố hay kết án ‘lại càng hiếm hơn nữa’ và nếu có bị xử thì ‘chỉ nhận mức án nhẹ hay án treo’.
Một nguyên nhân khác của tình trạng công an Việt Nam bạo hành là ‘thiếu hệ thống giám sát, kiểm tra chéo... khả dĩ hạn chế sự lạm quyền của công an’, phúc trình của HRW viết.
Ngoài ra, việc báo chí bị chính quyền kiểm soát và kiểm duyệt đã khiến họ đưa tin về các vụ bạo hành của công an ‘chưa đầy đủ, thiếu chiều sâu và không đi đến truy cứu trách nhiệm’.

Công an Việt Nam được xem là lực lượng bảo vệ chế độ
Ông Robertson cho rằng có một số vụ lúc đầu báo chí Việt Nam nói nhiều nhưng ‘sau đó chìm nghỉm’ mà ông cho rằng có thể có sự đe dọa của công an.
“Ở Malaysia có khoảng 12 trường hợp (cảnh sát bạo hành) mỗi năm và tất cả những vụ việc đều được báo chí nói nhiều,” ông so sánh và cho biết đó là lý do số vụ cảnh sát bạo hành ở Malaysia được nắm rõ.

‘Khủng hoảng nhân quyền’

“Chúng tôi đã nhận thấy có một cuộc khủng hoảng nhân quyền trong công tác thường ngày của lực lượng công an Việt Nam,” ông Robertson nói tại buổi họp báo, “Chúng tôi tin rằng những gì chúng tôi đưa ra hôm nay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.”
Theo vị phó giám đốc châu Á của HRW thì tổ chức này đã ghi nhận các trường hợp công an bạo hành ở 44 trong số 58 tỉnh thành của Việt Nam nhưng họ không thể thống kê chính xác con số các vụ việc.
Ông Robertson cho biết nạn nhân là ‘những nông dân, doanh nhân, tiểu thương, sinh viên và những thành phần khác bị công an bắt... và cuối cùng đã chết hay bị thương do bị đánh đập’ và họ thường chỉ phạm những tội thông thường như ‘cãi lộn với hàng xóm, chạy xe quá nhanh hay ăn cắp vặt’.

Công an đánh người thường bị mức án nhẹ
“(Công an) đánh đập bằng tay, chân, dùi cui, giày hay đôi khi là bất cứ thứ gì họ có được chẳng hạn như roi hay cán chổi,” ông nói.
HRW cho biết bản phúc trình này dựa trên những thông tin họ thu thập được từ báo chí chính thống của Việt Nam, từ thông tin của những nhà báo tự do, những blogger độc lập và từ các hãng thông tấn truyền thông nước ngoài.
Tuy nhiên, HRW đã quyết định không phỏng vấn thêm các nạn nhân và nhân chứng do ‘lo sợ họ sẽ bị công an trả thù’.
Ông Robertson cho biết HRW đã viết thư cho Bộ Công an và các cơ quan liên quan của Việt Nam để nhờ xác nhận và trả lời một số vấn đề nhưng ‘họ đã không trả lời’.
HRW kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ‘không khoan dung với tình trạng bạo hành của công an’, ‘đào tạo đầy đủ cho công an ở mọi cấp’, ‘lắp camera giám sát ở các phòng giam và phòng xét hỏi’, ‘tạo điều kiện cho các bị can tiếp xúc luật sư’ và ‘đảm bảo quyền tự do đưa tin của các nhà báo’.
Ngoài ra, HRW còn khuyến nghị Việt Nam nên có một cơ quan độc lập để xem xét và điều tra các khiếu nại về việc bạo hành của công an.
“Các tổ chức Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ quốc tế giúp Việt Nam xây dựng nền pháp trị không nên cho phép những hành động như thế này tiếp diễn,” thông cáo báo chí của HRW viết.
Việt Nam chưa phản ứng về báo cáo của HRW. Nhưng những phúc trình trước đây của HRW đều bị chính phủ Việt Nam bác bỏ và phê phán.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM 1946 - 1957... NHỮNG SAI LẦM VÀ TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.










                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Bộ luật "Cải cách ruộng đất " đã được chính Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ chí Minh ký ban hành chính thức kể từ ngày 19/12/1953 và thực thi kéo dài suốt 3 năm cho đến năm 1956... dẫn đến những sai lầm và tội ác đẫm máu gây ra bởi Đảng cộng sản Việt Nam và giới lãnh đạo cao cấp từ chính quyền cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Lạm dụng các ngôn từ "Xóa bỏ Văn hóa phong kiến... tiêu diệt thành phần bóc lột (giới địa chủ)... thành phần phản quốc (theo Pháp chống lại đất nước)... và thành phần phản động (chống chính quyền) bao gồm... Việt gian, cường hào ác bá, và các đảng đối lập..v..v... thực chất chỉ là một phong trào, một chiến dịch mà giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành... nhằm mục đích chỉnh đốn lực lượng đảng đang trong thời kỳ phôi thai thời bấy giờ. 



Mô hình "Thổ địa cải cách" dựa theo Trung quốc... và cái gọi là tinh thần "Đấu tranh xóa bỏ giai cấp" một cách triệt để trong công cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ cộng sản đến từ Trung quốc... dẫn đến hâu quả sai lầm thảm khốc với 123.266 người bị đấu tố oan sai trong tổng số 172.008 người bị mang ra đấu tố, chiếm tỷ lệ 71,66 % trường hợp bị oan sai... theo tài liệu của Đảng cộng sản Việt Nam. Do nhận định chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam đã giết lầm quá nhiều người dân vô tội... Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ thời bấy giờ đã nhận sai lầm và tiến hành các bước sửa sai như sau:

-  Tháng 02 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 09 đã tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.

-  Tháng 03 năm 1956, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.

-  Ngày 05/07/1956, Tổng Bí thư Trường Chinh thay mặt Ban Bí thư chỉ thị xem xét, chỉnh đốn, kiểm tra và kịp thời uốn nắn các sai lầm lệc lạc...v..v...

-  Ngày 18/08/1956, Chủ tịch Hồ chí Minh gởi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận các sai lầm và thông báo rằng Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai phạm...

-  Ngày 24/08/1956, Báo Nhân dân đã công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch cải cách ruộng đất...

-  Tháng 09 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương đảng đã kỹ luật ban lãnh đạo chiến dịch cải cách ruộng đất bao gồm: buộc ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng... ông Hoàng quốc Việt đào thải khỏi Bộ Chính trị... ông Lê Văn Lương rời khỏi chức vụ Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương đảng... và ông Hồ viết Thắng bị loại ra khỏi vị trí ban chấp hành Trung ương đảng

-  Ngày 29/10/1956, Đại tướng Võ nguyên Giáp...người không tham gia trực tiếp vào những sai lầm trong cải cách ruộng đất đã thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương đảng tại Nhà hát lớn Hà nội... kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi chức vụ và tài sản cho các nạn nhân bị đấu tố oan sai.

-  Theo thống kê đến tháng 9 năm 1957, đã phục hồi danh dự và trả   lại tài sản cho khoảng 70-80 phần trăm số người bị đấu tố oan sai.



Sai lầm và sai phạm trong cải cách có thể sửa đổi ... có thể khắc phục, và tài sản Nhà cửa đất đai của họ có thể bồi thường hay trả lại... thế nhưng, tính mạng của các nạn nhân bị đấu tố oan sai trong chiến dịch cải cách đẫm máu và tàn bạo nói trên bị cướp đi... thì lãnh đạo đảng và lãnh đạo chính phủ lấy gì để bồi thường cho họ...? Và ngày hôm nay, thậm chí khi trưng bày triễn lãm về đề tài nhạy cảm và đau xót nói trên tại viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội hôm 08 tháng 09 vừa qua... sự thật Lịch sử một lần nữa tiếp tục bị bóp méo bởi giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay. Sự kiện quan trọng mang tính giáo dục nhân văn có thể giúp cho mọi thành phần lãnh đạo hiện nay học hỏi, rút kinh nghiệm và tránh được những sai lầm và sai phạm nghiêm trọng đáng tiếc trong quá khứ... cũng như giúp người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay hiểu một cách khách quan và trung thực về lịch sử nước nhà trong mọi thời kỳ và trong mọi giai đoạn của lịch sử. Tuy nhiên, việc trưng bày sự kiện lịch sử quốc gia ngày hôm nay lại cố tình lãng tránh không đề cập đến... thì làm sao có thể thuyết phục và tạo được lòng tin nơi người dân lẫn gia đình của các nạn nhân... những người mà thân nhân của họ đã bị chà đạp và chôn vùi sự sống một cách oan uổng...?






Bản Tin





Bàn về triển lãm Cải cách ruộng đất

Cập nhật: 15:24 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014
Ảnh giới thiệu Triển lãm "Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội
Lần đầu tiên một triển lãm với đề tài nhạy cảm này được tổ chức tại Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vừa khai trương hôm 8/9 một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957".
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử gây tranh cãi này.
Trong cuộc phỏng vấn của BBC Việt Ngữ với Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ông Nguyễn Văn Cường cho biết mục đích của triển lãm là "để nhìn lại một chặng đường đã qua nhân 69 năm ngày nước Việt Nam giành độc lập, đồng thời kỷ niệm 60 năm cải cách ruộng đất."
Ông Nguyễn Văn Cường cho biết đây là triển lãm chính thức đầu tiên về chủ đề này nhằm giới thiệu cho người xem một sự kiện rất quan trong trong giai đoạn đó.
Ông Cường cũng nhắc tới cương lĩnh của Đảng khi đó là "người cày có ruộng" và nói rằng "cải cách ruộng đất là bước đi đầu tiên mang đến cho người dân tư liệu sản xuất và xóa bỏ chế độ phát canh thu tô, chế độ bóc lột giữa địa chủ và bần cố nông".
Sử gia Dương Trung Quốc, người đã tận mắt tới xem triển lãm, nói “việc thực hiện triển lãm với chủ đề này vào thời điểm này là một điều đáng ghi nhận”.

Nhìn cả hai mặt

“Việc nhìn nhận lại sự kiện ấy là hết sức cần thiết bởi vì nếu chúng ta nhìn được cả hai mặt, không phải không có mặt tích cực của nó, và nhất là nhìn cả vào những sai lầm,” ông Dương Trung Quốc nói.
Đây cũng là điều Bảo tàng cố gắng thực hiện khi tổ chức cuộc triển lãm này như Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Văn Cường nói: “Tại triển lãm này chúng tôi cũng muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.”
Khi được hỏi về con số người bị xử tử trong cải cách ruộng đất có được nêu ra tại triển lãm này hay không, ông Nguyễn Văn Cường cho rằng quan trọng nhất là thành tựu “người cày có ruộng”, còn những mất mát thì trong những sai lầm và bài học kinh nghiệm Đảng đã có đánh giá và sửa sai.
“Triển lãm có cả những văn bản mật của Trung ương khi chỉ đạo xuống trong việc chấn chỉnh công cuộc cải cách ruộng đất cũng như là việc khắc phục sai lầm khi một số cơ sở tiến hành những bước đi rất cực đoan và giáo điều,” ông Cường nói.
Đồng ruộng Việt Nam
"Người cày có ruộng" là cương lĩnh được áp dụng trong đợt cải cách ruộng đất ở Việt Nam
Tuy nhiên ông cũng nói thêm triển lãm lần này không nhấn mạnh vào khía cạnh đó.
Và đây cũng chính là điều ông Dương Trung Quốc cho rằng triển lãm “không phản ánh được một cách thật cần thiết”.
“Tôi nói thật cần thiết ở đây tức là nó tác động tích cực vào nhận thức của con người ngày hôm nay."
"Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay."
Sử gia Dương Trung Quốc
"Không phải chỉ vấn đề ca ngợi mà ngay cả nói những bài học sai lầm, những tổn thất to lớn tôi nghĩ cũng rất cần thiết. Nó giúp làm con người trưởng thành lên qua những sai lầm trong quá khứ, kể cả từ người lãnh đạo đến người dân”, ông Dương Trung Quốc lập luận.
Ông cho rằng 60 năm đã trôi qua và nếu vẫn tiếp tục theo nguyên lí rằng địa chủ thì gian ác và bóc lột còn nông dân thì là người tốt bụng và nông dân dành được ruộng đất là một thắng lợi to lớn thì theo ông tác động vào đời sống xã hội sẽ không được như mong muốn khi nhìn lại một vấn đề của quá khứ và thậm chí có thể sẽ tạo sự phản cảm ở giới trẻ.
“Nói ví dụ cái góc có ngôi nhà tồi tàn của người nông dân nghèo khổ thì bây giờ cũng không hiếm những ngôi nhà như thế ở vùng sâu vùng xa.
“Hay nhìn không gian của một gia đình địa chủ với sập gụ tủ chè thì bây giờ nó quá bình thường với đời sống xã hội rồi.
“Cho nên những cái đó nếu không được sự giảng giải bằng ngôn ngữ bảo tàng thì nhận thức của người xem, nhất là của giới trẻ sẽ không thấu đáo,” ông Dương Trung Quốc nói.

Chưa có tổng kết chính thức

Nhưng điều quan trọng, theo ông Dương Trung Quốc, là triển lãm được thực hiện trong bối cảnh “chưa có một tổng kết chính thức nào thì đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn” bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.
Ông nói thêm những hậu quả của cải cách ruộng đất cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết hết mà trường hợp bà Nguyễn Thị Năm làm một ví dụ.
“Một phụ nữ giàu có, có đất đai và sản nghiệp ở đô thị, triệt để ủng hộ cách mạng nhưng cuối cùng lại trở thành người phụ nữ đầu tiên bị mang ra đấu tố và bị giết chết.
“Mặc dù trong hồ sơ tôi cũng được đọc đề nghị của những nhà lãnh đạo cao cấp như ông Lê Đức Thọ, ông Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo biết việc này cũng đề nghị cần sớm có giải tỏa cho gia đình.
“Nhưng cho đến bây giờ hầu như chỉ có một sửa đổi duy nhất: không gọi là địa chủ cường hào nữa mà chỉ gọi là địa chủ kháng chiến, chứ không hề có một chính sách nào để thể hiện rõ là cái sai thì phải sửa đến nơi đến chốn, nhất là liên quan đến tính mạng con người, liên quan đến niềm tin của một thế hệ,” sử gia Dương Trung Quốc nói.
"Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa. Đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ... không áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan."
Sử gia Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc cho biết với tư cách là một người làm sử, ông không chấp nhận cách giải quyết vấn đề theo kiểu “thôi, chuyện lịch sử nó phức tạp qúa, không bới ra làm gì nữa”.
Ông nói thêm, mặc dù ông đánh giá tốt việc nhắc lại sự kiện này nhưng còn nhắc lại như thế nó có hiệu ứng như thế nào thì bản thân ông thấy là “nó chưa thỏa đáng bởi lẽ chính lịch sử không chỉ cho chúng ta những bài học thành công.”
Theo ông cần phải bàn việc liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?"
“Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa, đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ, giải quyết vấn đề của nước mình trên cơ sở của nước mình, chứ không phải áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan.
“Quá nhiều tài liệu cho chúng ta biết Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa."
Ông kết luận: “Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay.”

Thêm về tin này