Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ĐẤT ĐAI CỦA NHÀ THỜ... HÌNH THỨC ĐÀN ÁP VÀ HẠN CHẾ TINH VI QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN...?









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Lạm dụng quyền lực bất chấp pháp luật... bất chấp sự thật và công lý chiếm đoạt tài sản đất đai và các cơ sở hợp pháp của Tôn giáo bấy lâu nay vẫn luôn là nỗi nhức nhối không chỉ riêng đối với các tu sĩ và chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt Nam hay đối với các Tôn giáo bạn... mà còn là sự quan tâm sâu sắc đối với toàn xã hội Việt nam hiện nay. Mọi yêu cầu về việc giải quyết thỏa đáng tài sản và các cơ sở hợp pháp của Nhà thờ giáo xứ Thái hà Hà nội nói riêng và của Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung tiếp tục bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt nam phớt lờ mặc dầu các vị chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã trưng ra đầy đủ các bằng chứng lẫn tài liệu liên quan đến quyền sở hữu hợp pháp và chính đáng của giáo hội đối với mọi tài sản, cơ sở và đất đai nói trên... trong lúc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay và không thể trưng ra hay dẫn chứng được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của họ...?



Là một Nhà nước pháp quyền như đã từng tuyên bố... và một quốc gia luôn tôn trọng quyền con người và công bằng văn minh xã hội như chế độ đã từng rêu rao... thì các vị lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam không thể tiếp tục phớt lờ mọi yêu cầu và nguyện vọng hợp pháp chính đáng của người dân... không thể tiếp tục hành xử một cách phi pháp luật, vô lương tâm và vô đạo đức... không thể tiếp tục lạm dụng quyền hành và ngồi trên các quy định của luật pháp và hiến pháp quốc gia... cũng như các điều khoảng đã được quy định trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc... mà Việt nam đã từng tham gia, từng ký kết và trở thành thành viên... Đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai và đối với quyền Tự do Tín ngưỡng... một quyền căn bản hợp pháp và thiêng liêng nhất của con người.



Thế giới hiện nay trong giai đoạn và xu hướng Dân chủ hóa Toàn cầu... mọi người mọi quốc gia đã và đang cùng nhau nổ lực... cùng nhau ra sức phấn đấu để đưa đất nước mình ổn định và phát triễn... mang cơ hội sống ngày một tốt đẹp hơn nữa cho người dân của đất nước mình... thì tại các quốc gia độc tài và cộng sản còn sót lại như Việt nam, Trung quốc, Cu ba và Bắc hàn...v...v... giới lãnh đạo cầm quyền chỉ luôn quan tâm đến quyền lực lãnh đạo và lợi ích cá nhân của họ... điển hình như tại Việt Nam, sau gần bốn mươi năm thống nhất đất nước... sau gần bốn mươi năm duy trì thể chế độc tài cộng sản còn sót lại trên thế giới cũng như tiến lên con đường Xã hội Chủ nghĩa... thì viễn cảnh của đất nước ra sao... và số phận người dân thì như thế nào... ngoài sự nghèo đói và bất ổn định. Riêng tại Việt nam, cán bộ đảng viên và lãnh đạo chính quyền các cấp thì hầu hết đều rơi vào tình trạng suy thoái đạo đức, biến chất nghiêm trọng dẫn đến tiêu cực và tham nhũng lan tràn khắp mọi nơi... Các Tập đoàn, công ty, xí nghiệp và hãng xưởng thuộc Nhà nước thì lâm vào tình trạng phá sản... và nợ công ngập đầu... trong lúc người dân ngoài sự khốn khổ, áp bức bất công... thậm chí ngay cả lâm vào con đường tù tội chỉ vì thể hiện lòng yêu nước... chỉ vì dám lên tiếng chỉ trích những sai trái của chế độ... và thể hiện quan điểm chính kiến cá nhân một cách ôn hòa...? Tại sao phải tiếp tục duy trì và ra sức bảo vệ chế độ cộng sản... một chính thể vô nhân và thối nát mà loài người đã lãng quên... cũng như đã bị thế giới ruồng bỏ... đó chính là điều duy nhất mà mọi người dân Việt nam chúng ta cần phải suy nghĩ... cũng như cần câu trả lời xác thực và thỏa đáng từ những người lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt nam...?




Bản Tin





Giáo xứ Thái Hà lại nóng

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-10-24

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg5590233.jpg
Chốt chặn của công an gần nhà thờ giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội hôm 17 tháng 11 năm 2011.
 AFP photo
Vụ việc đất đai của Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà lại “nóng” lên khi khu đất Hồ Ba Giang mà Nhà Dòng có đầy đủ giấy tờ sở hữu đang bị cải tạo; dù Nhà Dòng lâu nay có nhiều đơn thư khiếu nại nhưng chính quyền không giải quyết.
Giấy tờ sở hữu hợp pháp
Giáo xứ Thái Hà do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách vào ngày 16 tháng 10 vừa qua có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi đến chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo. Đơn khiếu nại nêu ra vụ việc khu đất Hồ Ba Giang rộng hơn 18.200 mét vuông thuộc giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế đang bị san lấp một cách vội vã. Việc làm này theo đơn khiếu nại là bất chấp mọi qui định của pháp luật và đạo lý, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà Dòng và Giáo xứ Thái Hà.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà trình bày lại thông tin liên quan khu đất đó như sau:
Chuyện Hồ Ba Giang là một câu chuyện rất dài. Từ năm 1996, chúng tôi đã đề nghị, yêu cầu chính quyền trao lại quyền quản lý cho chúng tôi bởi vì khu đất đó là của Nhà Dòng chúng tôi từ xưa đến nay. Chính xác từ năm 1928 khi các linh mục Canada đến Việt Nam và mua mảnh đất ở Hà Nội này thì khu đất Hồ Ba Giang đã nằm trong bản đồ đất đai của Nhà Dòng chúng tôi. Và từ đó đến nay chúng tôi chưa có trao nhượng, bán hay giao quyền sử dụng, sở hữu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Ngay cả những công văn gần đây nhất chính quyền Hà Nội cũng công nhận khu đất đó do Giáo xứ Thái Hà của chúng tôi quản lý.
Thực ra mà nói họ có gì đó nghi kỵ với tôn giáo nên họ cứ chèn ép thế. Họ cứ lấy quyền của họ để lấy của mình, chẳng làm sao mà đòi được.
- Giáo dân Thái Hà 
Từ năm 1996 chúng tôi làm đơn yêu cầu họ trao trả cho chúng tôi và từ đó đến bây giờ chúng tôi vẫn cứ tiếp tục làm đơn. Đến gần đây phía chính quyền cũng trả lời các văn thư của chúng tôi và cũng như mọi khi: không có gì mới. Họ vẫn lấy lý do là vào năm 1961, linh mục Nguyễn Ngọc Bích quản lý đã ký bàn giao toàn bộ 60.000 mét vuông của Nhà thờ Thái Hà, và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội giao quyền quản lý cho Nhà Nước.
Chúng tôi yêu cầu trưng tất cả những bằng chứng cho thấy linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao thì họ không chứng minh được sự quản lý hợp pháp từ phía Nhà nước: đã quản lý trong hoàn cảnh nào và linh mục đã ký bàn giao như thế nào, đâu là bằng chứng cho thấy linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao. Cho đến nay Nhà nước vẫn không chứng minh được điều đó và họ cứ nại vào lý do đó để lấp liếm công luận, tiến hành những công trình phi pháp trên đất đó.
Nhu cầu giáo dân gia tăng
Một giáo dân thuộc Giáo xứ Thái Hà cho biết về nhu cầu của giáo xứ hiện nay như sau:
000_Hkg2312971-300.jpg
Dự án nhà ở đô thị tại khu hồ Ba Giang thuộc giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội. Ảnh chụp hôm 24/4/2009. AFP photo
Các lớp giáo lý của các cháu vào mỗi chiều chủ nhật các cháu phải ngồi cả ngoài sân và cả trong Nhà Thờ. (Ngoài sân) thì trời nắng như vậy. Các cháu nay càng lúc càng đông. Mỗi chiều chủ nhật từ lúc 2 giờ, vài trăm cháu đến sinh hoạt. Còn vào buổi tối thì các lớp dự tòng, các hội đoàn đến sinh hoạt cũng không có đủ phòng để họp. Nay có nhiều người muốn tìm hiểu về đạo nhưng cũng không có phòng để mở lớp, mỗi tuần chỉ mở được bốn buổi hai khóa, giáo lý hôn nhân một khóa nữa…Còn 12 ca đoàn tập hát thì lấy phòng ốc đâu mà tập. Đồi với nhu cầu, chúng tôi còn thiếu thốn lắm nhưng họ chẳng quan tâm đến.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng cho biết nhu cầu phục vụ giáo dân không chỉ của giáo xứ Thái Hà mà của nhiều người giáo dân nhập cư làm ăn, sinh sống tại Hà Nội:
Hiện nay chúng tôi chỉ còn 2700 mét vuông trên tổng số 60 ngàn mét vuông mà thôi. Trong khi nhu cầu của chúng tôi rất lớn: mỗi ngày chủ nhật ở đây có khoảng 15 ngàn người đến để thực hành các nghi thức tôn giáo. Chúng tôi không có chỗ để mở các lớp giáo lý, các trường cho người giáo dân. Cơ sở của chúng tôi không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu giáo dân, đặc biệt những người di dân đến làm ăn, sinh sống. Chúng tôi có nhu cầu như thế và nhiều lần đề nghị chính quyền cấp đất cho chúng tôi, hay giao lại cho chúng tôi những khu đất mà hiện nay đang bỏ trống như khu đất Hồ Ba Giang là khu đất mà về mặt luật pháp ngay cả những văn bản của chính quyền cũng khẳng định chúng tôi là người quản lý khu đất đó một cách hợp pháp.
Hành xử của chính quyền
Như trình bày của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì Giáo xứ Thái Hà và Nhà Dòng Cứu Thế đã có nhiều văn thư liên quan khu đất Hồ Ba Giang gửi đến các cấp chính quyền; thế nhưng mọi trình bày, nguyện vọng nêu ra đều không đượcgiải quyết.
Người giáo dân Thái Hà bày tỏ quan điểm của bản thân về hành xử của chính quyền trong vấn đề đất đai của giáo xứ lâu nay như sau:
Thực ra mà nói họ có gì đó nghi kỵ với tôn giáo nên họ cứ chèn ép thế. Họ cứ lấy quyền của họ để lấy của mình, chẳng làm sao mà đòi được. Còn đất của chúng tôi có từ năm 1928 đến nay chứ có phải đến bây giờ mới có đâu!
Từ năm 1996 chúng tôi làm đơn yêu cầu họ trao trả cho chúng tôi và từ đó đến bây giờ chúng tôi vẫn cứ tiếp tục làm đơn.
- LM Nguyễn Ngọc Nam Phong
Theo quan điểm của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì vì chủ trương bất dung tôn giáo của chính quyền cộng sản nên họ không muốn giải quyết những khiếu nại về đất đai cho giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu thế một cách thỏa đáng. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong phát biểu:
Tôi nghĩ nếu Nhà nước này thật sự vì dân, vì nước thay vì thể chế cộng sản thì vấn đề cũng dễ dàng chứ không có khó khăn gì. Bởi vì quỹ đất không phải là thiếu; có rất nhiều những dự án mà bây giờ người ta gọi là ‘dự án treo’ để đó mà không phát triển được.
Đây là một chủ trương của nhà nước, chủ trương hạn chế tôn giáo. Nếu họ không thâm nhập làm cho tôn giáo đó biến chất từ bên trong được, thì họ đánh phá từ bên ngoài, hạn chế sự phát triển Chính vì chủ trương đó làm cho vấn đề giải quyết đất đai trở nên khó. Thực chất chính sách về tôn giáo của họ trước sau như một, không bao giờ thay đổi. Khi mà chính sách không thay đổi thì không thể giải quyết bất cứ vấn đề gì.
Vào chiều ngày 23 tháng 10, một số giáo dân xứ Thái Hà đến tại Ủy ban Nhân dân Quận Đống Đa để phản đối việc chính quyền để cho đơn vị thi công san lấp Hồ Ba Giang. Tin tức và hình ảnh cho thấy, ủy ban không những không tiếp người dân mà còn cho nhân viên ra giằng xé những biểu ngữ phản đối của giáo dân.
Vào đầu giờ chiều ngày 24 tháng 10, chúng tôi gọi điện đến lãnh đạo các cơ quan chức năng quận Đống Đa gồm Uy ban nhân dân, Hội đồng Nhân dân và phòng Địa chính- Nhà Đất- Đô thị nhưng cả ba nơi đều không ai trả lời.
 

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

BLOGGER ĐIẾU CÀY ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀ TRỤC XUẤT SANG HOA KỲ... VIỆT NAM ĐANG XUẤT KHẨU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM...?









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



"Blogger Điếu Cày" được trả tự do trước thời hạn và bị trục xuất sang Hoa Kỳ... đó là niềm vui mừng đối với người thân và gia đình anh Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) nói riêng đồng thời cũng là tin vui đối với tất cả những ai yêu mến Tự do Dân chủ tại Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nếu nghĩ xa hơn và rộng lớn hơn nữa thì thông tin về Blogger Điếu Cày ngày hôm nay không những là một vết cắt sâu thẫm đau đớn trong lòng người dân Việt Nam yêu nước, yêu chuộng Tự do và Dân chủ... mà còn là nỗi sỉ nhục cho Dân tộc Việt Nam và Quê hương Đất nước Việt Nam... khi Nhân quyền và số phận của các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm... được chính các Nhà lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo độc tài cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay tận dụng như một món hàng để mang ra mặc cả và đổi chác...?



Chưa có quốc gia nào trên thế giới mà nhân phẩm và số phận con người lại rẻ rúng như một món hàng như thế... và cũng trên thế giới chẳng có bất kỳ quốc gia nào lại tự tay tát vào mặt mình như cách hành xử hiện nay của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Điển hình như việc trả tự do trước thời hạn cho Blogger Điếu Cày, rồi sau đó trục xuất đương sự sang Hoa Kỳ vì lý do nhân đạo theo lời phát biểu của Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Phạm Thu Hằng... một lý do hết sức nực cười và trơ trẽn...? Nhân đạo với một người được xem là tội phạm nghiêm trọng... là mối đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam ư...!!! nếu thật sự là nhân đạo đúng theo lời của bà Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì không chỉ có một Blogger Điếu Cày... mà hiện nay còn hàng trăm hàng ngàn tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm khác vẫn còn đang bị cầm tù một cách sai trái trong hệ thống ngục tù khắt khe nhất tại Việt Nam... sao lại không được đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam quan tâm và đối xử nhân đạo...? còn nếu dùng từ "Trục xuất sang Hoa Kỳ" đối với tù nhân lương tâm như Blogger Điếu Cày hiện nay thì lại càng lố bịch... vì hai từ "Trục xuất" vốn chỉ áp dụng với người nước ngoài phạm pháp tại Việt Nam... trong khi Blogger Điếu Cày là một người Việt Nam và mang duy nhất một quốc tịch Việt Nam...?



Dù cho có giỏi ngụy biện đến đâu đi chăng nữa thì qua cách hành xử nói trên, các Nhà lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay cũng không thể tiếp tục che đậy bản chất dối trá và xấu xa cố hữu của mình trước dư luận người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế... và rồi đây, sẽ còn bao nhiêu cuộc ngã giá và đổi chác khác nữa...? và số phận các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tại Việt Nam... cũng như số phận người dân và hiện tình đất nước sẽ ra sao khi giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền tiếp tục đàn áp bắt bớ người dân trái pháp luật... để rồi sau đó tiếp tục xử dụng họ như một món hàng để mặc cả và đổi chác...? Nhân quyền vốn là các quyền tự do căn bản của con người... mà bất kỳ ai sinh ra trên cõi đời này đều mặc nhiên được thừa hưởng... và không một ai hay bất kỳ quyền lực nào, thế lực nào có thể thay đổi, ngăn cản hay chà đạp... và quyền con người cũng không phải là một món hàng hóa để có thể mang ra ngã giá hay đổi chác lẫn nhau. Chúng ta cực lực lên án hành vi sai trái của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Chỉ có tự do dân chủ thật sự mới mang lại hạnh phúc và niềm tin cho con người... chính vì thế mọi người dân Việt Nam chúng ta trong và ngoài nước hãy cùng siết chặt tay nhau... cùng hành động vì một đất nước Việt Nam tự do dân chủ... một đất nước Việt Nam không còn cộng sản... không còn độc tài đảng trị... và nơi đó mọi quyền căn bản của con người sẽ hoàn toàn được tôn trọng... chứ không phải là niềm đau hay nỗi sỉ nhục to lớn cho cả Dân tộc và Quê hương đất nước Việt Nam ngày hôm nay.




Bản Tin









'Nguyễn Văn Hải đi Mỹ vì lý do nhân đạo'

  • 23 tháng 10 2014


Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về tin blogger Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Hoa Kỳ sau khoảng hai ngày truyền thông Việt Nam im lặng.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng được truyền thông trong nước dẫn lời nói trong buổi tiếp xúc báo chí hàng tuần ngày 23/10/2014:
"Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hải và cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”
Bà Hằng cũng bình luận về việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi Nguyễn Văn Hải là “tù nhân lương tâm” rằng “tại Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào hôm thứ Ba hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày.
Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.
“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.
“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.
Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.

'Đấu tranh cho ngày trở về'

Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói:
"Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi.
Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ."
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ trong tương lai sẽ về lại Việt Nam hay không, ông Nguyễn Văn Hải trả lời: "Tôi sang đây đấu tranh là để cho ngày trở về".
Việc ông Nguyễn Văn Hải sang Hoa Kỳ diễn ra trước thềm chuyến thăm Việt Nam của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (từ 22-26 tháng Mười) nhằm “thảo luận tầm quan trọng của việc Việt Nam chứng minh tiến bộ về nhân quyền để thúc đẩy thêm quan hệ song phương Mỹ - Việt, bao gồm cả trợ giúp về mặt an ninh lẫn hợp tác kinh tế”.
Chuyến thăm cũng nhằm khuyến khích Việt Nam “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền, trong đó có các quy định được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị”, theo thông cáo từ phía Hoa Kỳ.


Bình luận về lý do mà chính quyền Việt Nam, qua người Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra, theo đó giải thích ông Nguyễn Văn Hải được ra tù và đi Mỹ vì lý do nhân đạo, ông Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội nói:
"Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không được phép dùng chữ 'nhân đạo' ở đây, họ đã cực kỳ 'trơ tráo' khi sử dụng chữ nhân đạo, trong tuyên bố này."
"Nếu như nhà nước nhân đạo, thì họ đã không bắt anh Điếu Cày hay là nhiều tù nhân lương tâm khác vào tù chỉ vì họ, những công việc của họ không làm hại đến ai, mà chỉ để cho đất nước này đạt được giá trị tốt đẹp hơn."
"Cho nên bất cứ hình thức giảm nhẹ nào, trong việc nhận định về cái hành động của họ thì không thể chấp nhận được," kỹ sư Lân Thắng nói với cuộc tọa đàm.
Còn từ Sài Gòn, kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, cựu tù nhânchính trị nêu quan điểm:
"Nhà nước Việt Nam nêu lý do thả anh Hải vì lý do nhân đạo, thì theo Trung cũng đúng một phần vì anh Hải cũng lớn tuổi rồi.
"Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều, những người tù nhân chính trị, lương tâm khác mà Trung biết là đang ở trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt ở trong tù," nhà hoạt động vì dân chủ và nhân quyền từng bị kết án trong vụ án Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long nói.








Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

LUẬT PHÁP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI ... DƯỚI SỰ CAI TRỊ ĐỘC TÀI CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM...?









          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen


Quyền im lặng và các quyền căn bản con người khác của người dân Việt Nam dưới sự cai trị hà khắc, độc tài, độc đoán và chuyên quyền của tập đoàn lãnh đạo đảng và giới cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay... vẫn luôn là đề tài nhạy cảm nổi bật thu hút sự quan tâm sâu sắc từ người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế... đồng thời cũng là nỗi nhức nhối, nỗi đau chung cho toàn xã hội, con người và đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Trong lúc Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn đang băn khoăn chưa thống nhất với nhau về quyết định nên hay không nên luật hóa "Quyền im lặng" của các bị can và bị cáo... trong lúc giới luật sư đang thảo luận một cách sôi nổi và hầu hết đều mong muốn quyền căn bản hợp pháp nói trên của người dân... vốn đã được quy định trong bản hiến pháp Nhà nước đã từ lâu sớm được Quốc hội thông qua... thì nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi tác dụng thật sự của nó... ngay cả khi được Quốc hội chuẩn thuận thông qua, và được luật hóa hợp pháp trong Bộ luật Tố tụng Hình sự...?


Sự nghi ngại của nhiều người dân hiện nay không có gì khó hiểu và hoàn toàn có cơ sở... đặc biệt là trong tình trạng vô luật pháp hiện nay và trong suốt nhiều năm qua khi các vị lãnh đạo đảng... lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước... nhất là thành phần dân oan... các Nhà đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền... các Nhà hoạt động Tôn giáo... các thành phần bất đồng chính kiến... hoặc bất kỳ ai được xem là mối đe dọa đến quyền lực và lợi ích cá nhân của giới lãnh đạo đều bị chụp mũ, bị bắt giữ, bị đánh đập hành hung và tra tấn hết sức dã man, bất chấp mọi quy định của pháp luật ... rồi sau đó mang ra xét xử một cách lén lút... một cách bất công với những bản án loại "Bỏ túi" vốn đã được định sẵn. Do vậy, quyền hạn của luật sư ở đâu... và ngay cả khi quyền "im lặng" dẫu được luật hóa, được thông qua đi chăng nữa... thì liệu có thể phát huy tác dụng của nó một cách thật sự như mọi người mong muốn hay không... trừ phi sự thật được tôn trọng... công lý được thực thi và tất cả mọi người đều thật sự bình đẳng trước pháp luật một cách đúng nghĩa ...?


Để có thể đạt được mục đích cuối cùng như mong muốn... mọi người chúng ta hãy nổ lực một cách toàn diện chứ không chỉ đơn thuần tập trung vào một vài lĩnh vực như quan tâm đến "Quyền im lặng" như hiện nay. Đấu tranh toàn diện có nghĩa là nhắm vào tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống người dân hiện nay từ quyền con người... quyền sống... quyền tham gia chính trị... quyền được biết và quyền tự quyết của mọi người dân đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Từng bước... từng bước góp ý và bày tỏ quan điểm, lập trường và chính kiến của mình để cán bộ lãnh đạo Nhà nước và chính quyền các cấp ý thức, thấy được và hiểu được sai trái của bản thân mà sửa sai... kế đến, nếu Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục ngoan cố không chịu tiếp thu, không chịu thức tỉnh thì hãy cùng nhau lên tiếng phơi bày mọi tội lỗi cùng tội ác của họ ra trước công luận như những gì mà các Tổ chức Dân chủ Xã hội đã và đang làm như hiện nay. Cuối cùng, nếu mọi nổ lực và thiện chí của mọi người chúng ta không gặt hái kết quả thì điều duy nhất phải làm đó chính là đồng tâm hiệp lực quyết tâm xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài toàn trị, tàn ác vô nhân nói trên. Nhân phẩm con người bị xúc phạm... quyền căn bản con người bị tước bỏ... tự do con người, cuộc sống và tính mạng luôn bị đe dọa... chúng ta còn gì để mất mà phải lo sợ... hãy tìm sự sống trong cái chết... hãy mưu cầu tự do hạnh phúc trong áp bức bất công và tù đày... hãy cùng nhau hành động trước khi mọi việc trở nên quá muộn và cần phải nhớ rằng... trong cuộc đấu tranh xóa bỏ độc tài đòi quyền làm người và đòi lại tự do dân chủ cho đồng bào quê hương dân tộc... chúng ta sẽ không chiến đấu một cách đơn độc.





Bản Tin





Tại Việt Nam sẽ không có quyền im lặng?

An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-10-17

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dvdw-305.jpg
Hình ảnh minh họa.
Courtesy photo

Quyền con người

Quyền im lặng là một quyền căn bản của người dân, tuy nhiên lâu nay quyền này vẫn chưa được tôn trọng tại Việt Nam.
Vào ngày 23/09/2014, Thường Vụ Quốc Hội thảo luận sửa đổi luật Tổ chức tòa án nhân dân, luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo vẫn chưa được thống nhất.
Trong lúc người dân, và giới luật sư ngày càng tỏ ra quan tâm đến “quyền im lặng”, một quyền cơ bản mà trong hiến pháp Việt Nam có ghi, mong muốn quốc hội thông qua điều luật này, thì Ông đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp - đã cho rằng “quyền im lặng không phải là quyền con người”; lời phát biểu được phát sóng trên VTV1 vào tối ngày 27/09/2014.
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”. Và Ông Đương cũng quả quyết thêm rằng không thể có quyền im lặng trong luật pháp Việt Nam được.
Anh Bùi Công Thủ, một người dân đang sống tại Sài Gòn đã bị công an nhiều lần sách nhiễu và tạm giam, điều tra mà không được gặp luật sư, Anh bức xúc cho biết sau khi nghe Ông đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu trên VTV1:
Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật.
-Ông Lưu Gia Lạc
“Tôi cảm thấy lời phát biểu của vị đại biểu này, nó như là ngớ ngẩn, nói như ông ta thì bản thân ông ta thật sư chưa chắc ý thức được quyền con người của bản thân mình như thế nào? Câu phát biểu của Ông ấy trơ trẽn và lố bịch nữa. Tôi không đồng ý câu nói phát biểu của ông Đại biểu. Còn một chuyện nữa là theo tôi nghĩ từ thời điểm năm 1975 đến bây giờ, Việt Nam đã là một đất nước toàn trị, một chế độ độc tài toàn trị, một thành trị độc tài.”
Ông Lưu Gia Lạc đang làm việc tại Bình Dương, cho rằng pháp luật tại Việt Nam không được tôn trọng, nên quyền công dân luôn bị chà đạp và quyền im lặng hầu như không có:
“Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật. Họ cho mình cái quyền tự vi phạm pháp luật nhiều nhất, thành ra quyền ấy với người dân hầu như không có.”
Hiện tại, đa số luật sư đều đồng ý, lên tiếng sớm phải luật hóa quyền im lặng tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Trí đang họat động trong lĩnh vực dân sự - hình sự rất bức xúc khi cho chúng tôi biết về những viên chức điều tra phạm nhân:

8yzyUDBx-400.jpg
Hình ảnh minh họa.
“Trong giới luật sư chúng tôi cũng có những quan điểm đồng thuận với chuyện đó (quyền im lặng), bởi vì thứ nhất là quyền của nhân thân của bị can - bị cáo, thứ hai là tôn trọng luật sư. Có một số trường hợp, là tụi anh làm vô trong đó đó, gia đình bị can - bị cáo nhờ tụi anh, rồi sau đó không biết bằng cách nào gia đình bị can - bị cáo hết nhờ anh rồi nói không có nhờ. Không biết giữa công an và họ làm việc như thế nào? Làm việc với người bị tam giam - tạm giữ đó, người ta có nảy sinh những ý kiến gì đó khác hơn với gia đình người ta thuê. Rồi cuối cùng ra tòa, người ta nói đâu có nói vậy, đó có những chuyện khổ vậy đó. Mà đối với phóng viên nước ngoài anh thật ra cũng hạn chế nói, vì khổ lắm”
Nữ luật gia Nguyễn Thị Dơn đang làm việc tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho rằng quyền im lặng là một quyền bình thường của người công dân, của người bị can, bị cáo:
“Theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi có ý kiến là ủng hộ. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, và dựa trên các quy định của pháp luật, chứ nó không có gì nó là to tát cả.”

Để bảo vệ người vô tội

Quyền im lặng được thực thi ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore… nhằm bảo vệ bị can không bị tra tấn, ép cung, tránh những oan sai, việc tìm ra tội của bị can là trách nhiệm của phía cảnh sát điều tra. Tuy nhiên với những quốc gia cộng sản như Việt Nam, quyền im lặng vẫn chưa được xem là một trong những quyền cơ bản của nhân quyền. Ông Lưu Gia Lạc đã chứng kiến và thấy nhiều người bị công an bắt, điều tra, nhưng không được gặp luật sư, và không biết phải kêu ai giúp đỡ trong xã hội Việt Nam, hầu hết đối với bị can đều sẽ vô vọng:
“Theo tôi được biết, thì có rất nhiều trường hợp bị bắt, gần như không có tác dụng gì, cho nên là quyền im lặng của người dân theo nhận định của pháp luật đấy, thì tôi thấy nó gần như không có, họ (chính quyền) tìm mọi cách để khai thác kiểu như là hỏi cung, có đợi luật sư đến thì… thậm chí người ta bắt, người nhà còn không biết, hoặc là người ta không thông báo cho thân nhân của người bị bắt biết, thì việc luật sư đến cũng gần như vô vọng.”
Ông Lưu Gia Lạc cho biết tiếp Ông và cùng một số người bạn ủng hộ nhiệt quyết quyền im lặng:
Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng.
-Anh Bùi Công Thủ
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc người dân có quyền im lặng có sự cố dính dáng đến pháp luật. Với một số bạn bè cả tôi, tôi thấy hầu hết các Anh/Em đều biết việc này và đều ủng hộ, tôi tin là nhiều người dân biết, mà biết luôn cả quyền của mình theo đúng nhận định của pháp luật thì người ta cũng sẽ đồng ý.”
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Trí việc thông qua quyền im lặng của dân sự sẽ không thể đến sớm được vì sẽ thông qua nhiều bộ phận, và sẽ còn lâu:
“Bây giờ, thật ra thì cũng nên có, ở đây đang dự thảo quốc hội, đang xem xét ra sao đó, thì giờ vẫn còn đang lấy ý kiến nhiều nơi, lấy quan điểm của cơ quan điều tra, quan điểm của liên đoàn luật sư Việt Nam, rồi quan điểm của từng người luật sư, nó có nhiều thứ lắm, thật ra nó cũng còn dài…”
Anh Bùi Công Thủ lạc quan tin rằng một ngày nào đó sẽ có luật quyền im lặng để bảo vệ những người vô tội trước khi bị kết án:
“Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng và được bảo vệ.”
Gần đây rất nhiều vụ án oan bị báo chí phanh phui, qua đó cho thấy nạn bức cung, ép cung bằng những biện pháp tra tấn dã man buộc người bị bắt phải lên tiếng nhận bừa tội. Cơ quan tố tụng chỉ căn cứ vào lời khai đó để buộc tội.
Trước thực tế đáng ngại đó nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng được những người hiểu biết pháp luật lên tiếng yêu cầu phải được tôn trọng thực sự.