Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

LUẬT PHÁP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI ... DƯỚI SỰ CAI TRỊ ĐỘC TÀI CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM...?









          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen


Quyền im lặng và các quyền căn bản con người khác của người dân Việt Nam dưới sự cai trị hà khắc, độc tài, độc đoán và chuyên quyền của tập đoàn lãnh đạo đảng và giới cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay... vẫn luôn là đề tài nhạy cảm nổi bật thu hút sự quan tâm sâu sắc từ người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế... đồng thời cũng là nỗi nhức nhối, nỗi đau chung cho toàn xã hội, con người và đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Trong lúc Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn đang băn khoăn chưa thống nhất với nhau về quyết định nên hay không nên luật hóa "Quyền im lặng" của các bị can và bị cáo... trong lúc giới luật sư đang thảo luận một cách sôi nổi và hầu hết đều mong muốn quyền căn bản hợp pháp nói trên của người dân... vốn đã được quy định trong bản hiến pháp Nhà nước đã từ lâu sớm được Quốc hội thông qua... thì nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi tác dụng thật sự của nó... ngay cả khi được Quốc hội chuẩn thuận thông qua, và được luật hóa hợp pháp trong Bộ luật Tố tụng Hình sự...?


Sự nghi ngại của nhiều người dân hiện nay không có gì khó hiểu và hoàn toàn có cơ sở... đặc biệt là trong tình trạng vô luật pháp hiện nay và trong suốt nhiều năm qua khi các vị lãnh đạo đảng... lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước... nhất là thành phần dân oan... các Nhà đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền... các Nhà hoạt động Tôn giáo... các thành phần bất đồng chính kiến... hoặc bất kỳ ai được xem là mối đe dọa đến quyền lực và lợi ích cá nhân của giới lãnh đạo đều bị chụp mũ, bị bắt giữ, bị đánh đập hành hung và tra tấn hết sức dã man, bất chấp mọi quy định của pháp luật ... rồi sau đó mang ra xét xử một cách lén lút... một cách bất công với những bản án loại "Bỏ túi" vốn đã được định sẵn. Do vậy, quyền hạn của luật sư ở đâu... và ngay cả khi quyền "im lặng" dẫu được luật hóa, được thông qua đi chăng nữa... thì liệu có thể phát huy tác dụng của nó một cách thật sự như mọi người mong muốn hay không... trừ phi sự thật được tôn trọng... công lý được thực thi và tất cả mọi người đều thật sự bình đẳng trước pháp luật một cách đúng nghĩa ...?


Để có thể đạt được mục đích cuối cùng như mong muốn... mọi người chúng ta hãy nổ lực một cách toàn diện chứ không chỉ đơn thuần tập trung vào một vài lĩnh vực như quan tâm đến "Quyền im lặng" như hiện nay. Đấu tranh toàn diện có nghĩa là nhắm vào tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống người dân hiện nay từ quyền con người... quyền sống... quyền tham gia chính trị... quyền được biết và quyền tự quyết của mọi người dân đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Từng bước... từng bước góp ý và bày tỏ quan điểm, lập trường và chính kiến của mình để cán bộ lãnh đạo Nhà nước và chính quyền các cấp ý thức, thấy được và hiểu được sai trái của bản thân mà sửa sai... kế đến, nếu Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục ngoan cố không chịu tiếp thu, không chịu thức tỉnh thì hãy cùng nhau lên tiếng phơi bày mọi tội lỗi cùng tội ác của họ ra trước công luận như những gì mà các Tổ chức Dân chủ Xã hội đã và đang làm như hiện nay. Cuối cùng, nếu mọi nổ lực và thiện chí của mọi người chúng ta không gặt hái kết quả thì điều duy nhất phải làm đó chính là đồng tâm hiệp lực quyết tâm xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài toàn trị, tàn ác vô nhân nói trên. Nhân phẩm con người bị xúc phạm... quyền căn bản con người bị tước bỏ... tự do con người, cuộc sống và tính mạng luôn bị đe dọa... chúng ta còn gì để mất mà phải lo sợ... hãy tìm sự sống trong cái chết... hãy mưu cầu tự do hạnh phúc trong áp bức bất công và tù đày... hãy cùng nhau hành động trước khi mọi việc trở nên quá muộn và cần phải nhớ rằng... trong cuộc đấu tranh xóa bỏ độc tài đòi quyền làm người và đòi lại tự do dân chủ cho đồng bào quê hương dân tộc... chúng ta sẽ không chiến đấu một cách đơn độc.





Bản Tin





Tại Việt Nam sẽ không có quyền im lặng?

An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-10-17

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dvdw-305.jpg
Hình ảnh minh họa.
Courtesy photo

Quyền con người

Quyền im lặng là một quyền căn bản của người dân, tuy nhiên lâu nay quyền này vẫn chưa được tôn trọng tại Việt Nam.
Vào ngày 23/09/2014, Thường Vụ Quốc Hội thảo luận sửa đổi luật Tổ chức tòa án nhân dân, luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo vẫn chưa được thống nhất.
Trong lúc người dân, và giới luật sư ngày càng tỏ ra quan tâm đến “quyền im lặng”, một quyền cơ bản mà trong hiến pháp Việt Nam có ghi, mong muốn quốc hội thông qua điều luật này, thì Ông đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp - đã cho rằng “quyền im lặng không phải là quyền con người”; lời phát biểu được phát sóng trên VTV1 vào tối ngày 27/09/2014.
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”. Và Ông Đương cũng quả quyết thêm rằng không thể có quyền im lặng trong luật pháp Việt Nam được.
Anh Bùi Công Thủ, một người dân đang sống tại Sài Gòn đã bị công an nhiều lần sách nhiễu và tạm giam, điều tra mà không được gặp luật sư, Anh bức xúc cho biết sau khi nghe Ông đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu trên VTV1:
Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật.
-Ông Lưu Gia Lạc
“Tôi cảm thấy lời phát biểu của vị đại biểu này, nó như là ngớ ngẩn, nói như ông ta thì bản thân ông ta thật sư chưa chắc ý thức được quyền con người của bản thân mình như thế nào? Câu phát biểu của Ông ấy trơ trẽn và lố bịch nữa. Tôi không đồng ý câu nói phát biểu của ông Đại biểu. Còn một chuyện nữa là theo tôi nghĩ từ thời điểm năm 1975 đến bây giờ, Việt Nam đã là một đất nước toàn trị, một chế độ độc tài toàn trị, một thành trị độc tài.”
Ông Lưu Gia Lạc đang làm việc tại Bình Dương, cho rằng pháp luật tại Việt Nam không được tôn trọng, nên quyền công dân luôn bị chà đạp và quyền im lặng hầu như không có:
“Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật. Họ cho mình cái quyền tự vi phạm pháp luật nhiều nhất, thành ra quyền ấy với người dân hầu như không có.”
Hiện tại, đa số luật sư đều đồng ý, lên tiếng sớm phải luật hóa quyền im lặng tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Trí đang họat động trong lĩnh vực dân sự - hình sự rất bức xúc khi cho chúng tôi biết về những viên chức điều tra phạm nhân:

8yzyUDBx-400.jpg
Hình ảnh minh họa.
“Trong giới luật sư chúng tôi cũng có những quan điểm đồng thuận với chuyện đó (quyền im lặng), bởi vì thứ nhất là quyền của nhân thân của bị can - bị cáo, thứ hai là tôn trọng luật sư. Có một số trường hợp, là tụi anh làm vô trong đó đó, gia đình bị can - bị cáo nhờ tụi anh, rồi sau đó không biết bằng cách nào gia đình bị can - bị cáo hết nhờ anh rồi nói không có nhờ. Không biết giữa công an và họ làm việc như thế nào? Làm việc với người bị tam giam - tạm giữ đó, người ta có nảy sinh những ý kiến gì đó khác hơn với gia đình người ta thuê. Rồi cuối cùng ra tòa, người ta nói đâu có nói vậy, đó có những chuyện khổ vậy đó. Mà đối với phóng viên nước ngoài anh thật ra cũng hạn chế nói, vì khổ lắm”
Nữ luật gia Nguyễn Thị Dơn đang làm việc tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho rằng quyền im lặng là một quyền bình thường của người công dân, của người bị can, bị cáo:
“Theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi có ý kiến là ủng hộ. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, và dựa trên các quy định của pháp luật, chứ nó không có gì nó là to tát cả.”

Để bảo vệ người vô tội

Quyền im lặng được thực thi ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore… nhằm bảo vệ bị can không bị tra tấn, ép cung, tránh những oan sai, việc tìm ra tội của bị can là trách nhiệm của phía cảnh sát điều tra. Tuy nhiên với những quốc gia cộng sản như Việt Nam, quyền im lặng vẫn chưa được xem là một trong những quyền cơ bản của nhân quyền. Ông Lưu Gia Lạc đã chứng kiến và thấy nhiều người bị công an bắt, điều tra, nhưng không được gặp luật sư, và không biết phải kêu ai giúp đỡ trong xã hội Việt Nam, hầu hết đối với bị can đều sẽ vô vọng:
“Theo tôi được biết, thì có rất nhiều trường hợp bị bắt, gần như không có tác dụng gì, cho nên là quyền im lặng của người dân theo nhận định của pháp luật đấy, thì tôi thấy nó gần như không có, họ (chính quyền) tìm mọi cách để khai thác kiểu như là hỏi cung, có đợi luật sư đến thì… thậm chí người ta bắt, người nhà còn không biết, hoặc là người ta không thông báo cho thân nhân của người bị bắt biết, thì việc luật sư đến cũng gần như vô vọng.”
Ông Lưu Gia Lạc cho biết tiếp Ông và cùng một số người bạn ủng hộ nhiệt quyết quyền im lặng:
Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng.
-Anh Bùi Công Thủ
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc người dân có quyền im lặng có sự cố dính dáng đến pháp luật. Với một số bạn bè cả tôi, tôi thấy hầu hết các Anh/Em đều biết việc này và đều ủng hộ, tôi tin là nhiều người dân biết, mà biết luôn cả quyền của mình theo đúng nhận định của pháp luật thì người ta cũng sẽ đồng ý.”
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Trí việc thông qua quyền im lặng của dân sự sẽ không thể đến sớm được vì sẽ thông qua nhiều bộ phận, và sẽ còn lâu:
“Bây giờ, thật ra thì cũng nên có, ở đây đang dự thảo quốc hội, đang xem xét ra sao đó, thì giờ vẫn còn đang lấy ý kiến nhiều nơi, lấy quan điểm của cơ quan điều tra, quan điểm của liên đoàn luật sư Việt Nam, rồi quan điểm của từng người luật sư, nó có nhiều thứ lắm, thật ra nó cũng còn dài…”
Anh Bùi Công Thủ lạc quan tin rằng một ngày nào đó sẽ có luật quyền im lặng để bảo vệ những người vô tội trước khi bị kết án:
“Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng và được bảo vệ.”
Gần đây rất nhiều vụ án oan bị báo chí phanh phui, qua đó cho thấy nạn bức cung, ép cung bằng những biện pháp tra tấn dã man buộc người bị bắt phải lên tiếng nhận bừa tội. Cơ quan tố tụng chỉ căn cứ vào lời khai đó để buộc tội.
Trước thực tế đáng ngại đó nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng được những người hiểu biết pháp luật lên tiếng yêu cầu phải được tôn trọng thực sự.

THỎA THUẬN VÀ HỢP TÁC VỚI CHÍNH KẺ XÂM LƯỢC BIỂN ĐẢO ĐẤT NƯỚC MÌNH ... TẠI SAO...?









          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU







Do Minh Tuyen


Sau sự kiện Trung quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng sa của Việt Nam năm 1974... sau cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và cuộc hải chiến tấn công xâm lược đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam giết chết 64 binh sĩ Việt Nam năm 1988... và hàng loạt các sự kiện gây hấn và xâm lược nổi bật trong thời gian gần đây bao gồm : việc đặt giàn khoan HD 981trái phép ngay trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam... cũng như tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở cùng các cơ quan hành chính chính quyền và các căn cứ quân sự trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam... chưa kể đến hàng loạt các vụ việc tàu tuần tra, tàu hải giám và tàu cá của Trung quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam phá hủy tàu các thiết bị và chiếm đoạt tài sản cũng như đánh đập và hành hung họ một cách hết sức dã man... thế nhưng tất cả mọi sự việc nói trên dường như vẫn chưa đủ thức tỉnh các Nhà lãnh đạo đảng cộng sản và giới cầm quyền cộng sản tại Việt Nam dẫn đến việc tiếp tục thỏa thuận và hợp tác đầy phi lý giữa lãnh đạo quân đội và chính phủ hai nước Việt - Trung như tuyên bố hiện nay...!!!


Điều gì đã khiến cho các vị lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam ngày trở nên mâu thuẫn, ươn hèn và nhu nhược một cách vô cùng khó hiểu như thế... trong lúc các quốc gia khác cùng trong khu vực tranh chấp chủ quyền tại biển Đông như Nhật bản, Philippine, Đài loan, Indonesia...v...v... đang bằng mọi cách ra sức nổ lực gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước họ... bao gồm cả việc liên minh, hợp tác quân sự cũng như tranh thủ và tận dụng mọi cơ hội có được để đưa Trung quốc ra trước Tòa án Quốc tế...? một lý do hết sức đơn giản và dễ hiểu đó là lòng yêu nước yêu quê hương dân tộc của họ phát xuất từ sự chân tình... từ trái tim nóng bỏng và đầy nhiệt huyết thật sự của họ chứ không chỉ là những lời nói đầy dối trá, ngụy biện và mị dân trên môi trên miệng của các Nhà lãnh đạo đảng và giới cộng sản cầm quyền tại Việt Nam như hiện nay. Đối với các quốc gia khác trong khu vực cả chính quyền lẫn người dân đều cùng chung một quan điểm... cùng chung một cách nhìn và sự phân biệt hết sức rạch ròi giữa bạn và thù... giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích của quê hương dân tộc... trong lúc Việt Nam, giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền vẫn tiếp tục u mê tăm tối một cách lạ kỳ... tưởng chừng như việc bảo vệ Tổ quốc và duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải không phải là trách nhiệm của họ...?


Đến bao giờ lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam mới thôi không còn mù quáng, và u mê tăm tối...? Đến bao giờ chế độ cộng sản cầm quyền mới ý thức được trách nhiệm của mình để biết đặt lợi ích của quốc gia và đồng bào dân tộc lên trên quyền lực và lợi ích cá nhân của riêng mình...? thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đến bao giờ mới thôi không còn sợ hãi... mới thôi không còn bàng quang vô cảm trước nỗi đau của dân tộc Việt Nam... và trước sự nhục nhã nguy khốn của đất nước...? Chúng ta, đồng bào Việt Nam từng hãnh diện là một quốc gia hào hùng với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến... với lịch sử oai hùng chống giặc ngoại xâm phương Bắc ngàn năm... với những chiến công hiển hách của những Bà Trưng Bà Triệu, Hưng Đạo Vương, Nguyễn Huệ, Lê Lai, Lê Lợi cùng Quang Trung Đại đế...v...v... không hề thua kém bất kỳ ai... không hề khiếp nhược và nhục nhã như hiện tình quê hương đất nước hiện nay. Thật xót xa và đau lòng... không biết có phút giây nào gợi lại chút ký ức và đánh động chút lương tri còn sót lại trong lòng các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản độc tài tại Việt Nam hiện nay không...? Đồng bào Việt Nam... dân tộc Việt Nam... và thế hệ trẻ tương lai của đất nước Việt Nam... hãy kiên cường, kiên định và mạnh mẽ lên các bạn ơi... hãy cùng chung tay xóa bỏ mọi áp bức bất công trong xã hội... quyết tâm xóa bỏ sự cai trị độc tài độc đoán vô nhân của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay... có như thế mới đưa đất nước tiến đến dân chủ tự do và no ấm thực sự... mới mong đưa đất nước Việt Nam và đồng bào Việt Nam thoát khỏi nguy cơ một lần nữa tiếp tục trở thành thân phận tôi đòi... thân phận nô lệ cho kẻ thù xâm lược cộng sản Trung quốc trong tương lai. 




Bản Tin



VIỆT NAM CHÂU Á TRUNG QUỐC TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG CHỦ QUYỀN 

Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận « kềm chế » tranh chấp biển đảo

mediaGiàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đặt trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, được các tàu tuần duyên Trung Quốc bảo vệ, 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Ha Minh
    Bắc Kinh và Hà Nội đồng ý « trao đổi và kềm chế » xung khắc chủ quyền biển đảo ở khu vực biển Đông đang gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước Đông Nam Á khác.Tin này do Tân Hoa Xã loan báo, trong bối cảnh Trung Quốc đã xây dựng xong nhiều cơ sở trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Theo Reuters trích dẫn bản tin của Tân Hoa xã ngày 17/10, trong cuộc gặp gỡ bên lề thượng đỉnh Á-Âu (Asem) tại Milano, Ý, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là hai nước phải « trao đổi và kềm chế một cách đúng đắn những bất đồng trên biển » hầu tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác song phương. Thủ tướng Trung Quốc nói tiếp là « nhờ nỗ lực của hai bên mà quan hệ Trung Quốc và Việt Nam đã vượt qua những khó khăn gần đây và dần dần cải thiện ».
    Cũng theo Tân Hoa xã, Thủ tướng Việt Nam « đồng ý » củng cố « hợp tác về hạ tầng, tài chính và khai thác biển » với Trung Quốc.
    Reuters nhắc lại quan hệ hai nước do đảng cộng sản cầm quyền đã rơi xuống mức thấp nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp chủ quyền và tạo ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Việt Nam.
    Giàn khoan đã được rút đi nhưng bù lại Trung Quốc tăng tốc xây dựng cơ sở tại Hoàng Sa (phi đạo trên đảo Phú Lâm) và Trường Sa (xây cảng tại Gạc Ma) đặt Việt Nam trước chuyện đã rồi.

    Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

    MẬT ƯỚC HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ THÁNG 09 - 1990... VÀ NGUY CƠ VIỆT NAM SÁT NHẬP VÀO TRUNG QUỐC TRONG TƯƠNG LAI...?










           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





    Do Minh Tuyen



    "Mật ước Hội nghị Thành đô" vào năm 1990 tại Tứ xuyên Trung quốc, các Nhà lãnh đạo hai Nhà nước cộng sản Việt Nam - Trung quốc đã làm những gì, nói những gì và đặc biệt là đã âm thầm thỏa thuận với nhau những điều gì... đó chính là những điều trọng tâm mà người dân Việt Nam cả nước hiện nay cần phải biết... cũng như các vị lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam cần phải minh bạch hóa một cách đầy đủ, rõ ràng và trung thực. Theo các nhà phân tích lịch sử và giới am tường chính trị... cũng như từ các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam... thì kể từ sau Hội nghị Thành đô tại tỉnh Tứ xuyên của Trung quốc vào năm 1990, hàng loạt các sự kiện nổi bật đã liên tục xảy ra giữa Việt Nam và Trung quốc bao gồm cả việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước Trung quốc và Việt Nam... nghiêm trọng nhất là việc Trung quốc tấn công đảo Gạc ma và giết chết 64 binh sĩ của Việt Nam năm 1988... ngang nhiên đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa và khu vực thuộc đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam vào ngày 02-05-2014... tấn công tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, đánh đập, hành hung và cướp phá tàu thuyền cùng tài sản đánh bắt cá hợp pháp của họ từ nhiều năm qua... và động thái mới nhất gần đây là việc xây dựng phi đạo dài 2000 mét một cách bất hợp pháp trên đảo Phú lâm thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam...



    Tuy nhiên, theo phân tích, đánh giá và nhận định từ các chuyên gia, các Nhà khoa học lịch sử và giới am tường chính trị tại Việt Nam... thì trong hầu hết các sự kiện nổi bật liên tục xảy ra trong suốt thời gian kể từ sau Hội nghị Thành đô 1990 cho đến nay mọi sự thua thiệt dường như nằm hẳn về phía Việt Nam một cách mờ ám đầy khó hiểu... điều này khiến mọi người liên tưởng đến những mật ước đã được lãnh đạo hai chính phủ, hai Nhà nước Việt - Trung ngầm thỏa thuận với nhau trong Hội nghị Thành đô vào tháng 09 năm 1990 tại Tứ xuyên Trung quốc... đặc biệt đối với thông tin về việc sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung quốc và trở thành một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung quốc đã dành cho Nội mông, Tây tạng và Quảng tây..v..v... được đăng tải trên báo chí chính thống của Trung quốc trong thời gian qua. Điều này không những khiến cho mọi người dân Việt Nam phẩn nộ mà còn tỏ ra quan ngại sâu sắc trước viễn cảnh Việt Nam có thể trở thành một món quà quý giá mà các Nhà lãnh đạo đảng lẫn giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam âm thầm hiến dâng cho Thiên triều cộng sản Trung quốc...? và đó cũng chính là nguyên nhân việc hình thành và lan rộng phong trào "Chúng tôi muốn biết" rộng rãi khắp mọi nơi của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam hiện nay.



    Dưới áp lực nặng nề từ dư luận trong và ngoài nước, cũng như từ các tướng lĩnh quân đội và giới trí thức tại Việt Nam... Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam thay mặt đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho phổ biến tài liệu dài 4 trang nói về Hội nghị Thành đô tháng 09 năm 1990. Tuy nhiên, động thái nói trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không thể xua tan được mối nghi ngại ẩn chứa trong lòng mọi người bấy lâu nay do thành tích lọc lừa và dối trá chuyên nghiệp có một không hai của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam trong suốt nhiều thập niên qua... cộng với thái độ lập trường quan điểm và cách hành xử đầy mâu thuẫn của họ hiện nay... các mối quan ngại nói trên không những không thuyên giảm trái lại còn gia tăng bội phần. Tại sao Lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam... giới truyền thông báo chí và các cơ quan ngôn luận của đảng và Nhà nước lại chỉ âm thầm và yên lặng một cách khó hiểu thay vì phản bác lại những tuyên truyền được cho là sai lệch của kẻ thù xâm lược... như đã từng phản ứng trước các báo cáo vi phạm nhân quyền từ chính phủ Hoa Kỳ hoặc Cộng đồng Quốc tế trong thời gian qua...? Trong khi Nhà nước Philippine ngay lập tức phản ứng trước việc Trung quốc tiến hành chôn các cọc bê tông trong khu vực bãi đá Vành khăn mà Philippine đã tuyên bố chủ quyền năm 2013... thì Việt Nam chỉ phản ứng một cách chiếu lệ sau khi Trung quốc hoàn tất việc xây dựng và thiết lập các cơ quan quân sự, cơ quan chính quyền, phi đạo và các hạ tầng cơ sở kiên cố của họ trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam...? Nguy cơ mất chủ quyền biển đảo... và nguy cơ Việt Nam trong tương lai có thể trở thành khu vực Tự trị thuộc quyền kiểm soát dưới chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Nội mông, Tây tạng và Quảng châu...v..v...  là điều quan ngại hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở. Mọi người dân Việt Nam chúng ta đã đến lúc cần phải vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân... đã đến lúc cần phải chấm dứt sự bàng quang trước nỗi đau của dân tộc và hiện tình nguy khốn của đất nước... Hãy cùng nhau mạnh mẽ đứng lên... hãy hành động trước khi mọi việc trở nên quá muộn... và nhất là trước khi đồng bào Việt Nam, dân tộc Việt Nam tiếp tục trở thành kẻ nô lệ cho Trung quốc như thân phận của Ông Bà Tổ tiên chúng ta trong suốt ngàn năm qua.





    Bản Tin



    Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô

    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2014-10-13

    Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này
    Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
    Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
     RFA files photo
    Một tài liệu được nói là do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là Thỏa thuận Thành Đô đang được lưu hành xuống cơ sở đảng. Động thái này được thực hiện sau khi có một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng cũng như người quan tâm phải bạch hóa thỏa thuận đó. Những điều được Ban Tuyên giáo nêu ra trong tài liệu có đáp ứng được yêu cầu của những người từng có kiến nghị về việc này hay chưa? Gia Minh trình bày.
    Kiến nghị bạch hóa
    Vài tháng trước đây, một bản tin được loan truyền khá rộng rãi ở Việt Nam cho biết Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, và tờ Hoàn Cầu ở Hoa Lục, có tiết lộ thông tin về Cuộc gặp cấp cao diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 ở Thành Đô giữa những nhà lãnh đạo Trung Quốc và những người tương nhiệm Việt Nam.
    Mặc dù đến giờ vẫn có những nghi vấn chưa trả lời được về tính chính xác của xuất xứ và nội dung quan trọng được nói là do hai cơ quan thông tấn Trung Quốc loan đi, nhưng theo một số người quan tâm ở Việt Nam thì nội dung đó như sau “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
    Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như TQ đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía TQ đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho VN thời gian 30 năm(1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc TQ
    Tân Hoa Xã?
    Trước thông tin như thế, vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) có một thư kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Nội dung thư nêu lên thực tế Việt Nam lâu nay và trích lại điều được cho là phát xuất từ Tân Hoa Xã nêu ra để yêu cầu đảng phải công khai Thỏa hiệp Thành Đô.
    Đến ngày 4 tháng 9, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong Lực lượng Vũ trang Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng có một kiến nghị gửi cho chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ trong đó có điểm tương tự là phải công khai cho người dân biết về những thỏa thuận nếu có đã ký kết giữa hai phía.
    Nhóm những bloggers tại Việt Nam vừa qua khởi xướng phong trào mang tên ‘Chúng tôi muốn biết’ cho biết vào ngày 15 tháng 10 này đại diện của họ sẽ trao một văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội Bạch Hóa Hội nghị Thành Đô’ đến Ban Dân Nguyện ở Hà Nội và Văn phòng Quốc hội 2 tại Sài Gòn.
    Giải đáp của Ban Tuyên giáo?
    Từ cuối tuần rồi, một tài liệu được phổ biến rộng rãi trên mạng, nói rằng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có lời giải thích với các chi bộ về  Hội Nghị Thành Đô và những lời đồn thổi ngoài xã hội về cuộc họp cấp cao này.
    Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
    Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
    Tài liệu được nói là xuất xứ từ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang được những người quan tâm phổ biến trên mạng Internet có ba đề mục. Hai đề mục đầu nói đến bối cảnh tình hình quốc tế của cuộc gặp và mục đích cuộc gặp. Mục thứ ba trình bày lại những diễn biến và kết quả cuộc gặp được nói nhằm bàn về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
    Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra, khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…
    Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra,  khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…’ như điều được phổ biến trên một số trang mạng và blog, gọi đó là một ‘luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân’.
    Đòi hỏi mới
    Đại tá Bùi Văn Bồng, một trong 20 cựu sĩ quan cao cấp ký tên vào kiến nghị hồi ngày 4 tháng 9 có phát biểu sau khi biết tin về việc lưu hành tài liệu của Ban Tuyên Giáo Trung ương về Cuộc gặp cấp cao Việt- Trung tại Thành Đô hồi năm 1990:
    Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu đưa tin như thế thì phải đập lại ngay là không có sự việc đó. Ý đồ gì mà Trung Quốc đưa tin như thế. Theo tôi không có căn cứ gì để tin hay không tin; thế nhưng khi một tờ báo nước ngoài nói những điều bất lợi cho chủ quyền dân tộc và lại cũng bất lợi cho cả đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam trong những việc lớn như thế không còn là thông tin nội bộ nữa.
    Lẽ ra khi có thư ngỏ của các cựu chiến binh, nhất là khi có thư của thiếu tướng Lê Duy Mật, theo tôi thì báo Nhân dân, hoặc Quân đội Nhân dân hoặc Thông tấn xã phải có ý kiến ngay. Ở đây không làm được việc đó thì tính chiến đấu và kịp thời của báo chí chính thống là chậm, không đạt yêu cầu.
    Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết
    Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
    Sự thật đến đâu, ‘Thành Đô’ bàn những vấn đề gì, và không có bàn đến chuyện đó mà báo Trung Quốc bịa. Thế thì có gì khó đâu! Mà mình càng im lặng, cứ giải quyết nội bộ, trở thành một mô- típ rồi: chuyện gì lớn nhỏ đều cứ thích giải quyết nội bộ trước. Theo tôi chuyện này có gì mà giải quyết nội bộ, cứ công khai hóa mà phản bác lại họ. Như thế theo tôi nhân dân sẽ tin hơn và bớt dư luận phức tạp. Còn cứ lẩn quẩn nội bộ, thòi tin chỗ này, thông tin chỗ khác, rồi đưa chỗ này tí, chỗ kia tí thì chả có lợi gì về mặt dư luận mà đồng thời người ta lại cho đảng và Nhà nước không muốn minh bạch hóa.
    Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại cách hành xử lâu nay của đảng và nhà cầm quyền Hà Nội; tuy nhiên trước sự phát triển của tinh thần dân chủ thì cách thức bưng bít thông tin sẽ không còn hiệu quả nữa. Ông nói:
    Từ khi đảng cộng sản lãnh đạo đất nước bằng những cách theo kiểu của họ thì nhân dân có được biết gì đâu. Chính sách, chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những năm 64-65 lúc thì ngả về Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Toàn mấy ông trong Bộ Chính Trị, thậm chí mấy ông có ‘giá trị’ trong Bộ Chính Trị họ tự làm lấy đấy chứ. Quốc hội cũng chỉ là bù nhìn thôi, họ lập ra cho có gọi là quốc hội thôi chứ quốc hội cũng không biết. Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết.
    Thời gian gần đây do phong trào dân chủ trong nước thì anh em, một số trí thức, một số quân nhân đòi hỏi nên chúng ta được biết phần nào ngọn của tảng băng thôi, còn khúc chìm chúng ta không thể biết được.
    Theo tôi nghĩ, dần dần đảng cộng sản phải minh bạch hóa, và nhân dân phải có quyền được biết những chính sách.
    Cũng trong tuần qua hai tác giả tại Paris, Pháp là Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm có một bài viết trình bày lại tình hình thế giới cộng sản quốc tế, Việt Nam và Trung Cộng trước khi diễn ra Hội nghị Thành Đô. Bài viết cũng phân tích thực tế về những diễn tiến đã và đang xảy ra để chứng minh cho thấy có một thỏa thuận được lãnh đạo hai phía ký kết và Việt Nam đang gánh phần thua thiệt rất lớn.
    Đối với những người đang yêu cầu đảng và chính phủ bạch hóa Thỏa thuận Thành Đô thì cần phải thực hiện nguyên tắc mà Hà Nội luôn luôn nói là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” Theo họ thì trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, họ có quyền yêu cầu các đại biểu quốc hội phải bạch hóa một cách đầy đủ và chính xác toàn bộ nội dung của Hội nghị Thành Đô.