Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp









     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Dư luận trong và nước trong những ngày qua liên quan đến tiến trình lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước đang trong giai đoạn nóng bỏng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là kể từ sau lời phát biểu vô trách nhiệm và bội tín của hai Nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước bao gồm Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam ông Nguyễn Sinh Hùng. Sự kiện nói trên đã khép lại màn kịch Dân chủ vụng về của các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam vốn dự định xoa dịu dư luận nhân dân trong nước và lừa dối Cộng đồng Quốc tế trước hàng loạt các vấn đề khó khăn mà Đảng và chính quyền đang phải đối mặt bao gồm nạn tham nhũng lan tràn trong Bộ máy công quyền Nhà nước, đẩy nền kinh tế Đất nước rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng dẫn đến xáo trộn Xã hội và bất ổn chính trị cũng như hoàn toàn đánh mất lòng tin nơi người dân vào đạo đức và khả năng lãnh đạo Đất nước của Đảng và guồng máy chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay.

Ngay tại thời điểm được cho là nhạy cảm nhất của tiến trình thực thi góp ý sửa đổi Hiến pháp Nhà nước, thì lá thư góp ý của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Công giáo Việt Nam được gởi đến Thường trực Ban Biên tập - Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước năm 1992 như một lời khẳng định đanh thép tiếp theo phản ảnh nguyện vọng và sự khát khao Dân chủ mạnh mẽ trong lòng cộng đồng giáo dân nói riêng và toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nói chung. Mọi lập luận và quan điểm sai trái mang tính Dân chủ giả tạo của các vị lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Đảng đã mau chóng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân bao gồm cả thành phần đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trong số đó có các vị lão thành cách mạng, tướng lĩnh và một số lãnh đạo Nhà nước, những người trước đây đã từng nắm giữ những vị trí cao cấp trong Đảng và chính quyền. Trong số đó nổi bật nhất là việc lên tiếng phản đối của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của tờ báo Gia đình và Xã hội đối với lời phát biểu mang tính cực đoan, bội tín của Tổng Bí thư Trọng và việc ông Kiên bị đuổi việc tiếp ngay sau đó đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ đối với ông Kiên từ hàng ngàn người dân trong và ngoài nước.

Đã đến lúc các vị lảnh đạo Đảng và Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nên chấm dứt các thủ đạo gian trá nhằm lừa dối người dân và Cộng đồng Quốc tế. Đất nước Việt Nam là của toàn dân chứ không phải là tài sản riêng của các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền, do vậy mọi quyền quyết định liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và vận mệnh sống còn của Đất nước phải hoàn toàn thuộc về người dân mà việc xây dựng Hiến pháp Nhà nước hiện nay chính là nền tảng cơ bản nhất, thực tiễn nhất rất cần đến ý kiến đóng góp và quyết định của toàn dân. Một bản Hiến pháp hợp pháp và đúng nghĩa của Nhà nước, phải là một bản Hiến pháp thể hiện rõ ràng và đầy đủ mọi quyền lợi của nhân dân và luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên mọi lợi ích của cá nhân và gia đình các quan chức chính quyền, các quan chức lãnh đạo Nhà nước. Mọi ý kiến và quan niệm nào đi ngược lại  nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người dân, của quốc gia và dân tộc dù của bất kỳ ai, của bất kỳ vị lãnh đạo Nhà nước nào, cũng đều bị xem là "Tư tưởng phản động, phản bội đồng bào và phản bội quốc gia dân tộc". 




Bản Tin








Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp

Đăng bởi lúc 5:02 Chiều 1/03/13

VRNs (01.03.2013) – WHĐ – Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập – Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét