Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Xứ đạo Cồn Dầu đang đối mặt với nguy cơ bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xóa sổ vĩnh viễn









      SỰ  THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Chiến dịch cưởng chế người dân tại xứ đạo Cồn dầu của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong suốt nhiều năm qua nhằm xóa sổ hoàn toàn nghĩa trang và một xứ đạo Công giáo có truyền thống lịch sử lâu đời và tồn tại hơn 100 năm, một chiến dịch đầy sai trái vốn từng bị dư luận trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế chỉ trích. Đặc biệt là từ sau cái chết thương tâm của anh Nguyễn Thành Năm, thành viên đội Trợ tang giáo xứ Cồn Dầu, người đã tham dự đám tang của bà Đặng Thị Tân nhưng sau đó bị chính quyền bắt giữ, đánh đập tra tấn hết sức dã man dẫn đến cái chết thương tâm và đầy tức tưởi của anh Năm trong chiến dịch cưỡng chiếm đất đai tại giáo xứ Cồn dầu của chính quyền vào năm 2010.

Chưa dừng tại đó, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau cái chết thương tâm đầy tức tưởi của anh Nguyễn Thành Năm vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch cưỡng chiếm đất đai đầy sai trái của họ đối với người dân tại giáo xứ Cồn Dầu với mục tiêu xóa sổ cho bằng được xứ đạo truyền thống lịch sử lâu đời đó. Bên cạnh đó, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn tiến hành song song một chiến dịch trả thù hết sức dã man nhắm vào bản thân và gia đình những người từng có mặt tham dự trong lễ tang năm đó cản trở chính quyền hay tố cáo hành vi sai trái của chính quyền ra trước công luận dẫn đến nhiều người khác đã bị giam giữ, bị hành hung hết sức dã man khiến cho tính mạng nhiều người, nhiều gia đình bị đe dọa nghiêm trọng phải bồng bế nhau trốn chạy tìm chốn dung thân tại các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á.

Chiến dịch cưỡng chiếm đất đai đầy sai trái của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với xứ đạo Cồn Dầu không những vi phạm pháp luật, mà còn là một hành vi vô đạo đức. Hơn nữa, xét theo chiều sâu của vấn đề thì hành động sai trái nói trên của chính quyền còn nhằm cản trở sự mở rộng và tầm ảnh hưởng rộng lớn của một xứ đạo mang tính truyền thống Công giáo lâu đời trong lịch sử Việt Nam. Điều này thật sự đã vi phạm quyền Tự do Tôn giáo của người dân cần phải bị lên án trước Cộng đồng Quốc tế và đối với dư luận người dân cả trong lẫn ngoài nước. Ngoài việc luôn hiệp ý cầu nguyện cho đồng bào của chúng ta tại xứ đạo Cồn Dầu nói riêng và cho toàn thể dân oan cả nước nói chung, chúng ta cần phải hợp sức lên tiếng vận động Quốc tế tạo áp lực buộc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải dừng ngay mọi tội ác của họ đối với người giáo dân tại Cồn Dầu ngày hôm nay và đối với đồng bào dân oan cả nước trong tương lai.




Bản Tin








Giáo dân Cồn Dầu tiếp tục bị uy hiếp

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-03-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
hanhhuonglavang-305.jpg
Ảnh minh họa.
RFA file
Theo giáo dân Cồn Dầu đang trong nguy cơ bị cưỡng chế, thì lệnh cưỡng chế mới nhất ấy sẽ diễn ra vào thứ Sáu, 22 tháng 3 này, thay vì thứ Ba, 12 tháng 3 vừa rồi:
"Tôi mới xem TV vừa xong, nó công bố ngày 22 tháng Ba này là thời hạn chót bắt buộc 5 hộ Cồn Dầu ấy phải chấp hành chủ trương di dời. Hôm trước thì thời hạn chót là ngày 12 tháng Ba."
Sống trong lo âu, sợ hãi
Các giáo dân nạn nhân kể lại rằng trong mấy ngày qua, họ đã lên phường, lên quận ra sức xin được ở lại nơi chôn nhau cắt rốn và gần Giáo Đường, nhưng giới cầm quyền “bắt buộc chừng đó thì hay chừng đó thôi”. Tức là, theo các giáo dân này, từ hôm nay cho tới thứ Sáu ngày 22 tháng Ba, họ lo ngại nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế; và các giáo dân khẳng định “đành cho cưỡng chế chứ không bao giờ đồng ý di dời”. Một giáo dân khác cũng thuộc trong 5 hộ sắp bị cưỡng chế cho biết:
"Nếu họ làm thì cứ làm thôi chứ chúng tôi đâu biết đối phó thế nào. Bây giờ họ cưỡng chế thì cưỡng chế, chớ chúng tôi không thể làm gì mà chống, đối phó với chính quyền được ! Bây giờ họ chụp mũ nhiều lắm. Họ lợi dụng lời nói sơ hở của mình là chụp mũ liền. Họ ngày nay gởi giấy cưỡng chế, ngày mai gởi giấy cưỡng chế, cưỡng chế mãi mãi nên người dân bây giờ rất lo âu; lo âu không biết phải sống như thế nào, sống ra sao ! Rồi ngày mai sẽ ra sao đây ? Bị cưỡng chế rồi biết ở nơi đâu ? Không biết thế nào ! Chúng tôi cứ lo âu, sợ sệt !"
Tình cảnh “kẻ ở người đi” ngoài ý muốn của giáo dân Cồn Dầu được một dân oan khác trong cuộc mô tả:
"Cảnh mà chính quyền làm quá, cứ mời lên mời xuống, uy hiếp giáo dân, chứ thực ra, những người còn ở lại Cồn Dầu đây muốn ở lại 100%. Xóm Đạo này từ nguyên thủy cho đến giờ đã một trăm mấy chục năm rồi; thấy buồn ghê ! Tự nhiên giáo dân lâm vào tình trạng tan rã, kẻ đi đây người đi đó. Vì sự bắt buộc nên họ mới ra đi, chứ không phải họ muốn đi đâu."
Hành động của giới cầm quyền, theo các giáo dân, không đúng như những gì được tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông khi quyền lợi chính đáng của người dân bị cưỡng bức:
"Trong khi trên truyền thanh, truyền hình thì nói là quyền lợi của mỗi người dân nhưng thấy thực tế không có đúng. Đất đai của người dân ở đây, nếu như giới cầm quyền làm đúng, thì sao lại họ không đi ? Còn bây giờ giới cầm quyền nói thì được, nhưng vấn đề là không có đúng."
Trước tình cảnh của giáo dân  - và cả Xóm đạo Cồn Dầu - như vậy, các giáo dân Cồn Dầu ở Hoa Kỳ hiện phản ứng ra sao, nhất là liên quan đến tài sản và mồ mả thân nhân của họ tại xóm Đạo Cồn Dầu ? Trước hết, về vấn đề tài sản, được biết trong số hơn 100 giáo dân Cồn Dầu tại Hoa Kỳ, có khoảng 6 gia đình có chủ quyền tài sản ở Cồn Dầu và hiện là công dân Mỹ. Chủ quyền này của họ thể hiện qua di chúc hoặc giấy chủ quyền từ xưa còn lại. Ông Trần Thanh Tùng, cư ngụ tại North Carolina và là đại diện các gia đình Cồn Dầu tại Hoa Kỳ cho biết kế hoạch đòi lại tài sản của các giáo dân như sau:
"Họ đã gởi đơn đến các vị dân biểu hoặc nghị sĩ tại các tiểu bang nơi họ ở, cũng như gởi thư lên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ - lên ông Ron Kirk, viên chức Mỹ chuyên về thương trường của VN trong GSB, tức Quy chế Ưu đãi Thuế quan Tổng quát, mà VN muốn Hoa Kỳ chấp thuận để được bớt hoặc miễn thuế. Chúng tôi đã nêu vấn đề này lên trong chiến dịch đòi tài sản của công dân Mỹ. Và chúng tôi đã nhận được thư trả lời của ông Ron Kirk, cho biết rằng ông quan tâm; ông cũng cho biết là hiện giờ việc chấp thuận cho VN được quy chế GSB vẫn còn để mở. Họ không xúc tiến hồ sơ này, và họ nói rằng khi nào họ quyết định mở lại hồ sơ đó thì họ sẽ liên lạc với chúng tôi, những gia đình công dân Mỹ có tài sản tại VN để mà nêu lên sự quan tâm đó. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được những thư của các vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ, trả lời chúng tôi rằng họ dã đưa vấn đề đó lên Bộ Ngoại Giao và bộ phận thương lượng ở VN trong vấn đề GSB. Và họ sẽ thông báo cho chúng tôi bất cứ lúc nào có trả lời từ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ."

Xóa sổ nghĩa trang Cồn Dầu?

anh-ngia-trang-con-dau_nuvuongcongly-250.jpg
Nghĩa trang Cồn Dầu. Photo courtesy of nuvuongcongly
Và vấn đề có lẽ quan trọng hơn, liên quan Nghĩa Trang Cồn Dầu, ông Trần Thanh Tùng cho biết:
"Hơn 100 giáo dân từ Cồn Dầu hiện ở rải rác tại 8 tiểu bang Mỹ. Chúng tôi vận động để trước hết là họ xác định quyền trưởng tộc của họ. Bởi vì hầu hết những gia đình Cồn Dầu này là những người con trưởng trong gia đình. Do đó họ đã làm một văn bản gởi về bên VN, xác định quyền trường tộc, là họ có quyền quyết định về vấn đề mồ mả của thân nhân họ trong gia tộc.
Và không có ai có quyền quyết định về những mồ mả này nếu không có sự đồng ý của họ. Đồng thời, họ đã gởi văn thư lên các vị dân biểu và nghị sĩ tại những tiểu bang nơi họ cư trú, đồng thời gởi lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng họ có quyền quyết định trong vấn đề nghĩa trang, vấn đề mồ mả của cha ông của họ, vì đó là di sản tinh thần và cũng là máu mủ ruột thịt của họ còn lại bên quê nhà vốn đang bị chính quyền Đà Nẵng muốn di dời đi mà không có sự đồng ý của họ. Họ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để chính quyền Đà Nẵng không xoá số Nghĩa Trang Cồn Dầu."
Nhắc tới Nghĩa Trang Cồn Dầu, có một điểm quan trọng cần nêu lên ở đây, theo ông Trần Thanh Tùng, thì lý do mà giới cầm quyền muốn di dời, muốn “thanh toán, xoá sổ” nghĩa trang này là họ nói rằng trong chương trình đô thị hoá, họ không muốn có một nghĩa trang ở giữa thành phố vì gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, cũng ngay tại khu đô thị này, họ lại có nghĩa trang liệt sĩ của những người gọi là “có công với cách mạng”. Như vậy, câu hỏi được nêu lên là tại sao nghĩa trang liệt sĩ thì giới cầm quyền xây dựng, bồi đắp khang trang trong khi họ muốn xoá sổ một nghĩa trang lịch sử hơn 100 năm của Giáo Xứ Cồn Dầu ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét