Nghị viện châu Âu tại Straspourg.
REUTERS/Jean-Marc Loos
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Sau bản công bố phúc trình thường niên 2012 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới, trong đó đề cập mạnh mẽ đến tình trạng nhân quyền đang ngày một tệ hại hơn tại Việt Nam thì nay đến lượt Cộng đồng Châu Âu tiếp tục làm nóng những gì mà dư luận cả trong và ngoài nước lẫn Quốc tế đang quan tâm qua nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ Cộng đồng Quốc tế sau hàng loạt các vụ bắt giữ người một cách tùy tiện, trái pháp luật và thô bạo. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ngày càng tỏ ra ngang ngược và hung hãn hơn đối với các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước trong khi vẫn tiếp tục viện dẫn các lý do an ninh quốc gia một cách mơ hồ và xử dụng các điều khoảng đầy bất cập trong Bộ luật hình sự với cách lập luận và diễn giải một cách tùy tiện như công cụ nhằm bịt miệng người dân và cản trở các quyền tự do cơ bản hợp pháp và chính đáng của họ.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày càng tỏ ra hết sức nguy hiểm khi hành vi đàn áp người dân càng lúc càng trở nên tinh vi và có hệ thống. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp đã không ngần ngại khi tiến hành song song những thủ đoạn xấu xa và thấp hèn như xử dụng các phương tiện truyền thông và Báo đài trong nước vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ hình ảnh các Nhà hoạt động Dân chủ, Nhân quyền và Tôn giáo trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau. "Phản động" là từ ngữ khá quen thuộc và thường xuyên được Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử dụng nhằm quy chụp những ai dám có tư tưởng, thái độ hoặc hành vi đi ngược lại quan điểm của đảng và Nhà nước ngay cả đối với lòng yêu nước của người dân, của các em học sinh, sinh viên, các Nhà trí thức hoặc chính kiến từ các đồng đội, đồng chí của họ cũng không loại trừ. Nói chung, dù người đó là ai, thuộc bất kỳ thành phần nào mà không đồng thuận với đảng, với Nhà nước thì các hành vi của họ đều có thể bị quy chụp bằng hai từ "Phản động".
Áp lực Nhân quyền ngày đang một đè nặng hơn lên vai các Nhà lãnh đạo và giới cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Không có nhiều thời gian và cũng không có nhiều sự lựa chọn cho họ. Giới lãnh đạo Hà Nội, hoặc tiếp tục tham quyền cố vị, tiếp tục phớt lờ mọi nguyện vọng chính đáng của người dân, tiếp tục chính sách cai trị độc tài tàn bạo, bất chấp luật pháp, công pháp Quốc tế và lương tâm đạo đức con người, để rồi sau đó liên tục đón nhận sự trừng phạt, chế tài từ Cộng đồng Quốc tế, hoặc sẽ ý thức được trách nhiệm và lương tâm đạo đức của mình để từ đó thay đổi chính sách cai trị và cách hành xử đúng đắn đối với người dân của mình. Tôn trọng quyền con người, tiếp cận dân chủ và đặt mọi quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên hết, đó chính là sự khôn ngoan và sáng suốt của những người lãnh đạo đất nước. Không một thể chế nào, không một chính quyền nào hay đảng phái nào đi ngược lại lợi ích của người dân, đi ngược lại lợi ích của quốc gia dân tộc mà còn tồn tại. Các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền hiện nay tại Việt Nam cần nên thấu hiểu và ghi nhớ rõ điều này trước khi đi đến quyết định sẽ phải hành động như thế nào trước hiện tình đất nước đầy phức tạp và bất ổn như hiện nay.
Bản Tin
Tin tức / Việt Nam
FIDH kêu gọi Châu Âu áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên mang tên Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (VCHR) hoan nghênh Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về vấn đề nhân quyền Việt Nam và kêu gọi Liên hiệp Châu Âu tiếp tục các nỗ lực giúp chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Hà Nội.
Nghị quyết khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam được Nghị viện Châu Âu thông qua tại cuộc họp khoáng đại hôm 18/4 lên án thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam và yêu cầu Châu Âu xem lại tính tương thích giữa những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với Hiệp định Hợp tác Việt Nam-EU, mà trong đó có đặt điều kiện là quan hệ ngoại giao-thương mại giữa đôi bên dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền.
FIDH là liên đoàn gồm 164 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Đại diện thường trực của FIDH tại Liên hiệp Châu Âu, bà Gaëlle Dusépulchre, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu rất hữu ích vì nó nêu ra rất nhiều các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và các quyền về đất đai. Nghị quyết này là nguồn thông tin rất quan trọng, nhắc nhớ các nước Châu Âu lưu ý đảm bảo sao cho quan hệ đầu tư-thương mại với Việt Nam phải giúp cải thiện nhân quyền cho người dân tại Việt Nam. Nghị quyết này không gây hại cho quan hệ giữa EU với Việt Nam như Hà Nội cáo buộc. Đã đến lúc phải đặt vấn đề nhân quyền lên bàn thảo luận thẳng thắn và Việt Nam phải tỏ ra có trách nhiệm trong lĩnh vực nhân quyền. Chúng tôi thu thập được rất nhiều thông tin về các vi phạm nhân quyền của Hà Nội, hoàn toàn đúng như những gì nêu lên trong Nghị quyết.”
Liên đoàn FIDH cũng lặp lại lời kêu gọi đối với chính phủ Việt Nam, yêu cầu Hà Nội ngưng ngay các hành động chà đạp nhân quyền của công dân.
Phản ánh các quan ngại nêu lên trong phúc trình do Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam công bố nhan đề “Những blogger và những cư dân mạng sau chấn song nhà tù Việt Nam”, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu nói các hoạt động trấn áp của nhà cầm quyền Việt Nam nhắm vào các blogger, các nhà hoạt động chính trị, bảo vệ nhân quyền hay bất đồng chính kiến là sự vi phạm trắng trợn các cam kết tôn trọng nhân quyền giữa Hà Nội với quốc tế. Qua đó, Nghị viện Châu Âu thúc giục Việt Nam phải phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm này.
Nhắc lại trường hợp hàng loạt các blogger bị tuyên án tù vì các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia của Việt Nam, Nghị quyết bày tỏ quan ngại về Dự thảo Nghị định siết chặt quản lý internet và kêu gọi Hà Nội phải hủy bỏ các luật lệ ngăn cản quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của con người để đáp ứng với tiêu chuẩn và nghĩa vụ nhân quyền với quốc tế.
Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu cũng chỉ trích tình trạng bách hại, đàn áp tôn giáo và nạn cưỡng chiếm đất đai tại Việt Nam.
Nghị quyết về nhân quyền Việt Nam với sự bảo trợ của 6 nhóm chính trị thuộc các xu hướng khác nhau trong Nghị viện Châu Âu được thông qua 1 tuần trước chuyến thăm của phái đoàn thuộc Ủy ban Dân tộc của Việt Nam tới Bỉ.
Giữa lúc Việt Nam đang vận động một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Nghị viện Châu Âu nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Hà Nội vẫn chưa thực thi những khuyến nghị cải thiện nhân quyền theo đề nghị của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tại Cuộc Duyệt Xét Thường Kỳ Phổ Quát hồi năm 2009.
Hà Nội đã lên tiếng bác bỏ Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu và nói rằng Nghị quyết này đưa thông tin hoàn toàn sai lệch về thực trạng nhân quyền Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến đà phát triển và mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Liên quan đến lời kêu gọi của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đề nghị Nghị viện Châu Âu tiếp tục áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền, VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với giáo sư Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp, và được ông cho biết thêm chi tiết như sau:
Nghị quyết khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam được Nghị viện Châu Âu thông qua tại cuộc họp khoáng đại hôm 18/4 lên án thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam và yêu cầu Châu Âu xem lại tính tương thích giữa những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với Hiệp định Hợp tác Việt Nam-EU, mà trong đó có đặt điều kiện là quan hệ ngoại giao-thương mại giữa đôi bên dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền.
FIDH là liên đoàn gồm 164 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Đại diện thường trực của FIDH tại Liên hiệp Châu Âu, bà Gaëlle Dusépulchre, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu rất hữu ích vì nó nêu ra rất nhiều các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và các quyền về đất đai. Nghị quyết này là nguồn thông tin rất quan trọng, nhắc nhớ các nước Châu Âu lưu ý đảm bảo sao cho quan hệ đầu tư-thương mại với Việt Nam phải giúp cải thiện nhân quyền cho người dân tại Việt Nam. Nghị quyết này không gây hại cho quan hệ giữa EU với Việt Nam như Hà Nội cáo buộc. Đã đến lúc phải đặt vấn đề nhân quyền lên bàn thảo luận thẳng thắn và Việt Nam phải tỏ ra có trách nhiệm trong lĩnh vực nhân quyền. Chúng tôi thu thập được rất nhiều thông tin về các vi phạm nhân quyền của Hà Nội, hoàn toàn đúng như những gì nêu lên trong Nghị quyết.”
Liên đoàn FIDH cũng lặp lại lời kêu gọi đối với chính phủ Việt Nam, yêu cầu Hà Nội ngưng ngay các hành động chà đạp nhân quyền của công dân.
Đã đến lúc phải đặt vấn đề nhân quyền lên bàn thảo luận thẳng thắn và Việt Nam phải tỏ ra có trách nhiệm trong lĩnh vực nhân quyền. Chúng tôi thu thập được rất nhiều thông tin về các vi phạm nhân quyền của Hà Nội...
Nhắc lại trường hợp hàng loạt các blogger bị tuyên án tù vì các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia của Việt Nam, Nghị quyết bày tỏ quan ngại về Dự thảo Nghị định siết chặt quản lý internet và kêu gọi Hà Nội phải hủy bỏ các luật lệ ngăn cản quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của con người để đáp ứng với tiêu chuẩn và nghĩa vụ nhân quyền với quốc tế.
Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu cũng chỉ trích tình trạng bách hại, đàn áp tôn giáo và nạn cưỡng chiếm đất đai tại Việt Nam.
Nghị quyết về nhân quyền Việt Nam với sự bảo trợ của 6 nhóm chính trị thuộc các xu hướng khác nhau trong Nghị viện Châu Âu được thông qua 1 tuần trước chuyến thăm của phái đoàn thuộc Ủy ban Dân tộc của Việt Nam tới Bỉ.
Giữa lúc Việt Nam đang vận động một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Nghị viện Châu Âu nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Hà Nội vẫn chưa thực thi những khuyến nghị cải thiện nhân quyền theo đề nghị của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tại Cuộc Duyệt Xét Thường Kỳ Phổ Quát hồi năm 2009.
Hà Nội đã lên tiếng bác bỏ Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu và nói rằng Nghị quyết này đưa thông tin hoàn toàn sai lệch về thực trạng nhân quyền Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến đà phát triển và mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Liên quan đến lời kêu gọi của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đề nghị Nghị viện Châu Âu tiếp tục áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền, VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với giáo sư Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp, và được ông cho biết thêm chi tiết như sau:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét