Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Đa nguyên Đa đảng không chỉ là ý muốn riêng của ông Đằng...mà là nguyện vọng chính đáng của triệu triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay









    SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do minh Tuyen

Hàng loạt các tờ báo chính thống trong nước bao gồm cả cơ quan ngôn luận chính của đảng cộng sản Việt Nam đã nhẩy nhổm lên trước lời kêu gọi thành lập đảng phái chính trị đối lập mới tại Việt Nam...được biết đến như là "Suy nghĩ trong những ngày nằm trên giường bệnh" của Luật gia Lê Hiếu Đằng, một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam kỳ cựu với 45 năm tuổi đảng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP. Hồ chí Minh, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một động thái vẫn thường thấy trước đây của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi đứng trước những vấn đề phát sinh được cho là ảnh hưởng bất lợi đối với chế độ cộng sản hiện hành...vốn luôn chủ trương duy trì chính sách cai trị độc tài độc đảng tại Việt Nam.

Mặc dù với quyền lực trong tay và với lợi thế sẵn có...khi trực tiếp kiểm soát, quản lý và điều hành một lượng báo chí chính thống khổng lồ bao gồm cả các phương tiện truyền thông lớn nhỏ trong nước...từ địa phương đến Trung ương...nên hành động đáp trả các ý tưởng, quan niệm...được xem là trái chiều với chế độ... theo lối tấn công tập thể...hay theo cách gọi của dân gian là chiến thuật "Lấy thịt đè người" của hệ thống báo chí và các phương tiện truyền thông Nhà nước xem ra có phần nổi trội và ồ ạt...Tuy nhiên một điều mà mọi người chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là tính hiệu quả của chúng xem ra không mang lại kết quả theo chiều hướng tích cực...không như sự mong đợi từ các Nhà lãnh đạo đảng và giới cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Điều này thật ra chẳng có gì khó hiểu cả, vì trong cuộc chiến không cân sức hiện nay giữa người dân với chính phủ...thì chính nghĩa hiện nay không thuộc về phía giới lãnh đạo cầm quyền...mà hoàn toàn nghiên về phía người dân, những người hiện đang khát khao và luôn yêu mến Tự do dân chủ tại Việt Nam.

Tại sao cần thiết phải thay đổi để tiến đến một thể chế đa nguyên đa đảng...hoặc nên tiếp tục duy trì một Nhà nước độc tài độc đảng  định hướng Xã hội Chủ nghĩa theo chủ thuyết cộng sản Mác Lê và tư tưởng Hồ chí Minh...? xem ra giới lãnh đạo cầm quyền hiện nay chỉ biết phản ứng một cách vô tội vạ ...trong khi không ai trong số họ có khả năng đưa ra một câu trả lời thỏa đáng...ngoài việc luôn ngụy biện một cách dối trá và trơ trẽn như là: do hậu quả chiến tranh để lại...hoặc do các thế lực thù địch và phản động xuyên tạc, quấy phá..v..v...nhưng hiếm khi dám nhìn thẳng vào sự thật của vấn đề và thực trạng của xã hội ngày hôm nay. Thật ra chẳng có thế lực thù địch hay phản động nào quấy phá cả...và cũng chẳng có hậu quả nào do chiến tranh để lại mà có thể tồn tại với một thời gian dài như thế...mà mọi hệ lụy dẫn đến tình trạng tệ hại ngày hôm nay đều xuất phát từ sự tham quyền cố vị và suy thoái đạo đức nghiêm trọng từ các viên chức chính quyền, những người đã và đang nắm giữ vai trò và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy đảng và hệ thống cầm quyền hiện nay tại Việt Nam...trong đó bao gồm phần đông là các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam.

Đó mới chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tham nhũng lan tràn trong bộ máy công quyền hiện nay...dẫn đến suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa và trật tự an toàn xã hội...đẩy đất nước ngày càng gần bên bờ vực thẵm...và thôi thúc người dân hướng đến một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng không phải cứ đa nguyên đa đảng thì ngay lập tức có dân chủ...điều này có thể hiểu...và có thể chia sẻ. Tuy nhiên, đó chính là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn nhất, và tốt đẹp nhất hiện nay mà mọi người chúng ta cần phải lựa chọn...nhất là trong giai đoạn xã hội suy thoái nghiêm trọng và đầy bất ổn như hiện nay. Tự thân đa nguyên đa đảng không nhất thiết sẽ ngay lập tức có dân chủ...nhưng một điều mọi người chúng ta có thể đoan chắc rằng, đa nguyên đa đảng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tham nhũng...và là nền tảng duy nhất giúp kiến tạo một xã hội công bằng, Tự do và Dân chủ...như mong ước chính đáng từ triệu triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước bấy lâu nay.





Bản Tin




Báo Đảng công kích ông Lê Hiếu Đằng

Cập nhật: 08:53 GMT - thứ tư, 28 tháng 8, 2013
Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng là Đảng viên CSVN với 45 năm tuổi Đảng
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
Hồi giữa tháng Tám này, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, công bố một bài viết mới nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Trong bài viết tựa đề "BấmSuy nghĩ trong những ngày nằm bịnh(bệnh)…", ông Lê Hiếu Đằng, người được biết lâu nay với nhiều ý kiến đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa ở trong nước, kêu gọi các đảng viên CSVN đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng cùng "tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội".
Ông cũng nói đa nguyên, đa đảng là "quy luật tất yếu".
Ngay lập tức, các báo của Đảng CSVN đã có chiến dịch bút chiến phản bác lại luận điểm của ông, tới nay đã có khoảng mười bài.
Báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đi đầu trong 'chiến dịch' này với tổng cộng 5 bài báo, bài đầu tiên đăng hôm 18/8.
Tiếp đó là các báo Sài Gòn Giải phóng và Nhân dân.
Bài mới nhất trong loạt bài phản hồi tác giả Lê Hiếu Đằng đăng trên báo Sài Gòn Giải phóng (SGGP) của Thành ủy TP HCM hôm thứ Ba 27/8 với tựa đề 'BấmNhững hành vi độc hại của một khuynh hướng tư tưởng sai lầm'.
Tác giả bài báo là ông Trần Hữu Phước, người từng là thư ký của cố chính khách Lê Đức Thọ.

'Thùng nước bẩn về chính trị'

Bài trên SGGP của ông Trần Hữu Phước nói ông Lê Hiếu Đằng đã "dội lên một thùng nước bẩn về chính trị giữa những ngày mùa thu cách mạng thiêng liêng".
Ông Phước cũng nói bài viết của ông Đằng là "con đường bế tắc của sự nhận thức lệch lạc về chính trị và lý luận".
Ông nhắc lại và so sánh ông Lê Hiếu Đằng với một bậc cựu công thần khác của Đảng CSVN, sau chuyển sang bất đồng chính kiến, là ông Hoàng Minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Triết học (đã mất).
"... chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát."
Trần Hữu Phước
Bài viết giận dữ của ông Phước không ngần ngại gọi ông Đằng, người có 45 năm làm Đảng viên CSVN, là "quay lưng lại lịch sử, chống báng Đảng và đã bị trượt chân xuống vực trong sự tha hóa về tư tưởng".
"Đừng nên quên rằng, 'người nói láo' đã được xếp vào loại biệt hạng, đó chính là Lê Hiếu Đằng," ông Trần Hữu Phước thẳng thừng chỉ trích.
Bài viết của ông Phước cũng cảnh báo rằng chủ trương của Đằng đã biến ông thành "bạn đường của các thế lực chống đối đang rắp tâm tổ chức thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn… thâm độc trên đất nước ta".
Đây có lẽ là những chỉ trích gay gắt nhất nhằm vào cá nhân ông Lê Hiếu Đằng từ khi bài viết 'Suy nghĩ trên giường bịnh...' của ông được công bố.
Tuy nhiên dường như ông Trần Hữu Phước không đưa ra được nhiều ý tưởng và lý luận phục vụ cho phản bác của mình, ngoài việc ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin một cách chung chung.
"... chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú, từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát."
Trước bài của ông Phước trên SGGP một ngày, hôm thứ Hai 26/8 báo Nhân dân cũng đăng bài của Hồng Quang chỉ trích quan điểm của ông Lê Hiếu Đằng, nhưng tránh tên ông mà gọi là 'ông X'.
Bài trên báo Nhân dân còn đề cập tới điều mà tác giả gọi là "sự phụ họa, cổ vũ của BBC, RFA, RFI...".




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét