Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Pháp luật Việt Nam...trong mắt người dân và các cơ quan chức năng...!!!











     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do minh Tuyen

Luật pháp không nghiêm minh...cơ quan chức năng có thẩm quyền thì không quan tâm...quan tâm chiếu lệ, sơ sài hoặc thâm chí ngay cả bao che cho người bị tố cáo...và đến khi bị công luận vạch trần thì hậu quả đã trở nên quá mức nghiêm trọng khó lòng khắc phục...như vụ án cưỡng chiếm đất đai đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng Hải Phòng từng gây chấn động cả nước...đó chính là lời trần tình của Phó giáo sư - Tiến sĩ Bùi Xuân Đức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại cuộc Hội thảo từ các Tổ chức Phi chính phủ diễn ra sáng ngày 30 tháng 08, 2013 vừa qua...và cũng chính là nỗi trăn trở, băn khoăn và lo lắng của hàng chục triệu đồng bào tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xem thường pháp luật của các cơ quan chức năng...và các Tổ chức chính quyền cũng là một trong các nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng tham nhũng lan tràn trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay.

Trong nhiều tháng qua, các nhà lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản hiện nay tại Việt Nam nhằm đối phó với tình hình tệ hại của đất nước đã phát động một chiến dịch lấy ý kiến đóng góp từ người dân cho Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước...vốn đang gây ra nhiều sự tranh cãi nơi công luận...mà không ai trong số họ biết hoặc cố tình không biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng lan tràn gây bất ổn xã hội và làm suy thoái đất nước hiện nay không phải do pháp luật bị sai sót... hoặc Hiến pháp Nhà nước Việt Nam còn khiếm khuyết...mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bi thảm ngày hôm nay trong Xã hội Việt Nam...trong con người và đất nước Việt Nam đó chính là do đảng và chính quyền Nhà nước đã luôn ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước. Điển hình như trong vụ án cưỡng chiếm đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì ngay chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã xác định việc cưỡng chế đất đai từ phía chính quyền huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật, đồng thời yêu cầu giải quyết và xử lý hậu quả sau đó nhanh chóng báo cáo cho văn phòng Thủ tướng...

Tuy nhiên, cuối cùng thì các cơ quan chính quyền huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng đã cùng nhau phù phép khiến cho nạn nhân trở thành bị cáo phải lâm vào con đường tù tội...trong khi các viên chức chính quyền vi phạm pháp luật thì không bị luận tội...không bị luật pháp chế tài...mà vẫn nghiễm nhiên đường đường chính chính trên chiếc ghế của quan tòa xét xử...!!! Bản thân luật pháp có sai sót...hay Hiến pháp Nhà nước có điểm nào khiếm khuyết...??? vâng, điều khiếm khuyết sai sót lớn nhất chính là đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam đã tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước...do đó trong thời gian tới đây, ngay cả khi bản Hiến pháp Nhà nước được sửa đổi và soạn thảo có hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng ích lợi gì...nếu đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước. Trong các xã hội Dân chủ trên thế giới hiện nay, tiếng nói của người dân được thực hiện qua lá phiếu của mình...và đó chính là quyền lực duy nhất giúp điều hành tốt đất nước...trong khi tại Việt Nam, người dân mang tiếng là chủ đất nước...nhưng trong thực tế lại luôn bị những người đầy tớ của mình là chính quyền các cấp đè đầu cưỡi cổ một cách thảm hại...mà không thể thốt lên lời...!!!



Bản Tin



31/08/2013 - 08:00

Mặt trận còn "chạy theo" chính quyền
Mặt trận phối hợp với các đoàn giám sát khác chỉ như đi “tháp tùng” mà chưa rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình đến đâu.

“Mặt trận còn lúng túng, có sự nể nang, né tránh, ngại va chạm với chính quyền, sợ chính quyền gây khó khăn, nhất là việc cấp kinh phí cho Mặt trận hoạt động. Có cả tình trạng Mặt trận “chạy theo” chính quyền”. Đó là lời trần tình của PGS-TS Bùi Xuân Đức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, tại hội thảo Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, góc nhìn từ các tổ chức phi chính phủ diễn ra sáng 30-8.
Ông Đức cho biết hằng năm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN nhận được từ 2.000 đến 3.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong đó, Mặt trận xem xét, chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền hơn 2/3 nhưng chỉ nhận được khoảng 40-50 ý kiến trả lời. Những trường hợp không giải quyết và trả lời, Mặt trận chỉ có thể kiến nghị tiếp. Tuy nhiên, chưa có quy định chế tài cụ thể nào để bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời. “Thực tế cho thấy nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được cơ quan nhà nước quan tâm giải quyết hoặc giải quyết qua loa, chiếu lệ. Nhiều trường hợp bị tố cáo nhưng xử lý không nghiêm túc, thậm chí còn bao che cho người bị tố cáo. Nhiều người dân tố cáo cán bộ tham nhũng nhưng cơ quan có thẩm quyền không kiểm tra hoặc có thì quá chậm, xử lý không nghiêm minh. Có những vụ việc dân bất bình, báo chí phản ảnh, các đoàn giám sát vào cuộc thì mới giải quyết như vụ vi phạm đất đai ở Đồ Sơn, vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng…” - ông Đức nêu.
Theo ông Đức, sở dĩ hoạt động giám sát của Mặt trận hiện nay còn hạn chế, một phần do cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể. Thêm vào đó, hoạt động giám sát của Mặt trận và các đoàn thể còn hình thức, hiệu quả pháp lý chưa cao. “Bản thân lề lối làm việc của Mặt trận còn nặng về hành chính, chủ yếu tiếp nhận đơn thư rồi chuyển đi. Trong khi đó, sự phối hợp giám sát của Mặt trận với các đoàn giám sát khác chỉ như đi “tháp tùng” mà không rõ quyền hạn, trách nhiệm của Mặt trận đến đâu” - ông Đức nhấn mạnh.
Nói về vai trò phản biện của Mặt trận, ông Đức cho rằng mặc dù chủ trương của Đảng đã đề cập nhưng hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào cụ thể hóa vai trò phản biện của Mặt trận. Chính vì vậy Mặt trận còn loay hoay, lúng túng, dừng lại ở việc góp ý, kiến nghị cho những đề án, dự thảo của các cơ quan nhà nước một cách thụ động, hình thức, chiếu lệ. “Sở dĩ có tình trạng này là do vẫn còn những nhận thức sai lệch về phản biện xã hội. Có quan điểm cho rằng phản biện xã hội đồng nghĩa với chống đối, với đối lập, đối kháng dễ bị kẻ địch lợi dụng. Thêm vào đó, nhiều người không muốn nghe ý kiến trái chiều, có tư tưởng thiếu tin tưởng vào quần chúng…” - ông Đức phân tích.
T.HẰNG














>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét