Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Xã hội Việt Nam, Đất nước Việt Nam sẽ ra sao...khi các cơ quan chức năng luôn tìm mọi cách bẻ cong pháp luật...!!!


           







      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do minh Tuyen

Văn bản 1042 của Cục cảnh sát Giao thông đường bộ và đường sắt về quy định xử lý vi phạm những "Đối tượng" quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông trong lúc đang thi hành "nhiệm vụ" mà chưa được sự đồng ý của họ....!!!. Văn bản nói trên đã được Đại tá Trần sơn Hà, Phó cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường sắt, đường bộ thuộc Bộ công an ký và ban hành đến ngành công an giao thông cả nước vào tháng 4- 2013....đã gây bức xúc trong dư luận...và khiến cho nhiều người tỏ ra hoài nghi về thiện chí chống tham nhũng...chống tiêu cục thật sự của ngành công an Việt Nam nói chung, và Ngành Cảnh sát Giao thông Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là sự ra đời của văn bản thiếu thực tế nói trên ngay... trong giai đoạn nạn mãi lộ đang hoành hành trên phạm vi cả nước...vốn gây nhức nhối trong toàn xã hội bấy lâu nay....và tạo nên những hình ảnh không mấy tốt đẹp trong lòng người dân đối với Ngành công an Việt Nam hiện nay.

Tại sao Ngành Cảnh sát giao thông Việt Nam phải ban hành một văn bản được cho là thiếu tính thực tế ngay trong giai đoạn đầy nhạy cảm vì nạn tham nhũng và mãi lộ hiện nay...???...cũng như điều gì khuất tất đằng sau khiến cảnh sát giao thông lo sợ bị quay phim chụp ảnh khi đang làm nhiệm vụ...trừ phi bản thân họ không trong sáng. Trong khi chính phủ luôn hô hào và kêu gọi chống tham nhũng...chống tiêu cực...thì văn bản 1402 của Cục cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt của Bộ công an nói trên lại mang tính hạn chế và mâu thuẫn ngược với những lời kêu gọi đó. Mọi người chúng ta đều biết...để có thể đưa một hành vi tham nhũng...một hành vi tiêu cực ra trước ánh sáng...trước công luận và pháp luật...thì cần phải có những bằng chứng xác thực, rõ ràng và hiển nhiên về các vụ việc vi phạm đó thì mới được luật pháp và các cơ quan chức năng công nhận...Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong văn bản 1402 nói trên của Ngành cảnh sát Giao thông Việt Nam...dường như mong muốn tạo nên một chiếc áo giáp sắt cho ngành....và giống như  một lưỡi dao chặt đứt đi cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất của người dân Việt Nam trong việc tiếp tay với chính quyền chống tham nhũng và chống tiêu cực.

Bầu không khí chống tham nhũng...chống tiêu cực tại Việt Nam vốn đã ảm đạm...giờ đây, cộng với sự ra đời của văn bản mới thiếu tính thuyết phục từ Ngành công an Giao thông Việt Nam...đã khiến cho bức tranh chống tham nhũng.... chống tiêu cực tại Việt Nam....trở nên u ám hơn bao giờ hết. Đặc biệt đối với Ngành cảnh sát Giao thông Việt Nam, một trong những ngành nhiều tham nhũng nhất. Xã hội Việt Nam sẽ ra sao...và đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu...khi những người cầm cân nảy mực...những người có đầy đủ thẩm quyền...có chức năng ban hành và thực thi pháp luật...nhưng lại luôn tìm mọi cách để bẻ cong pháp luật...bóp méo sự thật....và hợp pháp chà đạp lên công lý...chà đạp lên lương tâm đạo đức con người một cách đáng xấu hổ. Mọi hành động sai trái, quan liêu, cửa quyền của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang dần lấy đi mất những niềm tin vốn đã mong manh còn sót lại trong lòng người dân đối với lãnh đạo chính quyền các cấp...và đó cũng là một trong những lý do thôi thúc mọi người kêu gọi thành lập một chính phủ Đa nguyên, Đa đảng...kêu gọi mọi nổ lực đấu tranh đòi Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho người dân Việt Nam...và cho quốc gia Dân tộc Việt Nam.




Bản Tin




Tranh cãi quanh việc cấm ghi hình CSGT

Cập nhật: 10:55 GMT - thứ ba, 20 tháng 8, 2013
CSGT Việt Nam
Sự phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam đang giúp việc tố giác sai phạm của CSGT trở nên dễ dàng
Văn bản được nói là của Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt, trong đó có điều khoản quy định 'về cách xử lý việc giả danh nhà báo ghi hình CSGT' đang gây nhiều phản ứng trái chiều.
Các báo trong nước dẫn văn bản được nói do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt thuộc Bộ Công an ký, gửi đến CSGT các tỉnh, thành phố trung ương hồi tháng Tư, trong đó có đoạn:
"Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng ... quay phim chụp ảnh hoạt động thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ."
"Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Những chi tiết này đã bị chỉ trích trên các diễn đàn mạng vì bị cho là ngăn cản việc ghi hình các trường hợp sai phạm của CSGT, đồng thời bắt buộc phóng viên, nhà báo phải có sự đồng ý của CSGT mới được ghi hình.
Tuy nhiên, trong cùng ngày, đại diện của Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Thiếu tá Phạm Quang Huy, cũng đã được trang infonet.vn dẫn lời nói cách hiểu trên là "sai nội dung của văn bản".
"Văn bản 1042 nhằm mục đích xử lý hành vi giả danh nhà báo, chứ không quy định cấm phóng viên, báo chí tác nghiệp," ông Huy nói.
"Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đối với CSGT phải đề cao tinh thần cảnh giác với các đối tượng xấu cố tình lăng mạ, chửi bới CSGT hoặc đe dọa, hành hung rồi cán bộ, chiến sỹ nào không giữ, kìm nén được là quay phim chụp ảnh để đe dọa, tống tiến chứ không có ý gì khác."

'Cần tách biệt'

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, luật sư Phạm Vĩnh Thái từ Hội Luật gia TP HCM, cho rằng việc ghi hình CSGT mà không có sự đồng ý là xâm phạm quyền cá nhân.
"Luật pháp bảo vệ quyền bí mật, riêng tư của cá nhân, trong đó có việc là khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của cá nhân thì người ta không được quay phim hoặc ghi hình," ông Thái nói.
Tuy nhiên ông Thái cũng cho biết "để tố giác một trường hợp sai trái, thì không thấy ai cấm."
Trái với ý kiến của luật sư Thái, luật sư Huỳnh Kim Ngân từ Đoàn Luật sư TP HCM thì cho rằng việc ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là không trái pháp luật.
"Quay xong anh dùng nó vào mục đích gì thì nó mới phát sinh hậu quả pháp lý sau đó."
"Khi ghi hình CSGT đang vi phạm luật thì đó là chứng cứ. Còn chứng cứ có được cơ quan nhà nước chấp nhận hay không thì đó là chuyện khác."
Luật sư Ngân cũng cho là cần tách biệt giữa "giả danh nhà báo" và "ghi hình CSGT":
"Những quy định đó cần cụ thể hơn nữa."
"Giả danh nhà báo là vi phạm pháp luật, không có nghĩa là tất cả những người ghi hình công an giao thông là giả danh nhà báo."
"Hai vế đó hoàn toàn khác nhau."

Tố giác vi phạm

"Giả danh nhà báo là vi phạm pháp luật, không có nghĩa là tất cả những người ghi hình công an giao thông là giả danh nhà báo"
Luật sư Huỳnh Kim Ngân
Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã khiến việc tố giác sai phạm của CSGT trở nên dễ dàng hơn.
Nhiều đoạn video ngắn quay lại sai phạm của CSGT của người dân, sử dụng điện thoại cầm tay, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Youtube.
Chỉ cần gõ cụm từ 'CSGT đánh người' hoặc 'CSGT vi phạm' lên Google sẽ đem lại khoảng nửa triệu video trong kết quả tìm kiếm, trong đó hầu hết là video tự quay được đăng tải trên YouTube.
Những ứng dụng giúp đăng tải và chia sẻ những video này một cách dễ dàng khiến chúng có sức lan tỏa nhanh chóng và trên diện rất rộng. Có những video thu hút từ một triệu đến hơn hai triệu lượt xem.



Ghi hình CSGT 'không trái pháp luật'

Cập nhật: 10:50 GMT - thứ ba, 20 tháng 8, 2013
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, luật sư Huỳnh Kim Ngân từ Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng việc ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là không trái pháp luật.
"Quay xong anh dùng nó vào mục đích gì thì nó mới phát sinh hậu quả pháp lý sau đó."
"Khi ghi hình CSGT đang vi phạm luật thì đó là chứng cứ. Còn chứng cứ có được cơ quan nhà nước chấp nhận hay không thì đó là chuyện khác."
Luật sư Ngân cũng cho là cần tách biệt giữa "giả danh nhà báo" và "ghi hình CSGT":
"Những quy định đó cần cụ thể hơn nữa."
"Giả danh nhà báo là vi phạm pháp luật, không có nghĩa là tất cả những người ghi hình công an giao thông là giả danh nhà báo."
"Hai vế đó hoàn toàn khác nhau."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét