Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ KÊU GỌI CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN LIÊN HIỆP QUỐC GIA TĂNG ÁP LỰC VỚI VIỆT NAM... TRƯỚC PHIÊN KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN (UPR) CỦA VIỆT NAM VÀO NGÀY 05-02-2014










                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do minh Tuyen

Việt Nam đang phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ Cộng đồng Quốc tế đối với thành tích Nhân quyền tệ hại của mình hiện nay... trước phiên kiểm định định kỳ phổ quát về Nhân quyền (UPR) của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc dự kiến vào ngày 05-02-2014 tới đây tại Geneva (Thụy Sĩ). Mặc dù đã tham gia và ký kết nhiều văn kiện mang tính Quốc tế về Nhân quyền... cũng như đã chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... nhưng thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam bấy lâu nay dường như vẫn hoàn toàn chưa được cải thiện, nếu không nói là đã có những bước thụt lùi về Nhân quyền.

Hàng loạt các nghị định sai trái được Chính phủ Việt Nam ban hành trong thời gian qua nhằm kiểm soát, hạn chế và cấm đoán việc người dân thực hiện các quyền tự do căn bản hợp pháp của mình bao gồm các quyền: Tự do Ngôn luận, tự do Tín ngưỡng, tự do cư trú và đi lại, tự do Hội họp và Lập hội...v...v... cùng với việc gia tăng sách nhiễu và đàn áp đối với các Nhà Bất đồng chính kiến, các Nhà Hoạt động Dân chủ và Nhân quyền, các Nhà Hoạt động Tôn giáo và các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm cả nước... chính là mối quan ngại sâu sắc hiện nay từ Cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là đối với các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và các Tổ chức Phi chính phủ hiện nay. 

Việc kêu gọi gia tăng áp lực từ Cộng đồng Quốc tế, từ các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đối với Việt Nam... là một điều cấp thiết và hoàn toàn đúng đắn đối với thực trạng gia tăng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và liên tục tại quốc gia cộng sản độc tài toàn trị này. Hiện tại và trong quá khứ cho thấy lẽ ra với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... với vai trò và trách nhiệm của một quốc gia thành viên từng tham gia và ký kết các văn kiện quan trọng mang tính Quốc tế về quyền con người, Việt Nam phải đảm bảo và tôn trọng các cam kết của mình trong việc cổ súy và bảo vệ quyền con người của người dân tại quốc gia mình... cũng như khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng lời nói và hành động của các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không đi đôi với nhau. Đã đến lúc Cộng đồng Quốc tế cần lên án mạnh mẽ và thực thi tính nghiêm minh của mình đối với các quốc gia thành viên không tuân thủ luật lệ như Việt Nam hiện nay.





Bản Tin




BBC

HRW kêu gọi gia tăng áp lực với VN

Cập nhật: 08:05 GMT - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vừa ra thông cáo kêu gọi quốc tế tăng áp lực với Việt Nam tại phiên Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền ngày 5/2 tới.
Thông cáo ra ngày 31/1 tại New York viết: "Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần tăng áp lực để Việt Nam đưa ra các cam kết có thể chứng thực cải thiện nhân quyền tại phiên Kiểm điểm định kỳ (UPR) ở Geneva ngày 5/2/2014.
Các thành viên LHQ cứ bốn năm một lần phải làm thủ tục UPR để xem xét tình hình nhân quyền ở các nơi.
Một đánh giá ban đầu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã được nộp cho Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/6/2013, sau đó công bố tháng 12/2013.
Human Rights Watch cũng ra phúc trình hàng năm về Việt Nam ngày 21/1/2014.
Trong các đánh giá, Việt Nam đều bị cho là tiếp tục vi phạm nhân quyền trong các khía cạnh quan trọng như tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, tôn giáo, quyền lao động, thuê đất và được xét xử công bằng.
Juliette de Rivero, phụ trách vận động tại Geneva của Human Rights Watch, nói: "Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều hứa hẹn cải thiện nhân quyền, nhưng chưa làm được gì nhiều.
Bà de Rivero cho rằng các nước cần "chỉ rõ rằng hiện trạng nhân quyền [ở Việt Nam] là không thể chấp nhận được và yêu cầu Hà Nội đối xử với người dân tốt đẹp hơn".
Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013.
Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền nói rằng họ chưa ghi nhận có điều gì tiến bộ vì Việt Nam vẫn hạn chế quyền hợp pháp của người dân, tấn công các nhà hoạt động, blogger, dân oan và mới đây là ngăn cản đại diện các nhóm dân sự xuất cảnh tới Geneva tham dự phiên UPR sắp tới.

Thêm về tin này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét