Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Đồng hành với Quốc tế, người dân Việt Nam chúng ta nghĩ gì và sẽ làm gì nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Ngày Tự do Báo chí Thế giới 03 tháng 05 năm nay, chúng ta cảm nhận điều gì và sẽ làm những gì trước tình trạng ngày càng thụt lùi nghiêm trọng về Tự do Báo chí tại Việt Nam cũng như sự gia tăng sách nhiễu cùng đàn áp thô bạo từ phía chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam đối với các ngòi viết công dân, các Nhà Báo và thành phần Blogger bất đồng chính kiến trong nước? Vâng, điều duy nhất mong mỏi và có thể làm được trong lúc này đó là động viên tinh thần và khích lệ lòng yêu nước của họ trước một trận chiến không cân sức đối với giới cầm quyền cộng sản vô nhân tính hiện nay. Các bạn thân mến, các chiến sĩ mặt trận thông tin thân mến và đồng bào yêu chuộng Tự do dân chủ cả nước thân mến. Chúng ta không chiến đấu một mình, không cô độc và đơn lẻ trong cuộc chiến đấu tranh đòi Tự do dân chủ, đòi lại quyền làm người cho đồng bào ruột thịt của chúng ta, cho chính bản thân, gia đình và người thân của chúng ta mà bên cạnh chúng ta luôn hiện hữu sự hổ trợ lớn lao từ Cộng đồng Quốc tế, từ các Tổ chức Nhân quyền trên thế giới.... và thế giới loài người tiến bộ, những người thật sự yêu chuộng Tự do, Công lý và Hòa bình.

Chúng ta, mỗi người là một chiến sĩ thông tin. Chúng ta vinh dự và tự hào được góp chút công sức nhỏ bé của chúng ta trong tiến trình Dân chủ hóa đất nước và đòi lại sự công bằng cho người dân, cho xã hội và cho đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Mỗi thông tin liên quan đến đàn áp nhân quyền, liên quan đến tiêu cực và tham nhũng của các viên chức chính phủ, các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ là những viên đạn vô hình bắn thẳng vào trái tim xấu xa của họ, cũng giống như việc nêu đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam là "Hung thần của Tự do Thông tin" theo cập nhật mới nhất của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, một Tổ chức Nhân quyền Quốc tế chuyên bảo vệ các Ký giả và những người cầm bút trên thế giới. Ngày càng thu hút sự quan tâm nhiều hơn từ dư luận người dân trong và ngoài nước lẫn cộng đồng Quốc tế liên quan đến tình trạng nhân quyền ngày một xấu hơn tại Việt Nam, đó chính là sự động viên tinh thần lớn lao đối với những người cầm bút chúng ta. Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, xin gởi đến tất cả những ai đang dùng ngòi viết của mình để chiến đấu đòi Tự do dân chủ cho đất nước, đòi lại sự công bằng cho nhân dân, sự ngưỡng mộ và lòng tri ân, đồng thời cầu chúc các bạn luôn kiên trì và tiếp tục vững tin trước sự đàn áp nhân quyền ngày một thô bạo hơn của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.




Bản Tin




Thứ sáu, 03/05/2013

Tin tức / Việt Nam

RSF: VN không thể đi ngược tiêu chuẩn quốc tế về Tự do Báo chí

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên Không biên giới
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên Không biên giới
CỠ CHỮ 
Hôm nay tôi ở đây, tôi không có cảm giác cần phải khóa cửa nhà và chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt, bị triệu tập, bị công an gọi lên về chuyện mình có viết bài hay viết blog gì không. Riêng điều ấy đã là một điểm khác biệt rất lớn mà những người viết blog trong nước ngày đêm mong muốn có được để viết lên những tác phẩm đủ độ chính chắn theo ý họ
Tổ chức nhân quyền quốc tế chuyên bảo vệ những người cầm bút mang tên Phóng viên Không biên giới (RSF) nói các lãnh đạo Việt Nam không thể ngồi trên các luật lệ trong nước và cả các tiêu chuẩn quốc tế về quyền Tự do Báo chí.

Danh sách cập nhật 39 “Hung thần của Tự Do Thông Tin” do RSF phổ biến nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay vẫn duy trì tên ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam.

Danh sách này liệt kê các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới chuyên kiểm duyệt, bỏ tù, bắt cóc, tra tấn, sát hại ký giả và những người cung cấp tin tức.
Bấm vào đây để nghe bài phỏng vấn
RSF nói “Các hung thần của Tự Do Thông Tin” phải chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm tồi tệ chống lại giới truyền thông và các nhà báo.

Phát biểu với VOA Việt ngữ trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, nhấn mạnh:

“Tên của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lọt vào danh sách ‘Hung thần của Tự Do Thông Tin’ kể từ khi chúng tôi bắt đầu lập danh sách cùng thời điểm ra đời của Ngày Tự do Báo chí Thế giới do RSF đề xướng. Tên của ông Nguyễn Phú Trọng bị liệt kê từ khi ông được đề cử làm người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, tiếp tục các chính sách từ người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh và thậm chí còn gia tăng mạnh chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí tại Việt Nam.” 

Ông Ismail cho hay cùng với danh sách cập nhật phổ biến đúng Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, thông điệp mà Phóng viên Không biên giới muốn gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam là họ không thể tiếp tục giữ các vị trí đứng đầu quốc gia và bất chấp luật pháp nội địa cũng như công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có quyền tự do báo chí của công dân:

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam có nghĩa vụ phải cho phép công dân thực thi các quyền tự do này vì đó là các quyền căn bản của con người được cả thế giới công nhận và tôn trọng.”  

Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận xét trong hai năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội không ngừng gia tăng sách nhiễu, đàn áp các nhà báo tự do và các blogger qua những án tù nặng nề dành cho những ngòi bút trái chiều với quan điểm của nhà nước khiến thế giới phẫn nộ và quan ngại.

Blogger Người Buôn GióBlogger Người Buôn Gió
Một nhà báo tự do tại Việt Nam được nhiều người biết tiếng từng bị làm việc nhiều lần với an ninh vì các bài blog của mình hiện đang tác nghiệp tại Đức theo lời mời của thị trưởng thành phố Weimar cho hay điểm khác biệt đầu tiên anh cảm nhận được giữa môi trường tự do báo chí Tây phương với Việt Nam là ở Đức anh không phải tìm cách vượt tường lửa để xem các trang thông tin đa chiều, vốn là thao tác đầu tiên mỗi khi anh ngồi vào máy tính tại Việt Nam.

Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố WeimarBlogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar
Chia sẻ cảm nghĩ với các bạn đồng nghiệp ở Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, blogger Người Buôn gió (Bùi Thanh Hiếu) nói thêm:

“Hôm nay tôi ở đây, tôi không có cảm giác cần phải khóa cửa nhà và chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt, bị triệu tập, bị công an gọi lên về chuyện mình có viết bài hay viết blog gì không. Riêng điều ấy đã là một điểm khác biệt rất lớn mà những người viết blog trong nước ngày đêm mong muốn có được để viết lên những tác phẩm đủ độ chính chắn theo ý họ. Tôi mong muốn những người viết blog, viết báo tự do ở Việt Nam như tôi có được một môi trường tốt, một môi trường tự do báo chí để họ thỏa sức sáng tác.”
Các nhà lãnh đạo Việt Nam có nghĩa vụ phải cho phép công dân thực thi các quyền tự do này vì đó là các quyền căn bản của con người được cả thế giới công nhận và tôn trọng

Những ngòi bút tự do tại Việt Nam sẽ bày tỏ điều gì với bạn bè quốc tế nếu có dịp trao đổi về quyền tự do báo chí và môi trường thông tin trong nước? Cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng, từng lãnh án tù vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân đăng trên trang blog Phan Kiến Quốc bị Hà Nội cho là “tuyên truyền chống phá nhà nước”, bày tỏ:

“Điều tôi muốn nói với mọi người là mọi người đã biết đến Việt Nam như một nước từng đau khổ vì chiến tranh, nhưng đừng quên rằng Việt Nam của chúng tôi ngày nay vẫn còn đang quằn quại trước sự đe dọa, sự thiếu tự do thông tin, tự do ngôn luận, và tự do báo chí. Chúng tôi mong ước rằng tất cả nhà báo trên thế giới, những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới hãy lưu tâm đến vấn đề này và hãy tiếp tục hỗ trợ chúng tôi tranh đấu, hỗ trợ thúc đẩy các chính phủ trên thế giới lưu tâm để tình trạng tại Việt Nam càng ngày càng được cải thiện hơn.” 
Ông Pham Minh Hoang hay Blogger Phan Kiến Quốc và gia đìnhÔng Pham Minh Hoang hay Blogger Phan Kiến Quốc và gia đình

Cùng với lời kêu gọi của giới viết blog tại Việt Nam, tổ chức RSF trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới nói rằng quốc tế cần phải có hành động cụ thể thúc đẩy Hà Nội phải cải thiện thành tích nhân quyền đầy tai tiếng bao gồm quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. RSF nói sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ là điều đáng xấu hổ mà còn là một sự đồng lõa với tội ác.

Ngày Tự do Báo chí Thế giới được thành lập theo sáng kiến của tổ chức Phóng viên Không biên giới nhằm vinh danh các những người cầm bút bất chấp hiểm nguy, dấn thân tố cáo tội ác do các “Hung thần của Tự do Thông tin” gây ra.

Trong số 5 tên mới được thêm vào danh sách năm nay có ông Tập Cận Bình, Chủ tịch mới của Trung Quốc, thay thế cho tên của ông Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch. Trong số các tên được ra khỏi danh sách có Tổng thống Thein Sein của Miến Điện giữa những cải cách dân chủ-chính trị đáng kể của quốc gia này.

Nghị quyết 1738 về an toàn của ký giả do Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua năm 2006 yêu cầu các quốc  gia có nghĩa vụ phải bảo vệ các nhà báo và những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.

Tuy nhiên, RSF cho rằng sở dĩ các nghĩa vụ này chưa được thực hiện đầy đủ là vì các nước thiếu ý chí chính trị để trừng phạt các vi phạm này hoặc vì hệ thống tư pháp yếu kém hoặc bởi vì chính nhà cầm quyền là thủ phạm gây ra các vi phạm đó.

Phóng viên Không Biên giới đề xuất cần thành lập cơ chế giám sát tuân thủ Nghị quyết 1738 để khuyến khích các quốc gia thành viên trong Liên hiệp quốc phải xử phạt những kẻ sát hại, tấn công, đàn áp các ký giả.

RSF nhắc lại rằng việc bảo vệ pháp lý cho các nhà báo cũng được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Geneva và các công ước quốc tế khác.

Quốc tế quan tâm nhiều hơn đến tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam










     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Là công dân của một đất nước, không ai trong chúng ta mong muốn đất nước mình bị các quốc gia khác trên thế giới cô lập hay cấm vận.....Tuy nhiên, trong tình trạng nhân quyền vô cùng tồi tệ tại Việt Nam hiện nay và việc gia tăng những hành vi chà đạp quyền con người của Tập đoàn lãnh đạo độc tài đảng và Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bất chấp luật pháp, bất chấp công pháp Quốc tế và lương tâm đạo đức con người, thì việc kiến nghị Liên Hiệp Châu Âu  (EU) ngưng thương thuyết Tự do Mậu dịch với Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) ngày hôm nay không những là một việc làm đúng đắn, đáng hoan nghênh mà qua đó còn phản ảnh một cách mạnh mẽ, rõ ràng và trung thực về toàn cảnh bức tranh nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử nhân quyền tại Việt Nam.

Trong nhiều thập niên qua, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phớt lờ và bỏ ngoài tai mọi khuyến cáo cũng như lời kêu gọi cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam từ cộng đồng Quốc tế. Điều gì đã khiến cho các Nhà lãnh đạo đảng và giới cầm quyền tại Việt Nam hiện nay xem thường và bất chấp tất cả ngay cả ngang nhiên thách thức công luận trong và ngoài nước lẫn Quốc tế? vâng, lý do chính dẫn đến việc thách thức và xem thường nói trên của Nhà nước cộng sản này là do sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm chưa đầy đủ, chưa có các biện pháp chế tài đủ mạnh để buộc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các cam kết của họ đối với Quốc tế liên quan đến quyền con người.

Điều đáng vui mừng không chỉ đối với các Nhà hoạt động dân chủ, các Nhà hoạt động Nhân quyền và Tôn giáo trong và ngoài nước, mà còn là niềm phấn khởi chung cho đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước khi ngày càng có nhiều sự quan tâm hơn, sâu sắc hơn từ các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và nhiều quốc gia khác trên thế giới về tình trạng đàn áp gia tăng và hành vi chà đạp quyền con người một cách thô bạo, tinh vi và có hệ thống của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Điển hình là việc gắn liền các điều khoảng nhân quyền trong việc viện trợ, và hổ trợ nhân đạo, cũng như trong việc duyệt xét tạo cơ hội cho Việt Nam được tham gia vào các lĩnh vực quan trọng về kinh tế, thương mại và an ninh mang tính Quốc tế của Liên Hiệp Quốc như: việc duyệt xét cho Việt Nam vào ghế Nhân quyền của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.... hoặc các
hiệp định thương mại mang tính Toàn cầu như hiệp định thương mại  hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là hiệp định TPP)....
Bên cạnh đó, điều lạc quan hơn cả là cùng với việc kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (gọi tắt là CPC)....hoặc bị liệt vào một trong những quốc gia không có Tự do Báo chí, không có Tự do Internet....và đàn áp quyền con người thô bạo...theo phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ mới đây về Việt Nam.






Bản Tin




Thứ sáu, 03/05/2013

Tin tức / Việt Nam

FIDH kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam

CỠ CHỮ 
Liên đoàn quốc tế vì nhân quyền kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam

Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.

Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.

Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”

Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”

Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.

Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.

Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.

Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.


Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí


                       






     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Việt Nam được xếp vào thứ hạng 182 trong tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do Báo chí và nằm trong danh sách nhóm các nước không có tự do Báo chí theo công bố phúc trình thường niên về tự do Báo chí Toàn cầu của Tổ chức Freedom House, một Tổ chức nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ hôm 01/05 vừa qua đã phản ảnh trung thực và sống động về tình trạng tồi tệ tự do Báo chí tại Việt Nam hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Mặc dù hiện nay có đến gần 700 trang báo các loại hoạt động rầm rộ tại Việt Nam, một con số không nhỏ so với đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các trang báo đó đều thuộc vào loại báo "Chính thống" của Nhà nước và vẫn thường được gọi là báo "Lề phải" thường xuyên đưa thông tin một chiều thậm chí ngay cả bị bưng bít thông tin hoặc đưa thông tin sai lệch đối với những loại thông tin được cho là "Nhạy cảm" liên quan đến các vụ việc vi phạm nhân quyền hoặc ảnh hưởng không tốt đến uy tín và thể diện của đảng và Nhà nước.

Mặc dù sở hữu một khối lượng báo chí khổng lồ trong nước, thế nhưng Việt Nam lại hoàn toàn không có Tự do Báo chí, do bởi Báo chí và các ngành truyền thông trong nước đều hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát và chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Các Tổng Biên Tập và phóng viên nào không tuân thủ hoặc có hành vi đi ngược lại các quy định do đảng và Nhà nước đề ra đối với ngành Báo chí đều bị nghiêm trị mà điển hình trong những năm qua đã có nhiều Tổng Biên Tập của các trang báo bị sa thải, bị đình chỉ hoặc thuyên chuyển công tác trong lúc một số phóng viên của họ thì bị bắt giữ, bị bỏ tù và kết án.....như đối với các trường hợp: phóng viên Nguyễn Việt Chiến của Báo Thanh niên, Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nhà báo Hoàng Khương cũng là phóng viên của báo Tuổi Trẻ.....tất cả họ đều bị bắt và bị kết án chỉ vì dám viết bài chống tham nhũng hoặc đưa các thông liên quan đến tiêu cực và tham nhũng trong bộ máy chính quyền...chưa kể đến việc nhiều phóng viên và Blogger khác bị sách nhiễu, bị tấn công và bị hành hung một cách dã man trong lúc tác nghiệp hoặc sau khi đưa những thông tin được cho là "Nhạy cảm" như liên quan đến cưỡng chế đất đai....biểu tình khiếu kiện đất đai tập thể....hoặc ngay cả biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc....

Nói chung, việc đánh giá và xếp hạng Việt Nam không có Tự do Báo chí từ Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Freedom House và từ nhiều Tổ chức Nhân quyền Quốc tế khác như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Ủy Ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ)....hoàn toàn công bằng và đúng đắn, phản ảnh một cách rõ nét và trung thực về tình hình Tự do Báo chí tồi tệ tại Việt Nam hiện nay. Việc đánh giá và xếp hạng xấu đối với Việt Nam về Tự do Báo chí từ những Tổ chức Nhân quyền Quốc tế nói trên sẽ là tiêu chí và là nền tảng trong việc xem xét lại các mối quan hệ và trợ giúp Quốc tế liên quan đến Thương mại, Kinh tế và chính trị với Việt Nam từ Cộng đồng Quốc tế bao gồm Hoa Kỳ và từ nhiều nước trong khối Cộng đồng Châu Âu. Đã đến lúc các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản tại Việt Nam hiện nay cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các lợi ích mà Việt Nam sẽ nhận được từ Cộng đồng Quốc tế xuyên qua việc cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân bao gồm các quyền: Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí, Tự do Tôn giáo, Tự do Hội họp và Lập hội......





Bản Tin



Thứ năm, 02/05/2013

Tin tức / Việt Nam

Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí

Phúc trình về Tự do Báo chí 2013 của Freedom House
Phúc trình về Tự do Báo chí 2013 của Freedom House
CỠ CHỮ 
Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.

Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.

Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :

“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:

“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”

Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:

“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”

Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.









>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page