SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Là công dân của một đất nước, không ai trong chúng ta mong muốn đất nước mình bị các quốc gia khác trên thế giới cô lập hay cấm vận.....Tuy nhiên, trong tình trạng nhân quyền vô cùng tồi tệ tại Việt Nam hiện nay và việc gia tăng những hành vi chà đạp quyền con người của Tập đoàn lãnh đạo độc tài đảng và Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bất chấp luật pháp, bất chấp công pháp Quốc tế và lương tâm đạo đức con người, thì việc kiến nghị Liên Hiệp Châu Âu (EU) ngưng thương thuyết Tự do Mậu dịch với Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) ngày hôm nay không những là một việc làm đúng đắn, đáng hoan nghênh mà qua đó còn phản ảnh một cách mạnh mẽ, rõ ràng và trung thực về toàn cảnh bức tranh nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử nhân quyền tại Việt Nam.
Trong nhiều thập niên qua, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phớt lờ và bỏ ngoài tai mọi khuyến cáo cũng như lời kêu gọi cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam từ cộng đồng Quốc tế. Điều gì đã khiến cho các Nhà lãnh đạo đảng và giới cầm quyền tại Việt Nam hiện nay xem thường và bất chấp tất cả ngay cả ngang nhiên thách thức công luận trong và ngoài nước lẫn Quốc tế? vâng, lý do chính dẫn đến việc thách thức và xem thường nói trên của Nhà nước cộng sản này là do sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm chưa đầy đủ, chưa có các biện pháp chế tài đủ mạnh để buộc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các cam kết của họ đối với Quốc tế liên quan đến quyền con người.
Điều đáng vui mừng không chỉ đối với các Nhà hoạt động dân chủ, các Nhà hoạt động Nhân quyền và Tôn giáo trong và ngoài nước, mà còn là niềm phấn khởi chung cho đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước khi ngày càng có nhiều sự quan tâm hơn, sâu sắc hơn từ các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và nhiều quốc gia khác trên thế giới về tình trạng đàn áp gia tăng và hành vi chà đạp quyền con người một cách thô bạo, tinh vi và có hệ thống của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Điển hình là việc gắn liền các điều khoảng nhân quyền trong việc viện trợ, và hổ trợ nhân đạo, cũng như trong việc duyệt xét tạo cơ hội cho Việt Nam được tham gia vào các lĩnh vực quan trọng về kinh tế, thương mại và an ninh mang tính Quốc tế của Liên Hiệp Quốc như: việc duyệt xét cho Việt Nam vào ghế Nhân quyền của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.... hoặc các
hiệp định thương mại mang tính Toàn cầu như hiệp định thương mại hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là hiệp định TPP)....
Bên cạnh đó, điều lạc quan hơn cả là cùng với việc kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (gọi tắt là CPC)....hoặc bị liệt vào một trong những quốc gia không có Tự do Báo chí, không có Tự do Internet....và đàn áp quyền con người thô bạo...theo phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ mới đây về Việt Nam.
Bản Tin
Tin tức / Việt Nam
FIDH kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam
Liên đoàn quốc tế vì nhân quyền kêu gọi EU ngưng thương thuyết tự do mậu dịch với Việt Nam
Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.
Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
>>> Click vào xem trang tiếng Anh - Click here to view page in English
>>> Click vào xem trang song ngữ - Click here to view bilingual page
Báo Bangkok Post, số ra hôm nay, tường thuật rằng Liên đoàn Quốc tế vì Nhân Quyền đưa ra lời kêu gọi vừa kể, nói rằng Liên hiệp Châu Âu (EU) nên ngưng thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với Việt Nam để đánh giá tác động đối với giới lao động trong nước, và đối với nguy cơ về các vụ vi phạm nhân quyền.
Liên hiệp Châu Âu đã tìm cách thương thuyết một thỏa thuận mậu dịch tự do với ASEAN hồi năm 2007, nhưng các cuộc thương thuyết đã bị khưng lại vào năm 2009, đưa đến quyết định của EU bắt đầu thương thuyết với Việt Nam hồi năm ngoái.
Trong một thư ngỏ gửi đến các giới chức ở Bruxelles, liên đoàn này cảnh báo rằng “Liên hiệp Châu Âu có trách nhiệm bảo đảm các thỏa thuận mậu dịch của khối không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài.”
Liên đoàn Quốc tế tranh đấu cho Nhân quyền lập luận rằng “nhà chức trách Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và các vụ vi phạm liên quan tới các vụ tịch thu đất đai.”
Liên đoàn này nói những vụ vi phạm ấy chỉ có thể gia tăng trừ phi Liên hiệp Châu Âu đề ra những bước để đánh giá toàn diện tác động của các thỏa thuận mậu dịch đối với người dân không những chỉ ở Việt Nam mà trong toàn khối ASEAN.
Trong tháng Tư, Liên đoàn Lao Động Việt Tự do, một liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước, đề cập tới các trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa sang Mã Lai, đưa vào động mãi dâm, đã được tổ chức này giải cứu.
Bản tin của liên minh này trích báo chí trong nước, tường trình về nhiều vụ đình công của công nhân Việt Nam, như vụ đình công của hơn 2000 công nhân nhà máy Giầy Liên Dinh, ở Hải Phòng hôm 16 tháng Tư.
Theo Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền, EU phải hối thúc Việt Nam cải cách luật nội địa để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, gồm những người lao động nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa thuận thương mại nào.
>>> Click vào xem trang tiếng Anh - Click here to view page in English
>>> Click vào xem trang song ngữ - Click here to view bilingual page
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét