Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

DƯ LUẬN NGƯỜI DÂN VÀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ VỀ PHIÊN TÒA XÉT XỬ VÀ BẢN ÁN DÀNH CHO NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN NỔI TIẾNG...LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN










       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Những lời bình luận thu thập dưới đây trên trang BBC Tiếng Việt, một trong những trang báo có uy tín lâu đời tại hải ngoại...về phiên Tòa xét xử cũng như bản án 30 tháng về tội danh "Trốn thuế" dành cho Luật sư Công giáo Lê Quốc Quân, giám đốc điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, blogger bất đồng chính kiến, Nhà hoạt động cho Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam... đồng thời cũng là người từng có nhiều hoạt động phản đối hành vi xâm lược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc trong thời gian qua...cho thấy, Sự thật và Công lý tại Việt Nam tiếp tục bị chà đạp một cách không thương tiếc...bất chấp dư luận người dân...bất chấp những nổ lực can thiệp từ Cộng đồng Quốc tế. Đặc biệt là phiên Tòa với động cơ chính trị nói trên đã được diễn ra trong bối cảnh được gọi là: "Phiên Tòa xét xử công khai và minh bạch"...bấy lâu nay của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...!!!

Thật lạ kỳ và chưa từng xảy ra trên bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới... ngoại trừ tại Việt Nam...khi phiên xét xử được cho là "Công khai và minh bạch" lại cần đến cả rừng an ninh chìm nổi, cũng như lực lượng đông đảo công an các loại và các lực lượng dân phòng xuất hiện cản trở và ngăn cấm người dân đến tham dự phiên Tòa...và ngay cả không cho phép tất cả báo chí trong và ngoài nước tác nghiệp...ngoại trừ phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam. Các vị lãnh đạo đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam bấy lâu nay khi biện bạch cho tình trạng nhân quyền tồi tệ của mình trước Cộng động Quốc tế vẫn thường diễn giải và ngụy biện rằng: Do khác biệt về nguồn gốc văn hóa, địa lý, phong tục tập quán...v...v...nên khái niệm về Nhân quyền giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới còn có nhiều khác biệt...và giờ đây tiếp đến là ngành Tư pháp Việt Nam dường như cũng cho là khác biệt với ngành Tư pháp của các quốc gia khác trên thế giới...nên mặc dù mang danh nghĩa là : "Phiên Tòa xét xử công khai và minh bạch"...nhưng trên thực tế trong phiên Tòa xét xử vừa qua đối với Luật sư Lê Quốc Quân chỉ thấy sự hiện diện của bị cáo, Chủ Tọa phiên Tòa, Công tố viên...và cả rừng người bao gồm lực lượng an ninh chìm nổi và công an các loại trong phiên Tòa và khu vực ngoài Tòa án...thì không hiểu Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nếu bị chất vấn thì sẽ trả lời thế nào về sự khác biệt đặc biệt lý thú nói trên giữa ngành Tư pháp Việt Nam và các nước.

Đã đến lúc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải trả lại Sự thật và Công lý cho người dân. Các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước không thể mãi tiếp tục ngồi lên luật pháp và Hiến pháp của Nhà nước...trong khi đang hô hào người dân cả nước tham gia đóng góp ý kiến trong Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp của Nhà nước như hiện nay...cũng như đang nổ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn và trợ giúp từ Cộng đồng Quốc tế...đặc biệt là từ chính phủ Hoa Kỳ...trên phương diện phục hồi nền kinh tế vốn đang suy thoái nghiêm trọng của Việt Nam...trợ giúp phát triễn và đồng thời giúp giải quyết mọi xung đột và tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo tại khu vực Biển Đông nói chung và riêng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nói riêng...trước hành vi ngày càng ngang ngược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giờ đây đã sai cả về tình lẫn về mặt pháp lý...khi chủ trương xử dụng bạo lực để cai trị người dân và điều hành đất nước...cũng như thật sự thiếu khôn ngoan khi xử dụng các phương cách hèn hạ và vô liêm sỉ như việc cáo buộc tội danh : "Trốn thuế" đối với Luật sư Lê Quốc Quân ngày hôm nay...nhằm mục đích đe dọa và ngăn chặn các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước. Đã qua rồi cái thời gian mà đàn áp, sách nhiễu và tù đày khiến người dân lo sợ và hoảng loạn...và cũng qua rồi cái thời kỳ nhồi nhét và đầu độc vào đầu người dân những triết lý Xã hội Chủ nghĩa và Tư tưởng Cách mạng Cộng sản. Các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã đến lúc cần phải lắng nghe và tiếp nhận mọi nguyện vọng chính đáng của người dân...cũng như cần phải biết rằng, mọi thế lực và quyền lực...cũng như bất kỳ chế độ cầm quyền nào mà không phục vụ lợi ích của người dân và quyền lợi của quốc gia dân tộc đều không thể tồn tại.




Bản Tin




BBC

Các diễn biến chính
Phản ứng về vụ xử LS Lê Quốc Quân

Cập nhật: 15:52 GMT - Thứ Tư, 2 Tháng 10, 2013
  1. Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự.
    Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
    Mức án 30 tháng tù là mức cao nhất mà Viện Kiểm sát đề nghị trong phiên tòa diễn ra từ 8:30 phút sáng 2/10 và mới kết thúc lúc khoảng 2 giờ chiều.
    Tuy nhiên nó thấp hơn mức cao nhất ghi ở Khoản 3 Điều 161 Bộ Luật Hình sự, trong đó trốn thuế hơn 600 triệu đồng thì mức hình phạt tối đa là 7 năm tù.
    Cũng theo luật sư Nam, gia đình ông Quân sẽ kháng cáo.
    "Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo", ông Nam nói thêm.
    Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán.
    "Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm," ông nói.
    "Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm."
    Trả lời BBC sau phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ ông Lê Quốc Quân nói gia đình "cực lực phản đối bản án bất công này".
    Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, một số người ủng hộ ông Lê Quốc Quân đang tụ tập hô khẩu hiệu phản đối bản án.

  2. Bà Nani Jansen, từ nhóm Media Legal Defence Initiative, cho BBC biết phản ứng sau phiên xử. Đây là một nhóm các tổ chức nhân quyền và luật sư, gửi thỉnh nguyện thư cho Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD), nêu trường hợp ông Quân.
    “Kết quả phiên tòa là kết cục rất đáng thất vọng của một quy trình vi phạm nguyên tắc xét xử công bằng.
    Bản án không thể chấp nhận được. Ông Quân bị trừng phạt chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và hoạt động của một nhà bảo vệ nhân quyền. Media Legal Defence Initiative và các đối tác sẽ tiếp tục cổ vũ cho việc trả tự do cho ông.”
  3. Bản tin của AFP tại Hà Nội nói hàng trăm người ủng hộ luật sư Quân đã biểu tình phản đối hôm 2/10.
    “Tầm mức cuộc biểu tình thật bất thường ở đất nước cộng sản.”
    AFP nói một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục buộc rời khỏi nơi biểu tình.
    Một phóng viên khác của AFP được phép xem phiên xử trên màn hình ở một phòng riêng, mặc dù “phần tiếng thỉnh thoảng bị cắt”, theo bản tin.
  4. Luật sư Trần Thu Nam, người bào chữa trực tiếp cho ông Lê Quốc Quân tại phiên tòa sơ thẩm ngày 2/10 nói ông không bất ngờ trước bản án.
    "Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo", ông Nam nói với BBC.
    Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán.
    "Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm," ông nói.
    "Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm."
  5. Trả lời BBC sau phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ ông Lê Quốc Quân nói gia đình "cực lực phản đối bản án bất công này".
  6. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo bày tỏ quan ngại.
    "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại.
    Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
    "Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
  7. Phạm Chí Dũng trả lời BBC: "Mức án 30 tháng là tạm chấp nhận được vì còn phúc thẩm. Với tiền lệ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã được tha bổng tại tòa và chỉ chịu án treo dù trước đó bị tuyên tới sáu năm, người ta có thể hy vọng luật sư Quân sẽ được giảm án.
    "Mặc dù vậy khó có khả năng luật sư Quân sẽ được trả tự do tại phiên phúc thẩm do chính quyền còn lo ngại ông sẽ trở thành thủ lĩnh của phong trào đối lập".

  8. Phiên tòa xử ông Lê Quốc Quân thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.
  9. Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Hoa Kỳ, Human Rights Watch, nói với BBC sau phiên tòa:
    “Bằng cách bỏ tù Lê Quốc Quân với cáo buộc có động cơ chính trị, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ đặt ưu tiên cho việc bịt miệng những nhân vật nổi bật cổ vũ nhân quyền và chính trị.
    Đây là dấu đen cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền.
    Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này."
  10. Các nguồn tin trên mạng xã hội cho biết ngoài bà Hiền và một người chú của ông, gia đình Lê Quốc Quân không có ai khác được cho phép vào dự phiên tòa.
    Trong hình là mẹ của ông Quân, người đã phải ngồi bên vệ đường phía ngoài để đợi tin từ bên trong phiên tòa.
  11. Báo Công an Nhân dân Điện tử: Sau khi hành vi trốn thuế của Lê Quốc Quân bị lật tẩy, một câu hỏi đặt ra cho các công ty trong và ngoài nước khi ký hợp đồng với Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam để nắm bắt thông tin thị trường của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã được Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam cung cấp thông tin theo hợp đồng, là thông tin mà họ nhận được có giúp ích gì cho việc nắm bắt thông tin thị trường như hợp đồng đã ký?
    Là bị can trong một vụ án hình sự - kinh tế, qua điều tra cho thấy Lê Quốc Quân đã chỉ đạo nhân viên cũng như trực tiếp thực hiện các thủ đoạn man trá, gian dối nhằm chiếm đoạt tiền thuế, một loại tội phạm các quốc gia đều lên án, trừng phạt nghiêm khắc, nhưng ngay sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội phát hiện, khởi tố vụ án đã có một số cá nhân, tổ chức nước ngoài, chức sắc tôn giáo lên tiếng xuyên tạc vụ việc, kích động, đưa ra cái gọi là “thỉnh nguyện thư”, “đơn kiến nghị”, “đơn đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân”... lôi kéo người từ các địa phương đến phiên tòa (phiên tòa hoãn xử một lần) nhằm gây rối an ninh trật tự.
    Rõ ràng, đây là những hành vi không thể chấp nhận được và núp sau nó là các động cơ chính trị rõ ràng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây phức tạp tình hình để trục lợi
  12. Luật sư Hà Huy Sơn: "Luật sư Lê Quốc Quân đã gào lên rằng phiên tòa là nhằm mục đích chính trị. Thẩm phán sau đó nói bình luận của ông không liên quan đến mục đích phiên xử và yêu cầu ông không nói nữa."
  13. Do Mateo trên blog Xuân Diện: Tui hổng hiểu, tại sao xử tội trốn thuế mà không cho dân xem để răn đe, làm gương trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang suy giảm.
  14. Ngày xử luật sư Quân trùng Ngày quốc tế bất bạo động, là một ngày do Liên Hiệp Quốc đặt ra để cổ vũ cho hòa bình, tránh dùng bạo lực.
    Ngày này được tổ chức vào ngày 02 tháng 10 hàng năm, nhằm ngày sinh của Mohandas Gandhi, là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đưa Ấn Độ tới độc lập và tạo cảm hứng cho các phong trào quyền dân sự và tự do trên toàn cầu.
  15. Ngày 8 tháng 3 năm 2007, sau khi tham gia một khóa học của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Hoa Kỳ, luật sư Quân bị bắt sau khi trở lại Việt Nam và bị giam 100 ngày không xét xử.
    Tôn chỉ hoạt động của tổ chức được thành lập năm 1983 (30 năm hoạt động) là "phát triển và tăng cường các định chế dân chủ trên toàn cầu.
    "Dân chủ đòi hỏi mọi người phải được tự do quyết định vận mệnh của họ và việc thực thi quyền này đòi hỏi một hệ thống đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng, hội họp, bầu cử và cạnh tranh tự do. 
    "Tôn trọng các quyền của mỗi cá nhân và người thiểu số, đảm bảo có tự do truyền thông và nhà nước pháp quyền".

  16. Ngoài báo Công an Nhân dân, nhiều báo khác tại Việt Nam chưa đưa tin về phiên xử này.
    Trang nhất điện tử của các báo Tuổi Trẻ, VNnxpress, VietnamNet, Thanh Niên, Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Tiền Phong đều chưa có bài.
    Trong khi đó tin về phiên xử được báo Bangkok PostLe MondeThe GuardianSouth China Morning Post, Washington PostBusinessWeek, đăng tải.
    Phóng viên tại VN cho BBC hay chỉ có phóng viên Thông tấn xã Việt Nam được mời tới đưa tin phiên tòa. Dường như các ban pháp luật của các tờ báo khác không có giấy mời và rằng các báo in sẽ dùng thông tin/bài của TTXVN.
  17. Nhà bình luận Phạm Chí Dũng nói với BBC: Mức án dành cho ông Lê Quốc Quân cũng "logic với hành động bắt một số blogger ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy ngay trong chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Pháp và Liên Hiệp Quốc.
    "Trong số những người bị bắt có ông Lê Quốc Quyết, em trai ông Quân. Những diễn biến này "làm một số động thái xoay trục sang phương Tây của Việt Nam mờ nhạt đi".
  18. Một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, luật sư Hà Huy Sơn, nhận xét về tội danh 'trốn thuế'.
  19. Nguồn tin từ nhà báo trong nước cho biết Thông Tấn xã Việt Nam là cơ quan báo chí nhà nước duy nhất được tiếp cận phiên tòa. Bản tin của Thông Tấn xã là tin chính thức để các báo trong nước dùng lại khi đưa tin về phiên tòa.
    Theo bản tin này, “tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Phương đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu. Bị cáo Lê Quốc Quân không thừa nhận nội dung cáo trạng và cho rằng bị cáo không có hành vi phạm tội “trốn thuế.”
    “Hai luật sư bào chữa cho Lê Quốc Quân tại phiên tòa đều cho rằng việc truy tố bị cáo Lê Quốc Quân về tội “trốn thuế” là không có cơ sở pháp lý; việc khởi tố bị cáo là không khách quan; quá trình điều tra, truy tố đã vi phạm trình tự tố tụng pháp luật… Hai luật sư viện dẫn việc trốn thuế này là thuộc trách nhiệm chung của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, không riêng một mình trách nhiệm của bị cáo Quân, vì vậy không đủ cơ sở để truy tố bị cáo Quân về tội danh này.
    Hội đồng xét xử nhận định Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam do Lê Quốc Quân làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật đã có hành vi lập hồ sơ thuê chuyên gia khống, hạch toán vào chi phí nhằm làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
    Hành vi của các bị cáo thuộc trường hợp nghiêm trọng, vi phạm những quy định pháp luật của Nhà nước về thuế, làm suy giảm Ngân sách Nhà nước. Trong đó, Lê Quốc Quân là bị cáo giữ vai trò chính, đã chủ động chỉ đạo bị cáo Phương giúp mình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (lập khống hợp đồng thuê chuyên gia, các phiếu thu, phiếu chi cho chuyên gia, mua bán hóa đơn khống, sử dụng các hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán, cân đối doanh thu của công ty, chi phí đầu vào…).
    Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Lê Quốc Quân khai báo không thành khẩn, hậu quả chưa được khắc phục, có nhân thân xấu. Còn bị cáo Phương giữ vai trò giúp sức tích cực, là người thực hành, trực tiếp thực hiện các yêu cầu theo chỉ đạo của Lê Quốc Quân. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, Phương có thái độ khai báo thành khẩn, có nhân thân tốt… “
  20. Ân xá Quốc tế, tổ chức nhân quyền đặt ở London, ra thông cáo.
    “Đây là bản án lố bịch, và lại là một ví dụ rõ rệt cho thấy giới chức Việt Nam quấy rối và bỏ tù những người chỉ trích hòa bình có quan điểm khác.”
    “Rất khó để không kết luận rằng Lê Quốc Quân bị nhắm tới vì hoạt động nhân quyền – như nhiều lần trước đây.”
  21. Nhà bình luận Phạm Chí Dũng nói cả Mỹ và Trung Quốc đều gây sức ép với Việt Nam trong vụ xử luật sư Lê Quốc Quân.
    Phía Hoa Kỳ phản đối Việt Nam chính trị hóa các phiên xử những người có quan điểm trái với chính quyền.
    Trong khi đó Trung Quốc lại muốn Việt Nam xét xử những người có xu hướng chống Trung Quốc như ông Quân.
    Ông Dũng cũng nói với BBC rằng mức án dành cho ông Lê Quốc Quân cũng "logic với hành động bắt một số blogger ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy ngay trong chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Pháp và Liên Hiệp Quốc".
  22. Hàng trăm người ủng hộ đã tiến hành biểu tình gần nơi diễn ra phiên xử và kêu gọi thả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân.
    Theo hãng tin AP hàng trăm cảnh sát và nhân viên an ninh đã được huy động tới các đường phố quanh tòa án để ngăn người dân tới dự phiên tòa.
    Và nhiều nhân viên thường phục lập hàng rào người xung quanh khu vực tòa án.
  23. Các báo tại VN: Sau nhiều giờ im ắng, một số báo đã chạy tin về phiên xử. Báo Tiền Phong giật tựa Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội “Trốn thuế”. Báo Giáo dục cũng chạy bài cùng tựa.
    Tuy nhiên, các bài báo của những tờ này dường như lấy nguyên nội dung của TTXVN, đúng như thông tin BBC đã đưa trước đó rằng các báo giấy sẽ chỉ dùng thông tin TTXVN cung cấp.
  24. Hình ảnh về cuộc biểu tình trước Tòa án Hà Nội phản đối phiên xử và đòi thả luật sư Lê Quốc Quân, người bị án 30 tháng tù vì tội trốn thuế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét