Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

KIÊN QUYẾT THEO ĐUỔI THAM VỌNG ĐIỆN HẠT NHÂN...LÃNH ĐẠO VIỆT NAM BẤT CHẤP MỌI HẬU QUẢ XẢY RA VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ AN TOÀN TÍNH MẠNG CỦA NGƯỜI DÂN










       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Ngoài việc có thể phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đôla...mà không mang lại lợi ích gì cho đất nước...và nếu một thảm họa như Chermobyl hoặc Fukushima xảy ra...thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bạo trùm, và đất nước Việt Nam sẽ bị chia đôi lâu dài...với nền kinh tế, du lịch và xuất khẩu ngay lập tức bị tê liệt...đó là lời cảnh báo từ chuyên gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực hạt nhân, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn nguyên Cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) ...nhưng đã bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bỏ ngoài tai...khi quyết định xúc tiến chương trình điện hạt nhân đầy tham vọng của mình...qua việc hoạch định xây dựng bảy nhà máy điện hạt nhân trong các năm tới...tại Ninh Thuận và một số tỉnh lân cận...nơi bị đánh giá là những khu vực có mức độ rủi ro cao, dễ bị ảnh hưởng của sóng thần nhất.

Một điều thật vô cùng khó hiểu rằng tại sao Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới, những quốc gia có tiềm lực mạnh, với các chuyên gia giỏi có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hạt nhân, và hơn hẳn Việt Nam về mọi phương diện...đang dần xa lánh và tìm mọi cách từ bỏ hẳn các chương trình điện hạt nhân được cho là nguy hại...thì Việt Nam, một quốc gia còn non nớt và yếu kém cả về kinh tế lẫn các phương diện liên quan đến các chương trình hạt nhân...lại kiên quyết chủ động chui đầu vào lĩnh vực đầy nguy hiểm nói trên...bất chấp mọi khuyến cáo từ Cộng đồng Quốc tế...bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ công luận trong và ngoài nước...và nghiêm trọng nhất là không màng đến sự an toàn tính mạng của người dân...cũng như hậu quả khốc liệt có thể xảy ra với đất nước...!!! Theo lời ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam...thì Việt Nam cần phải có các nhà máy này để bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng cho quốc gia...một cách biện minh vô trách nhiệm không thể chấp nhận được.

Việc cần có đủ năng lượng cung cấp cho quốc gia tất nhiên là điều ai cũng hiểu và mong muốn...Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thay thế bằng cách khác như phát triễn mô hình điện năng lượng Gió và Mặt Trời mà Đức, Đan Mạch...đang làm hiện nay chứ không thể mang tính mạng của người dân cùng với số phận may rủi của đất nước ra làm vật cá cược...trong khi mọi sự rủi ro và hiểm họa có thể xảy ra cho đất nước là rất cao. ...và nếu như thảm họa hạt nhân xảy ra.. thì Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên Tử Vương Hữu Tấn, các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước hoặc các Bộ ngành liên quan... ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm... hay cuối cùng vẫn là đùn đẩy trách nhiệm cho nhau như đã từng xảy ra trong các vụ án đình đám trong nước như các trường hợp:  PMU 18, Vinashin, Tập đoàn Vận tải biểnVinalines...trước đây. Và ngay cả nếu như có thể quy trách nhiệm cho một ai đó...thì làm sao có thể khắc phục nổi những hậu quả khôn lường xảy ra cho đất nước nếu thảm họa xảy ra... và nhất là lấy gì để có thể bù đắp được cho sự mất mát về con người...rất mong tất cả các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam và toàn thể nhân dân hãy cùng suy xét...trước khi mọi việc trở nên quá muộn.




Bản Tin




BBC

VN nhất quyết làm điện hạt nhân

Cập nhật: 14:59 GMT - thứ năm, 17 tháng 10, 2013
Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima
Nhiều nước nghĩ lại về điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima
Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ sau thảm họa Fukushima hồi năm 2011.
Các công ty và chính phủ nước ngoài đang cạnh tranh để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp có thể trị giá 50 tỷ đôla ở Việt Nam vào năm 2030, hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời các quan chức Mỹ.
Tuần trước Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký tắt thỏa thuận cho phép các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam để phát triển năng lượng hạt nhân dân sự.
Sau khi Tổng thống Barack Obama và các quan chức phụ trách năng lượng Hoa Kỳ ký duyệt thỏa thuận mang tên "thỏa thuận 123", Quốc hội sẽ có 90 ngày để đặt vấn đề về thỏa thuận hay để nó có hiệu lực.
Việt Nam có kế hoạch xây dựng bảy nhà máy điện hạt nhân trong các năm tới để giải quyết tình trạng thiếu điện do thiếu đầu tư và do giá điện thấp theo quy định.
"Việt Nam có thị trường lớn thứ hai ở Đông Á, sau Trung Quốc, và công ty của chúng ta giờ đã có thể tham gia cạnh tranh," Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry được AP dẫn lời nói sau khi ký thỏa thuận với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở Brunei trong tuần trước.
"Chúng tôi cần các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đất nước. Các nguồn năng lượng khác không đủ."
Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân
Mặc dù vậy, người đứng đầu cơ quan an toàn hạt nhân của Việt Nam, ông Vương Hữu Tấn, nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng ngày khởi công cho hai nhà máy đầu tiên đã bị hoãn lại ba năm từ 2014 tới 2017.
Hơn nữa, thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng Ba năm 2011 cũng gây lo ngại về các kế hoạch ở Việt Nam.
Một nghiên cứu hồi năm 2011 của ba nhà khoa học Ý nói tiền lệ lịch sử cho thấy bờ biển Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng thần do động đất xuất phát từ ngoài khơi Biển Đông gây ra.
Bản đồ mô phỏng của họ cho thấy Ninh Thuận, nơi được chọn để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, và một số tỉnh lân cận dễ bị ảnh hưởng của sóng thần nhất.
Ông Tấn được dẫn lời nói Việt Nam đặt ưu tiên cao cho vấn đề an toàn và sẽ đảm bảo các nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
"Chúng tôi cần các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đất nước.
"Các nguồn năng lượng khác không đủ."

'Mặc kệ dư luận'


Nhật Bản đã lên kế hoạch bỏ dần điện hạt nhân trong khi VN đang làm ngược lại.
AP cho rằng một trong các lý do mà Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ven biển có thể là họ không phải quan tới dư luận.
Đảng cộng sản kiểm soát truyền thông trong nước và cấm các thảo luận có tính chỉ trích đối với hoạt động của chính quyền.
AP dẫn lời chuyên gia nghiên cứu Kevin Punzalan từ Philippines nói điều này trái ngược với Malaysia, Indonesia và Philippines, nơi người dân phản đối điện hạt nhân.
Việt Nam rất cần tới nguồn năng lượng mới do sản lượng thủy điện và nhiệt điện chạy than đang dần chững lại.
Nước này có thể phải nhập khẩu điện vào năm 2015 trong khi Ngân hàng Phát triển Á châu nói nhu cầu điện có thể tăng tới 14% một năm cho tới 2015 trước khi giảm xuống 11% từ đó tới năm 2020.
Việt Nam cũng kêu gọi tăng sản lượng điện cho tới năm 2030 nhưng các nhà phân tích nói ít nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào ngành điện do nhà nước giữa giá điện dưới giá thị trường.
Trong lĩnh vực điện hạt nhân, các nhà đầu tư Nga và Nhật Bản dang dẫn đầu trong hai dự án ở Ninh Thuận.
Các đối thủ cạnh tranh Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng đang bám sát.
Thỏa thuận mà Việt Nam mới ký với Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi Hà Nội mua nhiên liệu hạt nhân trên thị trường quốc tế thay vì tự làm giàu uranium.
Trả lời BBC tiếng Việt vào tháng trước, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) đã cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đôla mà không đem lợi ích gì cho đất nước.
"Nếu một thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và Bấmđất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng", ông Nhẫn nói.
Trong khi dự án tàu cao tốc được đưa ra quốc hội để thảo luận thì dự án điện hạt nhân lại chưa thấy có động thái này, và dự án bauxite thì được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mô tả đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thêm về tin này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét