Quốc tế kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách (CPC) thuộc các nước cần quan tâm đặc biệt về Tự do Tôn giáo.
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
"Nhân quyền" tại Việt Nam, hiện là mối quan tâm sâu sắc của Cộng đồng Quốc tế bao gồm Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu....và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các vụ việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đang ngày một gia tăng một cách có hệ thống và liên tục đến mức phải báo động. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thẳng tay chà đạp các quyền cơ bản hợp pháp chính đáng của người dân, phổ biến nhất bao gồm các quyền: Tự do Ngôn luận, Tự do Tôn giáo, quyền Tự do lập Hội và Hội họp....một điều đáng nực cười là các vụ việc đàn áp và vi phạm quyền con người nói trên lại diễn ra ngay trong giai đoạn Việt Nam đang ra sức nổ lực vận động Quốc tế để trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 sắp tới.
Điều này cho thấy, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn tỏ ra xem thường mọi quy tắc và luật pháp của Cộng đồng Quốc tế khi có những thái độ và hành vi đáng xấu hổ nói trên. Tất nhiên, không ai có thể đồng tình với một chính thể, một chế độ hoặc một chính quyền Nhà nước muốn nắm giữ vai trò nào đó trong cơ quan Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà lại ngang nhiên đàn áp Nhân quyền tại quốc gia mình. Và sự chỉ trích gay gắt từ Nghị viện Châu Âu mới đây đối với thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam chính là bằng chứng rõ ràng cụ thể nhất. Các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam phải hiểu rằng, họ không thể đồng thời cùng lúc vừa tiếp nhận mọi sự ưu ái từ cộng đồng Quốc tế mà vẫn không phải chịu trách nhiệm về hành vi chà đạp quyền con người đối với người dân tại nước họ. Mọi nổ lực cố gắng nhằm che đậy các hành vi sai trái và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của giới chức chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay và trong thời gian qua đã hoàn toàn mất tác dụng.
Mọi chứng cứ xác thực và những gì thật sự đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay liên quan đến quyền con người đang mạnh mẽ chống lại mọi cố gắng gần như tuyệt vọng của giới hữu trách Nhà nước Việt Nam trong lúc làn sóng phản kháng từ người dân ngày càng trở nên mãnh liệt hơn và mạnh mẽ hơn tại nhiều thành phố, tỉnh thành và quận huyện của Việt Nam. Ý thức trách nhiệm công dân và bản năng sinh tồn của con người đã đánh thức người dân và thôi thúc mọi người có trách nhiệm hơn với cuộc sống, với xã hội và với vận mệnh sống còn của đất nước. Đặc biệt là đối với giới trẻ thanh niên Việt Nam hiện nay đã không còn thờ ơ trước nỗi đau của đồng bào mình. Đây cũng chính là nền tảng pháp lý tạo cơ hội thu hút sự quan tâm và can thiệp thuận lợi từ Cộng đồng Quốc tế đối với việc kêu gọi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc mau chóng cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại tại Việt Nam bấy lâu nay.
Bản Tin
Tin tức / Việt Nam
Châu Âu chỉ trích thái độ bất nhất của Việt Nam về tự do tôn giáo
Giới chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU), bà Catherine Ashton.
Bà Nam tước Catherine Ashton, Đại diện Tối cao của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, vừa bày tỏ quan ngại về các vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là sự bất nhất rõ ràng giữa những lời tuyên bố của nhà cầm quyền Hà Nội với những gì thực sự diễn ra trong thực tế.
Hồi đáp chất vấn của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa Balcells hôm 25/4 vừa qua, bà Catherine Ashton nhấn mạnh các vi phạm về quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng vẫn là một mối quan tâm tại Việt Nam và EU đang theo dõi sát tình hình.
Bà Ashton cho biết Châu Âu đã nêu các quan ngại này với Hà Nội thông qua các cuộc đối thoại nhân quyền được thành lập từ đầu năm ngoái theo thỏa thuận đối tác và hợp tác giữa đôi bên.
Bà Ashton nói tự do tôn giáo-tín ngưỡng tại Việt Nam là đề tài then chốt được mang ra thảo luận tại hai buổi họp giữa EU với Việt Nam hồi tháng giêng và tháng 10 năm ngoái lần lượt tại Hà Nội và Brussels (Bỉ). Qua đó, các vụ việc như trường hợp của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, cũng đã được nêu lên.
Bà Ashton cho hay trong các cuộc đối thoại này, phía Việt Nam thông báo với EU rằng Đức Tăng thống Thích Quảng Độ không hề bị quản thúc tại gia và có thể tiếp xúc tự do bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vẫn theo lời bà Ashton, trong các dịp ghé thăm Ngài vào năm ngoái, các vị đại sứ của Mỹ và Australia xác nhận rằng Đức Tăng thống không được phép rời khỏi Thanh Minh Thiền viện, nơi Ngài bị quản chế.
Bà Ashton cho biết trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền và các mối liên hệ song phương với Việt Nam, Châu Âu sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phóng thích những người bị bỏ tù, cầm giữ, hay sách nhiễu vì niềm tin tôn giáo, trong đó có trường hợp của Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, vì rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
Đại diện tối cao của Liên hiệp Châu Âu cũng cho biết thêm trong cuộc đối thoại tháng 10 năm rồi, Hà Nội đã hồi đáp tích cực trước lời kêu gọi của EU mở cửa lại cho Báo cáo viên Liên hiệp quốc đặc trách Tự do Tôn giáo đến thăm Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy có diễn tiến nào về khả năng hứa hẹn này.
Bà Ashton cho hay EU dự định sẽ nêu vấn đề lần nữa về chuyến thăm của Báo cáo viên Liên hiệp quốc đặc trách Tự do Tôn giáo đến Việt Nam nếu loan báo của Hà Nội về lời mời này không được khai triển.
Vẫn theo bà Ashton, Liên hiệp Châu Âu hiện đang phân tích Nghị định 92 về tôn giáo của Việt Nam và sẽ đưa lên bàn thảo luận trong cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp tới giữa EU với Việt Nam dự kiến diễn ra trong tháng 10 năm nay. Nghị định 92, được ban hành tháng 11 năm ngoái quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng-tôn giáo và có hiệu lực từ đầu năm nay, đang gây tranh cãi vì các biện pháp siết chặt hơn nữa kiểm soát hoạt động tôn giáo trong nước.
Trong chất vấn gửi người đặc trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu, dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa Balcells nói ông hết sức quan ngại trước Nghị định 92 của Hà Nội và các vi phạm về tự do tôn giáo nghiêm trọng tại Việt Nam dựa trên báo cáo đầy đủ của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, trong đó có Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Pháp.
Dân biểu Balcells cũng chất vấn về các biện pháp cấp bách mà Liên hiệp Châu Âu sẽ thực hiện để giúp phóng thích những người bị Hà Nội giam cầm vì niềm tin tín ngưỡng ôn hòa.
Ông Balcells hoan nghênh cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo của EU qua việc Ban Đối ngoại của Châu Âu soạn thảo cẩm nang hướng dẫn về Tự do Tôn giáo-tín ngưỡng và việc thành lập nhóm làm việc của Nghị viện Châu Âu về Tự do Tôn giáo-tín ngưỡng.
Tuy nhiên, ông Balcells nhấn mạnh cam kết này sẽ vô nghĩa nếu không được thể hiện trong thực tế và mang lại quyền tự do cho những ai đang bị tước đoạt quyền tự do chỉ vì đức tin của họ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam cho biết họ đã cung cấp cho EU và Nghị viện Châu Âu nhiều tư liệu và chứng cứ về tình trạng đàn áp tôn giáo, sách nhiễu bloggers, cư dân mạng, và những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Nguồn: VCHR, Europarl.europa.eu
Hồi đáp chất vấn của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa Balcells hôm 25/4 vừa qua, bà Catherine Ashton nhấn mạnh các vi phạm về quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng vẫn là một mối quan tâm tại Việt Nam và EU đang theo dõi sát tình hình.
Bà Ashton cho biết Châu Âu đã nêu các quan ngại này với Hà Nội thông qua các cuộc đối thoại nhân quyền được thành lập từ đầu năm ngoái theo thỏa thuận đối tác và hợp tác giữa đôi bên.
Châu Âu chỉ trích thái độ bất nhất của Việt Nam về tự do tôn giáo
Bà Ashton nói tự do tôn giáo-tín ngưỡng tại Việt Nam là đề tài then chốt được mang ra thảo luận tại hai buổi họp giữa EU với Việt Nam hồi tháng giêng và tháng 10 năm ngoái lần lượt tại Hà Nội và Brussels (Bỉ). Qua đó, các vụ việc như trường hợp của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, cũng đã được nêu lên.
Bà Ashton cho hay trong các cuộc đối thoại này, phía Việt Nam thông báo với EU rằng Đức Tăng thống Thích Quảng Độ không hề bị quản thúc tại gia và có thể tiếp xúc tự do bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vẫn theo lời bà Ashton, trong các dịp ghé thăm Ngài vào năm ngoái, các vị đại sứ của Mỹ và Australia xác nhận rằng Đức Tăng thống không được phép rời khỏi Thanh Minh Thiền viện, nơi Ngài bị quản chế.
Bà Ashton cho biết trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền và các mối liên hệ song phương với Việt Nam, Châu Âu sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phóng thích những người bị bỏ tù, cầm giữ, hay sách nhiễu vì niềm tin tôn giáo, trong đó có trường hợp của Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, vì rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
Đại diện tối cao của Liên hiệp Châu Âu cũng cho biết thêm trong cuộc đối thoại tháng 10 năm rồi, Hà Nội đã hồi đáp tích cực trước lời kêu gọi của EU mở cửa lại cho Báo cáo viên Liên hiệp quốc đặc trách Tự do Tôn giáo đến thăm Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy có diễn tiến nào về khả năng hứa hẹn này.
Bà Ashton cho hay EU dự định sẽ nêu vấn đề lần nữa về chuyến thăm của Báo cáo viên Liên hiệp quốc đặc trách Tự do Tôn giáo đến Việt Nam nếu loan báo của Hà Nội về lời mời này không được khai triển.
Vẫn theo bà Ashton, Liên hiệp Châu Âu hiện đang phân tích Nghị định 92 về tôn giáo của Việt Nam và sẽ đưa lên bàn thảo luận trong cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp tới giữa EU với Việt Nam dự kiến diễn ra trong tháng 10 năm nay. Nghị định 92, được ban hành tháng 11 năm ngoái quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng-tôn giáo và có hiệu lực từ đầu năm nay, đang gây tranh cãi vì các biện pháp siết chặt hơn nữa kiểm soát hoạt động tôn giáo trong nước.
Trong chất vấn gửi người đặc trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu, dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa Balcells nói ông hết sức quan ngại trước Nghị định 92 của Hà Nội và các vi phạm về tự do tôn giáo nghiêm trọng tại Việt Nam dựa trên báo cáo đầy đủ của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, trong đó có Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Pháp.
Dân biểu Balcells cũng chất vấn về các biện pháp cấp bách mà Liên hiệp Châu Âu sẽ thực hiện để giúp phóng thích những người bị Hà Nội giam cầm vì niềm tin tín ngưỡng ôn hòa.
Ông Balcells hoan nghênh cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo của EU qua việc Ban Đối ngoại của Châu Âu soạn thảo cẩm nang hướng dẫn về Tự do Tôn giáo-tín ngưỡng và việc thành lập nhóm làm việc của Nghị viện Châu Âu về Tự do Tôn giáo-tín ngưỡng.
Tuy nhiên, ông Balcells nhấn mạnh cam kết này sẽ vô nghĩa nếu không được thể hiện trong thực tế và mang lại quyền tự do cho những ai đang bị tước đoạt quyền tự do chỉ vì đức tin của họ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam cho biết họ đã cung cấp cho EU và Nghị viện Châu Âu nhiều tư liệu và chứng cứ về tình trạng đàn áp tôn giáo, sách nhiễu bloggers, cư dân mạng, và những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Nguồn: VCHR, Europarl.europa.eu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét