Nguyễn Thảo Chi (em gái Hoàng Vi) bị CA đánh gãy rất nhiều răng, máu chảy ướt cả áo khi cùng gia đình đi đòi lại tài sản bị CA cướp đoạt
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người sáng Chủ Nhật 05-05-2013 vừa qua tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và thành phố biển Nha Trang vốn thu hút được nhiều người thuộc mọi tầng lớp nhân dân tham gia bao gồm giới trí thức, Giáo sư, giảng viên...và thành phần cựu chiến binh cùng với giới trẻ thanh niên Việt Nam đã diễn ra một cách ôn hòa trong bầu không khí phấn khởi và đầy thân thiện thế nhưng đã bị chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam cản trở, bắt bớ và sau đó đánh đập họ một cách hết sức dã man ngay trước trụ sở công an phường và tại nhiều nơi khác ngay cả sau khi nạn nhân được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện cũng vẫn tiếp tục phải hứng chịu những trận đòn thù hết sức man rợ và đầy thú tính của lực lượng an ninh Việt Nam.
Ngay trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang ao ước và ra sức vận động để ứng cử vào Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 thì hành động chà đạp quyền con người hết sức dã man và thô bạo ngày hôm nay của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thật cực kỳ khó hiểu và gây nhiều bức xúc đối với dư luận trong và ngoài nước. Một Nhà nước, một chế độ, một chính quyền mà có những hành vi đàn áp nhân quyền hết sức dã man và cực kỳ man rợ, bất chấp pháp luật, bất chấp luật pháp Quốc tế và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người như thế, liệu có xứng đáng để được ứng cử vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hay không? Thật là trâng tráo và xấu hổ thay cho các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam. Ghế nhân quyền của Hội đồng Liên Hiệp Quốc là nơi giám sát và phân xử các hành vi vi phạm nhân quyền của các quốc gia thành viên chứ đâu phải là nơi để chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam tham gia vào để làm mưa làm gió và bất chấp mọi quy định luật pháp cũng như bất chấp cả công ước Quốc tế về nhân quyền.
Xét về tư cách và chuẩn mực đạo đức thì Việt Nam hiện nay và ngay cả trong tương lai nếu không có sự thay đổi hay chuyển biến tích cực nào về thành tích nhân quyền tệ hại của mình thì chiếc ghế nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chỉ là mộng tưởng, xa rời với thực tại. Không những Việt Nam không đủ tư cách trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà ngược lại còn xứng đáng phải đón nhận sự trừng phạt và chế tài cũng như áp lực nặng nề từ cộng đồng Quốc tế do bởi thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ của đất nước mình hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Người dân Việt Nam và cả cộng đồng Quốc tế trong thời gian qua đã liên tục chứng kiến những hành vi chà đạp nhân quyền, xem thường pháp luật, xem thường công pháp Quốc tế và bất chấp lương tâm đạo đức con người của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Và hành động đánh đập người dân hết sức dã man chỉ vì những sinh hoạt và biểu thức ôn hòa liên quan đến nhân quyền của họ ngày hôm nay như giọt nước tràn ly, không những không thể đe dọa hay khuất phục được lòng yêu nước của họ mà còn thôi thúc và thổi bùng lên ngọn lửa khát khao Tự do Dân chủ vốn luôn cháy âm ỉ trong lòng người dân Việt Nam bấy lâu nay.
Bản Tin
Tin tức / Việt Nam
Công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia
Blogger Hoàng Vi (trái) và các nhà hoạt động trẻ thảo luận về bản Tuyên ngôn Nhân quyền tại một công viên ở Sài Gòn. (Ảnh: Dan Lam Bao).
Buổi dã ngoại ôn hòa để trao đổi kiến thức về nhân quyền đầu tiên tại Việt Nam sáng 5/5 theo lời kêu gọi của nhóm Công dân Tự do lan truyền trên mạng internet bị chính quyền cản trở, nhiều người tham gia bị lực lượng an ninh bắt giữ và hành hung.
Tin tức trên các trang mạng công dân cho biết tại Hà Nội và Nha Trang, dù không xảy ra căng thẳng, nhưng công an đã dùng nhiều biện pháp để phá rối, ngăn chặn những người tham gia tập trung tại các công viên theo dự định.
Riêng tại Sài Gòn, lực lượng an ninh đã dùng vũ lực bắt giữ và đánh đập nhiều người khi họ phân phát Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho những thành viên tham gia dã ngoại. Trong số những người bị hành hung và đưa về đồn công an có blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, và Vũ Quốc Anh.
Đến chiều nay, 6/5 nhóm bạn trẻ tham gia buổi Dã ngoại Nhân quyền này tiếp tục bị đánh đập thô bạo tại trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn và bị cản trở không cho đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trao đổi với VOA Việt ngữ ngay sau khi vụ hành hung xảy ra, một người trong nhóm, bạn trẻ Châu Văn Thi, tường thuật lại chi tiết:
Châu Văn Thi: Hôm qua trong cuộc dã ngoại ở công viên 30/4 có mười mấy người bị bắt. Trong đó có những người bị giữ lâu nhất là Vũ Quốc Anh, Vũ Sĩ Hoàng, và Nguyễn Hoàng Vi. Vi và Hoàng bị đánh nặng nhất ngay tại chỗ, trước khi họ đưa lên xe công an. Lúc họ thả Vi ở đồn công an quận Phú Thạnh, quận Tân Phú, họ còn cướp đi Ipad của Vi. Hai giờ chiều nay, tụi em lên để lấy lại máy thì họ cho phụ nữ và an ninh thường phục ra đánh tụi em. Chi em của Vi bị đánh gãy mấy cái răng, dập mặt, mặt mày giờ te tua hết. Vi, mẹ Vi, bé Nhung, và em cũng bị đánh luôn. Họ đánh vào đầu không. Công an và dân phòng bao vây tụi em lại cho họ đánh, không cho dân vô can. Họ đánh tàn ác rồi kêu xe taxi chở đi cấp cứu. Tới bệnh viện Tân Phú trên đường Âu Cơ, vừa xuống xe, ba người của họ bay vào tới tấp đánh tụi em tiếp. Mẹ của Vi đưa người ra đỡ, họ lấy điếu thuốc châm vào mặt mẹ của Vi. Sau đó, họ cứ đi theo xe để uy hiếp. Bây giờ tụi em chạy lên Dòng Chúa Cứu thế để nhờ mấy cha bảo vệ. Chứ giờ dân thường như tụi em không dám chạy vào đồn công an nữa.
VOA: Tình trạng của người cần được cấp cứu hiện giờ ra sao?
Châu Văn Thi: Hoàng Vi bị họ đánh người bầm dập hết. Thảo Chi em Vi bị gãy mấy cái răng, mặt mày nát hết rồi. Mẹ của Vi rất mệt, đang nằm ở đây hồi sức. Tụi em giờ không dám đi đâu, dân thường bây giờ không được ai bảo vệ hết. Công an với dân phòng bu lại cho mấy người kia đánh, không ai can thiệp.
VOA: Vụ đánh người xảy ra ở đâu, trước sự chứng kiến của ai?
Châu Văn Thi: Ngay trước đồn công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM. Họ cho dân phòng chặn hai đầu đường không cho dân chúng vào chứng kiến hay chụp hình quay phim gì cả. Tụi em bây giờ không biết tin vào đâu.
VOA: Nhóm các bạn hôm nay tới đồn gồm bao nhiêu người, bao nhiêu người bị ẩu đả?
Châu Văn Thi: Nhóm em gồm Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, mẹ của Vi, hai cô bé tên Nhung và Trinh, và em là Châu Văn Thi. Lúc ẩu đả xong không thấy Trinh đâu cả, không biết họ bắt em đi đâu rồi. Tất cả mọi người đều bị đánh bầm dập hết.
VOA: Các bạn có biết lý do tại sao họ ra tay?
Châu Văn Thi: Trước khi họ đánh, họ đi vào đồn công an. Công an kêu họ lên trên phòng họp. Họp xong, họ xông ra nói cưỡng chế tụi em, không cho tụi em ngồi trong đồn nữa, rồi họ xông vô đánh luôn tại chỗ.
VOA: Hôm qua khi công an tới giải tán buổi Dã ngoại, họ có nêu lý do hay không? Có sự kháng cự nào không khiến họ ra tay hành hung?
Châu Văn Thi: Không có sự kháng cự nào cả. Họ dùng số đông áp đảo. Khi họ xông vào, họ la lên rằng tụi em buôn bán ma túy, rạch giỏ xách này kia trong khi tụi em đang ngồi vừa mới hát xong bài “Nối vòng tay lớn”, trên tay đang cầm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc để chuẩn bị nói chuyện về quyền con người. Họ xông vào đánh, bắt, đưa lên xe, chia mỗi người mỗi đồn. Khi vụ việc xảy ra, họ la lên rằng “Bọn này là bọn phản động, chống đối chính quyền, đánh cho nó chết” trong khi tụi em chỉ nói về quyền con người, về những gì công dân đáng được hưởng. Sinh hoạt của tụi em rất ôn hòa nhưng công an, an ninh rất là sợ người dân biết về những điều đó nên ra tay rất dã man. Tụi em làm việc rất công khai và ôn hòa, không nghĩ là sẽ bị đàn áp và đánh đập dã man như vậy. Trong khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không ngờ họ lại ra tay rất mạnh với những người tham gia Dã ngoại Nhân quyền. Không hiểu Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này để làm gì nữa.
VOA: Với ý định Dã ngoại vì Nhân quyền mà lại bị chà đạp nhân quyền như vậy, những gì đang diễn ra là một tín hiệu như thế nào trong ánh mắt của bạn?
Châu Văn Thi: Việc Dã ngoại vì quyền con người là việc làm rất đỗi bình thường. Những việc tụi em làm rất công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Không điều gì có thể ngăn cản tụi em tiếp tục nói về quyền con người của chính mình, nếu được làm người. Nếu được, tụi em vẫn tiếp tục làm như vậy.
Trong một bài viết của mình, Nguyễn Hoàng Vi cho biết hôm 2/5 trước khi buổi Dã Ngoại Nhân quyền diễn ra, ông Faubrice Maurice, Tổng Lãnh sự Pháp tại TPHCM đã có buổi trao đổi với cô và blogger Vũ Sĩ Hoàng bày tỏ sự quan tâm về sinh hoạt chưa từng có trước nay tại Việt Nam. Vi đã bày tỏ với ông Maurice rằng giữa lúc Việt Nam muốn trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì không có lý do gì để ngăn cản công dân thảo luận nội dung của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như chia sẻ tài liệu này cho nhiều người khác cùng tham khảo. Vi nói việc gặp gỡ, trao đổi là quyền tự do của công dân không gì sai trái và cô mong được cơ quan ngoại giao của các nước lên tiếng trước những sự cản trở, phá rối.
Tin tức trên các trang mạng công dân cho biết tại Hà Nội và Nha Trang, dù không xảy ra căng thẳng, nhưng công an đã dùng nhiều biện pháp để phá rối, ngăn chặn những người tham gia tập trung tại các công viên theo dự định.
Riêng tại Sài Gòn, lực lượng an ninh đã dùng vũ lực bắt giữ và đánh đập nhiều người khi họ phân phát Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho những thành viên tham gia dã ngoại. Trong số những người bị hành hung và đưa về đồn công an có blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, và Vũ Quốc Anh.
Đến chiều nay, 6/5 nhóm bạn trẻ tham gia buổi Dã ngoại Nhân quyền này tiếp tục bị đánh đập thô bạo tại trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn và bị cản trở không cho đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trao đổi với VOA Việt ngữ ngay sau khi vụ hành hung xảy ra, một người trong nhóm, bạn trẻ Châu Văn Thi, tường thuật lại chi tiết:
Châu Văn Thi: Hôm qua trong cuộc dã ngoại ở công viên 30/4 có mười mấy người bị bắt. Trong đó có những người bị giữ lâu nhất là Vũ Quốc Anh, Vũ Sĩ Hoàng, và Nguyễn Hoàng Vi. Vi và Hoàng bị đánh nặng nhất ngay tại chỗ, trước khi họ đưa lên xe công an. Lúc họ thả Vi ở đồn công an quận Phú Thạnh, quận Tân Phú, họ còn cướp đi Ipad của Vi. Hai giờ chiều nay, tụi em lên để lấy lại máy thì họ cho phụ nữ và an ninh thường phục ra đánh tụi em. Chi em của Vi bị đánh gãy mấy cái răng, dập mặt, mặt mày giờ te tua hết. Vi, mẹ Vi, bé Nhung, và em cũng bị đánh luôn. Họ đánh vào đầu không. Công an và dân phòng bao vây tụi em lại cho họ đánh, không cho dân vô can. Họ đánh tàn ác rồi kêu xe taxi chở đi cấp cứu. Tới bệnh viện Tân Phú trên đường Âu Cơ, vừa xuống xe, ba người của họ bay vào tới tấp đánh tụi em tiếp. Mẹ của Vi đưa người ra đỡ, họ lấy điếu thuốc châm vào mặt mẹ của Vi. Sau đó, họ cứ đi theo xe để uy hiếp. Bây giờ tụi em chạy lên Dòng Chúa Cứu thế để nhờ mấy cha bảo vệ. Chứ giờ dân thường như tụi em không dám chạy vào đồn công an nữa.
VOA: Tình trạng của người cần được cấp cứu hiện giờ ra sao?
Châu Văn Thi: Hoàng Vi bị họ đánh người bầm dập hết. Thảo Chi em Vi bị gãy mấy cái răng, mặt mày nát hết rồi. Mẹ của Vi rất mệt, đang nằm ở đây hồi sức. Tụi em giờ không dám đi đâu, dân thường bây giờ không được ai bảo vệ hết. Công an với dân phòng bu lại cho mấy người kia đánh, không ai can thiệp.
VOA: Vụ đánh người xảy ra ở đâu, trước sự chứng kiến của ai?
Châu Văn Thi: Ngay trước đồn công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM. Họ cho dân phòng chặn hai đầu đường không cho dân chúng vào chứng kiến hay chụp hình quay phim gì cả. Tụi em bây giờ không biết tin vào đâu.
VOA: Nhóm các bạn hôm nay tới đồn gồm bao nhiêu người, bao nhiêu người bị ẩu đả?
Châu Văn Thi: Nhóm em gồm Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, mẹ của Vi, hai cô bé tên Nhung và Trinh, và em là Châu Văn Thi. Lúc ẩu đả xong không thấy Trinh đâu cả, không biết họ bắt em đi đâu rồi. Tất cả mọi người đều bị đánh bầm dập hết.
VOA: Các bạn có biết lý do tại sao họ ra tay?
Châu Văn Thi: Trước khi họ đánh, họ đi vào đồn công an. Công an kêu họ lên trên phòng họp. Họp xong, họ xông ra nói cưỡng chế tụi em, không cho tụi em ngồi trong đồn nữa, rồi họ xông vô đánh luôn tại chỗ.
VOA: Hôm qua khi công an tới giải tán buổi Dã ngoại, họ có nêu lý do hay không? Có sự kháng cự nào không khiến họ ra tay hành hung?
Châu Văn Thi: Không có sự kháng cự nào cả. Họ dùng số đông áp đảo. Khi họ xông vào, họ la lên rằng tụi em buôn bán ma túy, rạch giỏ xách này kia trong khi tụi em đang ngồi vừa mới hát xong bài “Nối vòng tay lớn”, trên tay đang cầm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc để chuẩn bị nói chuyện về quyền con người. Họ xông vào đánh, bắt, đưa lên xe, chia mỗi người mỗi đồn. Khi vụ việc xảy ra, họ la lên rằng “Bọn này là bọn phản động, chống đối chính quyền, đánh cho nó chết” trong khi tụi em chỉ nói về quyền con người, về những gì công dân đáng được hưởng. Sinh hoạt của tụi em rất ôn hòa nhưng công an, an ninh rất là sợ người dân biết về những điều đó nên ra tay rất dã man. Tụi em làm việc rất công khai và ôn hòa, không nghĩ là sẽ bị đàn áp và đánh đập dã man như vậy. Trong khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không ngờ họ lại ra tay rất mạnh với những người tham gia Dã ngoại Nhân quyền. Không hiểu Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này để làm gì nữa.
VOA: Với ý định Dã ngoại vì Nhân quyền mà lại bị chà đạp nhân quyền như vậy, những gì đang diễn ra là một tín hiệu như thế nào trong ánh mắt của bạn?
Châu Văn Thi: Việc Dã ngoại vì quyền con người là việc làm rất đỗi bình thường. Những việc tụi em làm rất công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Không điều gì có thể ngăn cản tụi em tiếp tục nói về quyền con người của chính mình, nếu được làm người. Nếu được, tụi em vẫn tiếp tục làm như vậy.
Trong một bài viết của mình, Nguyễn Hoàng Vi cho biết hôm 2/5 trước khi buổi Dã Ngoại Nhân quyền diễn ra, ông Faubrice Maurice, Tổng Lãnh sự Pháp tại TPHCM đã có buổi trao đổi với cô và blogger Vũ Sĩ Hoàng bày tỏ sự quan tâm về sinh hoạt chưa từng có trước nay tại Việt Nam. Vi đã bày tỏ với ông Maurice rằng giữa lúc Việt Nam muốn trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì không có lý do gì để ngăn cản công dân thảo luận nội dung của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như chia sẻ tài liệu này cho nhiều người khác cùng tham khảo. Vi nói việc gặp gỡ, trao đổi là quyền tự do của công dân không gì sai trái và cô mong được cơ quan ngoại giao của các nước lên tiếng trước những sự cản trở, phá rối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét