Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Hãy trả lại quyền làm người và quyền Tự quyết cho nhân dân Việt Nam.









     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Sau một thời gian khá dài chạy lòng vòng quanh đất nước với bộ trang phục Dân chủ giả tạo, ngày hôm nay Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cuối cùng cũng đã phải phơi bày bộ mặt thật đầy gian manh xảo trá của họ trong chiến dịch thu thập ý kiến đóng góp từ nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước. Kết quả cuối cùng mà Ủy Ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước 1992 công bố trước Quốc hội Nhà nước Việt Nam hôm nay với nội dung giữ nguyên không thay đổi, mặc dù phần lớn ý kiến đóng góp từ mọi tầng lớp người dân, từ một số Nhân sĩ Trí thức, từ đại diện các Tôn giáo....và ngay cả từ một số viên chức chính phủ, các vị cách mạng lão thành, những người từng nắm giữ những vai trò và vị trí cao trong bộ máy chính quyền trước đây đồng kêu gọi hủy bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo độc tài, độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam....mở rộng dân chủ và tạo cơ hội cho người dân cả nước có điều kiện tham gia chính trị và thực quyền trong vai trò làm chủ của người dân bấy lâu nay.

Màn kịch dân chủ giả tạo vốn được các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay đạo diễn đã phải khép lại một cách vụng về trước làn sóng đóng góp ý kiến kêu gọi dân chủ mạnh mẽ từ nhân dân cả nước. Nhà cầm quyền đã không lường trước được sự việc, hoặc giả đã đánh giá người dân quá thấp nên khi đối mặt với thực tế không như họ mong muốn đã tỏ ra hốt hoảng và lúng túng, dẫn đến hàng loạt động thái sai lầm hơn nữa tiếp theo ngay sau đó để đối phó và khắc phục tình huống, chẳng hạn như việc cho in ấn sẵn một lượng lớn các bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp rồi sau đó sử dụng lực lượng công an mang đến từng nhà yêu cầu ký tên đồng thuận....!!!. Trước những gương mặt đằng đằng sát khí của nhân viên an ninh và công an Việt Nam, cũng như trong tình trạng bị đe dọa như thế, thì người dân nào dám phản đối hoặc có ý kiến, mặc dù trong số họ chưa từng biết được trong những bản dự thảo sửa đổi hiến pháp được in ấn sẵn và mang đến đó nội dung như thế nào. Thậm chí tại nhiều nơi.....trưng dụng cả chữ ký " đồng thuận" từ những đứa trẻ dưới tuổi vị thành niên.....lý do cha mẹ và người lớn trong nhà đi vắng....!!!!

Dù rằng đối phó bằng cách nào đi chăng nữa thì Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng không thể tiếp tục đánh lừa dư luận người dân và Cộng đồng Quốc tế được nữa. Tất cả mọi người lâu nay sống chung với cộng sản, từng nếm trãi biết bao cay đắng cuộc đời dưới chế độ cộng sản thì làm sao không biết rõ được bản chất thật của những người cộng sản, và của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay. Ông bà chúng ta vẫn thường nói: "có trong chăn mới biết chăn có rận" thật không sai. Nhiều người trước đây, nhất là đối với Cộng đồng Quốc tế vẫn thường có những khái niệm lầm lẫn trước những lời nói hoa mỹ, những lời hứa hẹn với các ngôn từ đẹp đẽ....nhưng sự thật bên trong lại ẩn chứa toàn những thủ đoạn thấp hèn, gian manh và xảo trá. Thật nực cười và mỉa mai thay cho cái gọi là đảng tiếp tục nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước...vì phù hợp với nguyện vọng và tình hình đất nước....trong tình trạng tham nhũng lan tràn trong bộ máy đảng và chính quyền như hiện nay ư!.....Quân đội thì tiếp tục trung thành với Tổ quốc, với đảng...và sau đó là với nhân dân....nhưng trong thực tế thì quân đội trước sau như một chỉ bảo vệ đảng và chính quyền trong lúc lại sử dụng vũ lực để đàn áp người dân...và phục vụ một cách mù quáng cho chế độ...mặc dù chế độ và chính quyền hoàn toàn sai trái...như trong vụ cưỡng chế chiếm đoạt tài sản đất đai trái pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng trong thời gian qua. Và cũng như điều lo sợ rằng....khi thay đổi tên nước..sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc..v..v....Thực chất tất cả mọi sự ngụy biện của các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay hết sức lố bịch và không thể chấp nhận được. Hãy nghiêm túc trả lại quyền làm người và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.....nếu không muốn bị nhân dân đào thải. Sự khát khao dân chủ trong lòng người dân bấy lâu nay chính là vũ khí hữu hiệu nhất trong việc làm thay đổi chính trường và xóa bỏ áp bức bất công tại Việt Nam hôm nay và trong tương lai.



Bản Tin




Dự thảo Hiến pháp 'giữ nguyên ý chính'

Cập nhật: 15:52 GMT - thứ hai, 20 tháng 5, 2013
Ủy ban Dự thảo Hiến pháp 1992 đã công bố trước Quốc hội Việt Nam nội dung văn bản sau thời gian dài rầm rộ lấy ý kiến người dân.
Dự thảo mới nhất đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện nay, giữ điều 4 về chế độ chính trị,và yêu cầu quân đội trung thành với Đảng Cộng sản.
Giới quan sát cho rằng văn bản này, so với dự thảo công bố ban đầu, đã giữ nguyên những vấn đề căn bản nhất mặc dù đã có tranh luận về Hiến pháp.
Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân” do ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và người phát ngôn Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp Quốc hội khóa V.
Theo báo Thanh Niên dẫn lời ông Phan Trung Lý phát biểu hôm 20/05/2013, việc giữ nguyên tên nước đảm bảo tính ổn định, “tránh những thế lực lợi dụng xuyên tạc, khẳng định hướng đi chính trị, đồng thời không tạo ra xáo trộn về quốc huy, văn bản hiện nay”.
“Tên gọi này cũng đã sử dụng ổn định từ năm 1976 và quen thuộc với nhân dân ta và quốc tế,” vì vậy Ủy ban soạn thảo đề nghị vẫn giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và không trình phương án đổi tên nước.
Trước đó đã có ý kiến đưa ra một số tên gọi khác, trong đó có lấy lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì được chính thức ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 và cũng được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, theo Tuổi Trẻ đăng.
Ủy ban soạn thảo cũng đề nghị giữ Điều 4, chương I về chế độ chính trị trong Hiến pháp 1992, về Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Vai trò của nhân dân đối với việc xây dựng Hiến pháp được đề nghị “do Quốc hội quyết định” vì quy định này không trái với nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, và là để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và quyền của nhân dân trong xây dựng Hiến pháp.

'Trung thành với Đảng'

"Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ."
Đề nghị của Ủy ban dự thảo Hiến pháp 1992
Văn bản mới nhất chờ Quốc hội thông qua, ghi: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân...”
Đồng thời dự thảo cũng ghi rõ, lực lượng này có nhiệm vụ “bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Ngoài ra Ủy ban đề nghị Quốc hội việc Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Theo đề nghị trên, việc phong chức, thăng chức hay giáng chức, tước quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang nhân dân, cấp chuẩn đô đốc, phó đô đốc và đô đốc hải quân; cùng với bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng do Chủ tịch nước quyết định.
Bên cạnh đó là các thẩm quyền như đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ, chánh và phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, thẩm phán các tòa án khác viện trưởng và viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Theo truyền thông trong nước, buổi thảo luận tiếp theo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra vào ngày 27/05 và Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo này trong hai ngày 03 và 04/06.
Trong diễn văn khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 20/05/2013, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là một trong bốn ưu tiên của kỳ họp, và gọi đây là "sinh hoạt chính trị-pháp lý sâu rộng trong toàn dân, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, được tổ chức dưới nhiều hình thức thích hợp”.























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét