Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

CÒN BAO NHIÊU ÁN OAN SAI KHÁC NỮA CHƯA ĐƯỢC PHÁT HIỆN... VÀ LÝ DO TẠI SAO MẠNG SỐNG CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM BỊ XEM THƯỜNG...?










                           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU







Do Minh Tuyen

Hai vụ án oan sai nghiêm trọng được báo chí trong nước gần đây đề cập đến đó là trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn tại Bắc giang và anh Hồ Duy Hải tại Bưu điện Cầu voi tỉnh Long An với mức án cao nhất về tội danh "giết người"... đã gây bức xúc nơi dư luận người dân... thì nay lại thêm một vụ án oan sai nghiêm trọng khác nữa đó là trường hợp của tử tù Hàn Đức Long cũng tại Bắc giang... khiến bức xúc này chồng lên bức xúc khác... dẫn đến nỗi thất vọng và sự hoài nghi khôn xiết của mọi người về năng lực điều tra, cũng như đạo đức nghề nghiệp và các biện pháp bất minh mà cơ quan cảnh sát điều tra Việt Nam, nơi luôn tự cho mình thuộc hàng điều tra giỏi nhất trên thế giới... vẫn thường áp dụng.

"Bức cung" bằng vũ lực... đó là nỗi lo sợ bấy lâu nay không chỉ đối với các phạm nhân, các bị can hay bị cáo... mà còn là nỗi lo sợ và thất vọng chung của mọi người dân Việt Nam... trước tình trạng gia tăng các án oan sai nghiêm trọng được phát hiện trong thời gian gần đây. Đặc biệt là đối với các trường hợp tử tù... vì cơ hội và thời gian để được xem xét lại là rất hạn chế. Ai sẽ chịu trách nhiệm đối với các trường hợp oan sai nghiêm trọng như thế này... và chính quyền Nhà nước sẽ lấy gì để bồi thường thỏa đáng đối với sinh mạng của một con người khi phát hiện các án oan sai nghiêm trọng nói trên...?

Tình trạng bất lực của cơ quan an ninh điều tra Việt Nam đối với phần lớn các trường hợp nghiêm trọng với tội danh "giết người" ... dẫn đến việc sử dụng nhục hình, tra tấn và ép cung nhận tội là điều quá rõ ràng... và việc yêu cầu xem xét lại các vụ án nói trên, đồng thời phục hồi danh dự và nhân phẩm, cũng như việc bồi thường cho các nạn nhân oan sai nói trên cũng đã được tiến hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan trực thuộc và liên đới trong điều tra và xét xử các vụ án oan sai nói trên... bị chế tài hay bị trừng phạt bởi pháp luật... và đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc mạng sống con người tại Việt Nam tiếp tục bị xem thường bởi các cơ quan pháp luật Nhà nước.

Ngoài năng lực điều tra cần phải có nơi các cơ quan cảnh sát điều tra lẫn ngành Tư pháp Việt Nam bao gồm các cơ quan như Viện Kiểm sát, Tòa án, Ủy ban Nhân dân các cấp... thì đạo đức nghề nghiệp và lương tâm con người cũng là nhân tố quan trọng góp phần làm sáng tỏ vụ án và xét xử các trường hợp đúng người đúng tội. Tuy nhiên, các nhân tố quan trọng này đã không được các cơ quan chức năng của Việt Nam lưu ý... và cứ thế, các vụ án oan sai chết người tiếp tục chồng chất và gia tăng. Chúng ta phải làm gì để tình trạng bất công nói trên không còn cơ hội tồn tại...?  Trước hết, cần phải có các biện pháp cụ thể và hữu hiệu trong việc hạn chế hoặc ngăn cấm sử dụng vũ lực để tra tấn, nhục hình và bức cung từ các cơ quan cảnh sát điều tra... sau đó, từng cá nhân, từng cơ quan liên quan đến việc xét xử phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi phát hiện oan sai. Mong rằng, cả Chính quyền lẫn người dân cần phải có ý thức và trách nhiệm chung trong việc hướng Việt Nam tuân thủ triệt để các nguyên tắc chuyên môn lẫn đạo đức trong cách hành xử... nhất là khi Việt Nam đã tự nguyện tham gia và trở thành thành viên mới nhất của Công ước Chống tra tấn, và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNCAT).





Bản Tin



Pháp luật Việt Nam




Xem xét lại nghi án oan sai của tử tù Hàn Đức Long ở Bắc Giang

Xem xét lại nghi án oan sai của tử tù Hàn Đức Long ở Bắc Giang
Luật sư Ngô Ngọc Trai, Trưởng Văn phòng Luật Ngô Ngọc Trai và cộng sự (TP Hà Nội) cho biết thêm: Buổi chiều cháu Yến bị sát hại, ông Hàn Đức Long xay thóc tại nhà ông Diêm Quảng Nam (ngụ cùng thôn). Cơ quan điều tra đã hỏi ông Nam xem tối hôm xảy ra vụ án có những ai xay thóc thì được ông Nam kể ra 7 người, trong đó có ông Long. Nhiều người cùng xay thóc xác nhận điều này.
Văn phòng Chủ tịch nước vừa có văn bản thông báo việc đã chuyển đơn đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long theo thủ tục giám đốc thẩm tới Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét.
Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn vụ án Hàn Đức Long
Bà Bùi Thị Keng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, vừa ký văn bản thông báo việc đã chuyển đơn của Trung tâm Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long (ngụ xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang; Báo Người Lao Động đã liên tục thông tin) theo thủ tục giám đốc thẩm tới Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét theo đúng quy định hiện hành.
Trước đó, sau khi phân tích hồ sơ vụ án cũng như thực địa hiện trường, luật sư Vũ Thị Nga - Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật - khẳng định Cơ quan điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Bắc Giang đã có nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án.
Luật sư Nga cho rằng tử tù Hàn Đức Long có dấu hiệu bị oan sai và rất cần được TAND Tối cao và VKSND Tối cao xem xét lại bản án đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trước đó, ngày 7-11, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng đã có bức thư tay gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị chỉ đạo ngành tòa án thẩm tra lại vụ án của ông Hàn Đức Long theo thủ tục giám đốc thẩm vì có dấu hiệu oan sai.
Chiều ngày 15-11, bên lề Quốc hội, ông Thân Văn Khoa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang - cho biết đã nắm được vụ việc qua báo chí và khẳng định: “Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có thư tay đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo ngành tòa án xem xét lại vụ án, như vậy chứng tỏ vụ này có vấn đề. Chắc chắn các cơ quan chức năng của VKSND Tối cao, TAND Tối cao sẽ xem xét vụ án một cách thấu đáo”.
Diễn biến vụ án
Vụ án “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” nghi oan sai của tử tù Hàn Đức Long kéo dài từ năm 2005 đến 2012 và từng bị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao tuyên hủy án sơ thẩm, phúc thẩm.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 19 giờ ngày 26-6-2005, vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (ngụ huyện Tân Yên) không thấy con gái tên là Yến (5 tuổi) nên đi tìm. Sáng hôm sau, có người phát hiện xác của cháu Yến tại mương nước ngoài đồng. Khám nghiệm hiện trường và tử thi cho thấy âm đạo cháu bị rách.
Sau khoảng 4 tháng không tìm ra thủ phạm, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang tạm đình chỉ điều tra vụ án và kêu gọi dân tố giác tội phạm. Sau đó, CQĐT nhận được đơn tố cáo của bà Ngô Thị Khuyến (SN 1930) và con gái của bà Khuyến là Trương Thị Năm (SN 1960) đều tố cáo bị ông Long hiếp dâm (hai người này từng có mâu thuẫn tranh chấp đất đai với ông Long). CQĐT lập tức bắt giam ông Long để điều tra. Trong quá trình hỏi cung, bị can Long thú nhận hiếp dâm mẹ con bà Khuyến và hiếp, giết cháu Yến.
TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên Hàn Đức Long án tử hình, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình. Sau đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm và yêu cầu điều tra lại từ đầu. Năm 2011, TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần 2 và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm lần 2 vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình.
Hồ sơ điều tra thể hiện bị cáo đã nhận tội nhưng tại các phiên tòa, bị cáo Long đều chối tội và khai bị đánh đập, bức cung. Đáng chú ý, vụ án xảy ra vào năm 2005 nhưng đến khi phải điều tra lại vào năm 2011 thì bị hại Trương Thị Năm cùng Trương Văn Sáu (con trai bà Khuyến) đã xin rút đơn đề nghị xử lý ông Long.








>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét