Thứ bảy, 09/11/2013

Tin tức / Việt Nam

Việt Nam ký tham gia Công ước chống tra tấn

CỠ CHỮ 
Ngày 7 tháng 11, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ra thông cáo báo chí cho biết Việt Nam đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Phát biểu sau buổi lễ ký kết, Ðại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh rằng bằng việc trở thành một bên ký kết vào Công ước, Việt Nam tái khẳng định “cam kết không lay chuyển” nhằm ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác, sự đối xử vô nhân đạo, và bảo vệ tốt hơn quyền con người căn bản.

Thông cáo nói ký tham gia Công ước là một bước cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, và nêu bật Việt Nam sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Ðại sứ Trung cũng tin rằng tham gia Công ước là cơ hội để Việt Nam cải thiện hơn nữa hệ thống pháp lý để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.

Lâu nay những tổ chức nhân quyền vẫn lên tiếng về nhiều trường hợp công an Việt Nam tra tấn, hành hung và ép cung người bị bắt giữ. Trường hợp mới đây nhất là ông Nguyễn Thanh Chấn vừa được trả tự do sau khi chịu 10 năm tù oan.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với VOA, luật sư của ông Chấn nói Việt Nam tham gia rất nhiều công ước quốc tế nhưng trên thực tế vẫn ‘nói một đằng làm một nẻo’.

Công ước UNCAT được Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1984. Tính đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn.




Bản Tin




BBC

Dân tố bị công an đánh hội đồng

Cập nhật: 16:20 GMT - thứ sáu, 8 tháng 11, 2013

Ông Trương Văn Dũng (phải) nói ông đang phải nằm nhà vì gãy xương
Một công dân ở Hà Nội vừa kể chuyện ông bị nhiều công an phường Thụy Khuê, Hà Nội đánh tới gãy xương.
Trả lời phỏng vấn BBC qua điện thoại hôm 8/11, một ngày sau khi Việt Nam gia nhập Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác, ông Trương Văn Dũng nói ông bị gần 10 công an còng tay và đánh hội đồng trong đồn công an phường Thụy Khuê.
Vụ việc xảy ra khi ông Dũng định chụp lại những hình ảnh mà ông nói cho thấy cách hành xử "thô lỗ" của công an với người dân tới đòi lại một số tài sản mà họ cho rằng công an đang giữ hồi cuối tháng 10.
Công an phường Thụy Khuê từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và người trực ban Nguyễn An Huy cũng không nói ai phụ trách việc phát ngôn của công an phường.
Ông Dũng nói ông đã bị công an "đánh" bốn lần từ trước tới nay trong đó có lần ông bị chảy máu đầu ở trại giam Lộc Hà khi đi biểu tình chống Trung Quốc.

'Gãy ba xương sườn'

Trong vụ mới nhất xảy ra hôm 25/10, ông Dũng nói khi đó ông cùng một người bạn tới công an Thụy Khuê để đòi lại chăn chiếu, gạo và nồi niêu ông và bạn bè đã mang tới cho những người H'Mong từ bốn tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn và Tuyên Quang về Hà Nội biểu tình.

Ông Dũng từng bị đánh chảy máu đầu khi biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6
Những người H'Mong này đã bị công an bắt đi đêm 23, rạng ngày 24/10 và tất cả các vật dụng mà ông Dũng và bạn bè giúp họ cũng bị tịch thu.
Ông Dũng nói công an đã có lời lẽ "thô lỗ" và "xấc xược" khiến ông lấy máy ảnh ra để ghi lại.
Công an Thụy Khuê cấm ông Dũng chụp nhưng ông nói tại phường không có biển 'cấm chụp ảnh'.
"Sau đó tôi bảo họ cướp máy ảnh của tôi thì đôi bên lời qua tiếng lại và họ dùng số đông người bắt tôi và anh Thiện Nhân vào và cùm chân hai chúng tôi lại và họ đánh.
"Bản thân tôi sau đó họ đưa lên tầng hai và họ tiếp tục họ tra tấn, họ đánh.
"Bản thân tôi cái hậu quả là bị gãy ba xương sườn."
Ông Dũng nói ông đã đi chụp X quang và qua kết luận của bệnh viện ông mới biết bị gãy xương.
Khi được hỏi ông bị hành hạ ra sao, ông Dũng nói:
"Khi chúng tôi phản đối dữ dội thì họ tháo cùm chân chúng tôi ra, họ xích tay lại và lôi lên tầng hai của công an phường Thụy Khuê.
"Họ xích hai tay tôi ra đằng sau và họ lồng vào ghế tựa cá nhân...hầu như tay tôi bất khả kháng và họ đứng họ đá vào hai bên mạng sườn."

'Chối leo lẻo'

Ông Dũng cũng nói ông có những video quay cảnh công an "hốt" những người H'Mong về Hà Nội biểu tình và sẽ đưa những hình ảnh này ra công luận.
"Hiện tại bây giờ, nỗi sợ nhất của họ đối với chúng tôi là đông người là một, cái đoàn kết là hai và những hình ảnh chụp được [về] những tội ác của họ nên họ tìm mọi cách họ triệt tiêu."
Ông Trương Văn Dũng
Nhà hoạt động từ Hà Nội cũng nói thêm dân từ hơn 60 tỉnh thành đã đổ về Hà Nội để khiếu kiện, có những người trong hàng chục năm qua.
Ông Dũng nói đây là hậu quả của chính quyền "độc đảng" và bình luận:
"Hiện tại bây giờ, nỗi sợ nhất của họ đối với chúng tôi là đông người là một, cái đoàn kết là hai và những hình ảnh chụp được [về] những tội ác của họ nên họ tìm mọi cách họ triệt tiêu.
"Kể cả những bằng chứng rõ ràng như video nổi tiếng nhất là vụ đạp [vào mặt anh Nguyễn] Chí Đức ở biểu tình chống Trung Quốc là một.
"Cái thứ hai là cái đàn áp, đánh hai nhà báo ở đợt trấn áp, cướp đất ở Văn Giang.
"Nhưng cuối cùng họ vẫn có những điều họ chối leo lẻo."

Thêm về tin này