Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

THÔNG QUA BẢN HIẾN PHÁP HIỆN NAY... LÀ HÀNH ĐỘNG THÁCH THỨC LƯƠNG TRI DÂN TỘC.









                           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Hiến pháp Nhà nước 2013 được cho là đã sửa đổi hoàn chỉnh trên tinh thần tiếp thu ý kiến của nhân dân... và theo cách nói của ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thì bản hiến pháp sửa đổi nói trên đã tiếp nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội và tinh hoa trí tuệ của nhân dân...!!!. Tuy nhiên, Ngoài sự phản đối yêu cầu dừng việc thông qua Bản hiến pháp 2013 nói trên từ nhóm 72 trí thức hàng đầu của Việt Nam, mọi người chúng ta còn chứng kiến rất nhiều ý kiến phản đối tương tự từ mọi tầng lớp người dân... đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trên các trang blog cá nhân, trên các trang mạng xã hội như Facebook... hoặc từ các diễn đàn xuất hiện khắp mọi nơi.

Điều này cho thấy những phát biểu của Ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng... hoặc từ hệ thống báo chí chính thống của Nhà nước đã nêu ra trong thời gian qua... hoàn toàn không chính xác. Mọi người chúng ta đều đã chứng kiến cái gọi là "Đại đa số nhân dân tán đồng" bản hiến pháp mới 2013 đã được sửa đổi theo cách làm "độc nhất vô nhị" của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... khi tự in ấn tài liệu cả hai bản hiến pháp mới và cũ, rồi sau đó sử dụng lực lượng công an mang đến từng nhà yêu cầu ký tên vào mà không có thời gian đọc hay tham khảo... thậm chí có những hộ không có người lớn ở nhà thì trưng dụng cả chữ ký của trẻ con... như thế này mà gọi là sự tán đồng của đại đa số người dân sao...?

Bên cạnh đó, theo quan điểm của nhiều người thì bản hiến pháp mới 2013 được cho là đã sửa đổi đang chờ Quốc hội Việt Nam thông qua... so với bản hiến pháp cũ 1992 không có gì thay đổi, về cơ bản vẫn như bản hiến pháp hiện hành... thậm chí có một số điểm còn mang tính thụt lùi hơn trước. Về vấn đề này, các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam cần phải làm rõ và trả lời thích đáng trước dư luận công chúng... chứ không thể chỉ luôn chụp mũ một số ý kiến nói trên là "phản động" hay thoái hóa về tư tưởng chính trị và đạo đức như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước đây... 

Mục đích của việc sửa đổi hiến pháp Nhà nước lần này là đối sách của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đặt ra là nhằm xoa dịu làn sóng bất bình gia tăng từ công luận trước tình trạng bất ổn của xã hội, do tham nhũng tiêu cực lan tràn tạo suy thoái nghiêm trọng đe dọa không những đến vận mệnh sống còn của đất nước. Chính vì thế, nếu nội dung của bản Hiến pháp mới 2013 và bản Hiến pháp hiện hành 1992 không có gì thay đổi... hoặc chỉ thay đổi một số điểm không quan trọng cho có hình thức... là một việc làm lố bịch không thể chấp nhận được. Do vậy, việc người dân yêu cầu dừng ngay lập tức việc thông qua bản Hiến pháp mới 2013... và cần tranh luận, thảo luận lại trước khi ban hành... là một yêu cầu đúng đắn, hợp lý và cần thiết... phù hợp với ước nguyện của toàn dân, đáp ứng nhu cầu xã hội và hiện tình đất nước hiện nay.





Bản Tin



BBC

Nỗ lực thông qua Dự thảo Hiến pháp

Cập nhật: 08:08 GMT - thứ hai, 18 tháng 11, 2013
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói Dự thảo đã tiếp thu được 'tinh hoa trí tuệ dân tộc'
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố các đại biểu đang "làm việc hết mình" để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 ngày 28/11 tới.
Cho tới thời điểm này, gần như chắc chắn bản dự thảo sẽ nhận được sự chuẩn thuận của Quốc hội cho dù trong xã hội còn có ý kiến phản đối.
Sáng thứ Hai 18/11, các đại biểu đóng góp ý kiến trực tiếp vào dự thảo và qua phiếu thu, thay vì thảo luận tại hội trường như định trước.
Ông Nguyễn Sinh Hùng được báo Tuổi Trẻ dẫn lời phát biểu sau phiên đóng góp ý kiến: "Sau khi các vị đại biểu sửa trực tiếp vào dự thảo hôm nay, Ủy ban [Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992] sẽ tiếp tục hoàn chỉnh một vòng nữa, tiếp thu tận cùng những ý kiến xác đáng, hợp lý để có thể yên tâm là dù còn ý kiến khác nhau nhưng Quốc hội đã làm việc hết trách nhiệm".
Tuy nhiên được biết các ý kiến phút chót này chủ yếu đi vào câu chữ, còn nội dung gần như đã được các dân biểu tán thành từ sau phiên thảo luận hội trường hôm 5/11.
Quá trình thu thập ý kiến đóng góp từ người dân cũng khép lại từ mấy tháng trước.
Mới hôm 15/11, một nhóm trí thức còn gửi thư lên Quốc hội Bấmyêu cầu dừng thông quaDự thảo sửa đổi Hiến pháp 92, tuy nhiên theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, "có một số ý kiến đề nghị nhưng đó chỉ là một số ý kiến thôi nên chúng tôi không tiếp thu được”.

'Tinh hoa trí tuệ dân tộc'

Ông Hùng khẳng định: "Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm việc cần mẫn, khiêm tốn, cầu thị để tiếp thu cho được ý kiến của đại biểu Quốc hội và tinh hoa trí tuệ của nhân dân".
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, người đồng thời là Trưởng ban biên tập Dự thảo, Phan Trung Lý cho biết: "... Các vị đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với dự thảo và cho rằng Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã kịp thời nghiên cứu, giải trình, tiếp thu một cách nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của nhân dân".
Về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định trong Điều 4 Hiến pháp sửa đổi, ông Lý nói: “Tuyệt đại đa số ý kiến tán thành với quy định tại Điều này".
Góp ý của các đại biểu Quốc hội chỉ là chỉnh lý nhỏ, thí dụ thay quy định Đảng “chịu trách nhiệm về những quyết định của mình” bằng quy định Đảng “chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình”.
Trong khi đó, thư gửi Quốc hội ngày 15/11 của Nhóm khởi xướng và ủng hộ Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, còn gọi là Kiến nghị 72, nhận định "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước".





Bản Tin




BBC

'Thách báo nhà nước tranh luận về HP'

Cập nhật: 17:11 GMT - chủ nhật, 17 tháng 11, 2013
Đại diện nhóm kiến nghị 72
Tiến sỹ Quang A (thứ 3, trái, hàng sau) trong lần đầu tiên trao kiến nghị 72 cho chính quyền
Một đồng chủ xướng kiến nghị 72 về cải cách hiến pháp ở Việt Nam thách thức truyền thông chính thống của nhà nước Việt Nam tranh luận với ông về Hiến pháp.
Hôm 15/11/2013, nhóm chủ xướng kiến nghị 72 và những người ủng hộ đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam một bức thư và Bấmlời kêu gọi dừng việc thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đứng tên một Bấmbức thư gửi đích danh Chủ tịch Quốc hội, trong đó có kèm lời kêu gọi và danh sách 165 người ký tên tính tới ngày thứ Sáu, cho rằng nhóm kiến nghị và những người ủng hộ đã đạt được mục đích của mình, bất chấp việc chính quyền có quan tâm ý kiến của họ hay không.
"Chúng tôi cũng không cần họ trả lời, chúng tôi ra một lời kêu gọi và yêu cầu ông Sinh Hùng khi nhận được bản đó, thì gửi cho các Đại biểu Quốc hội,
"Về mặt giấy tờ nó là thế, nhưng tôi nghĩ rằng các Đại biểu Quốc hội có lẽ người ta cũng đã đọc được lời kêu gọi của chúng tôi rồi."
"Mục tiêu chủ yếu của nó là khởi động một phong trào học tập, một phong trào trong toàn dân, một phong trào tranh luận, nhất là trong giới trẻ, tìm hiểu về Hiến pháp, tranh luận, thảo luận, và đấy là đối tượng chính"
TS Nguyễn Quang A
Tiến sỹ Quang A cho rằng việc trông đợi chính quyền đảo ngược việc bỏ phiếu thông qua bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi là một việc 'hão huyền', tuy nhiên nhấn mạnh:
"Thực sự ngay từ đầu năm, khi kiến nghị 72 được khởi xướng ra, những người khởi xướng cũng không đặt mục tiêu hàng đầu là các đại biểu Quốc hội này người ta sẽ hiểu và thay đổi, hay là người ta sẽ làm ra một hiến pháp thực sự là hiến pháp."
Ông giải thích thêm rằng lẽ ra đòi hỏi đầu tiên là phải đòi hỏi 'có một chế độ bầu cử thực sự dân chủ' để người dân có thể bầu ra 'những đại biểu đích thực', và những đại biểu này khi được sự ủy thác của cử tri 'mới có quyền thảo ra một bản hiến pháp'.

'Thách thức tranh luận'

Tiến sỹ Quang A giải thích mục đích của kiến nghị 72:"Mục tiêu chủ yếu của nó là khởi động một phong trào học tập, một phong trào trong toàn dân, một phong trào tranh luận, nhất là trong giới trẻ, tìm hiểu về Hiến pháp, tranh luận, thảo luận, và đấy là đối tượng chính, chứ không phải đối tượng chính là các đại biểu Quốc hội, hay là giới chính quyền đương chức.
"Nếu có những sự biến chuyển gì đấy trong Quốc hội hay của giới cầm quyền đương chức, thì kết quả đó chắc chắn cũng sẽ được hoan nghênh, nhưng mà đó chỉ là kết quả phụ mà thôi, và với cách đặt vấn đề như thế, chúng tôi không lạ gì cách phản ứng của người ta."
Quốc hội Việt Nam khóa 8, kỳ họp thứ 6
Ông Quang A hy vọng các đại biểu Quốc hội đã biết được lời kêu gọi của nhóm kiến nghị 72
Khi được hỏi phải chăng đây chính là lý cớ mà có tờ báo trong nước, như tờ Quân đội Nhân dân, dựa vào đó để coi 'kiến nghị 72' là một dạng mưu đồ 'diễn biến hòa bình' chống phá chế độ và nhà nước cộng sản, ông Nguyễn Quang A nói:
"Tôi thách báo Quân đội Nhân dân tranh luận với chúng tôi. Còn vu cáo chúng tôi thì cái chuyện đó là chuyện thường nhật của báo Nhân dân và báo Quân đội (Nhân dân), không có gì là lạ cả."
Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện IDS (đã tự giải tán) nêu quan điểm: "Tôi chỉ hỏi những tác giả muốn cuộc chuyển đổi hòa bình, tức diễn biến hòa bình mà họ nói như vậy, hay là họ muốn diễn biến không hòa bình?"
"Bản thân chính ông tổ của họ là ông Marx, ông cũng nói rằng toàn bộ sự việc là sự thay đổi, đấy là cốt lõi của triết lý Marx."

'Tát nước theo mưa'

"Tại tuyên bố xã hội dân sự, họ đòi hỏi Đảng ta phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ chế độ "toàn trị" sang "dân chủ", mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp"
Quân đội Nhân dân
Đúng ngày Quốc hội khóa 8 của chính quyền khai mạc kỳ họp thứ 6, trong đó có nội dung thông qua bản dự thảo hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2013, tờ Quân đội Nhân dân đã đăng tải một bài báo kê gọi 'Cảnh giác trước lời kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp.'
Bài báo trong mục chính luận hôm 20/10/2013 nói: "Chúng ta phê phán hiện tượng lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để “cài đặt” những mưu đồ chính trị đen tối, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc."
Gọi một số phong trào dân sự trong nước là 'tát nước theo mưa', tờ báo viết: "Gần đây, xuất hiện những lời kêu gọi, những bản tuyên bố, kiến nghị của một vài nhóm người kiến nghị Quốc hội tạm dừng thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
"Một ví dụ điển hình của trào lưu 'tát nước theo mưa' là Tuyên bố xã hội dân sự ra đời ngày 23-9-2013, có nội dung cốt lõi liên quan đến sửa đổi Hiến pháp.
"Tại tuyên bố xã hội dân sự, họ đòi hỏi Đảng ta phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ chế độ 'toàn trị' sang 'dân chủ', mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp.
"Họ kiến nghị Quốc hội dừng thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm tinh thần từ những bản Dự thảo khác do chính các 'nhà dân chủ, cấp tiến' biên soạn."

'Phục tùng đa số'

GS Ngô Bảo Châu
Tờ Quân đội Nhân dân cũng trích dẫn ý kiến của GS Ngô Bảo Châu phát biểu về kiến nghị 72
Bài chính luận của báo BấmQuân đội Nhân dân cho rằng ý kiến của nhóm kiến nghị 72 chỉ là ý kiến của một thiểu số và phải tuân thủ nguyên tắc 'thiểu số phục tùng đa số'.
"Ngay cả bản dự thảo của nhóm 72 nhân sĩ, trí thức cũng đã được Ủy ban soạn thảo tiếp nhận, ghi nhận sự đóng góp và các hạt nhân hợp lý. Nhưng như thế không có nghĩa áp đặt, bắt buộc cơ quan lập pháp phải đưa quan điểm, nguyện vọng của số ít, của một nhóm người thay cho ý chí, nguyện vọng của hàng chục triệu người."
Bài báo cũng dẫn ý kiến của Giáo sư Ngô Bảo Châu, một đồng chủ trì trang "BấmCùng viết Hiến pháp" trong khi phản biện quan điểm của nhóm kiến nghị 72:
“…Có người đồng ý với bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng, có người không. Cá nhân tôi không đồng ý với việc bắt buộc mọi người phải phát biểu ý kiến của mình về bản Dự thảo Hiến pháp của 72 nhân sĩ, rồi mới có quyền phát biểu về Hiến pháp,” ông Ngô Bảo Châu được báo Quân đội Nhân dân trích lược nói.
Hôm thứ Năm, lời kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi của nhóm kiến nghị 72 và những người ủng hộ nêu quan điểm:
"Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước.
"Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát," lời kêu gọi này viết.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan






                                                                                                            




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét